Nhiều bí ẩn trong bức thư họa “triệu đô” vẽ Phật hoàng Trần Nhân Tông
Bức thư họa được vẽ trong hoàn cảnh nào, tại Trung Quốc hay tại Việt Nam? Thân phận thật sự của Trần Giám Như? Trần Quang Chỉ – chủ nhân của bức họa đã mời các danh sĩ nhà Minh đề thơ, lời dẫn có phải là người mang dòng máu hoàng tộc nhà Trần?
Ngoài những giá trị về văn hóa lịch sử, bức thư họa này từng khiến cộng đồng quốc tế bất ngờ vì bản phục chế của nó (không phải bản gốc) được mua với giá 1,8 triệu USD.
Một buổi tọa đàm về bức thư họa vẽ Phật hoàng Trần Nhân Tông đã được tổ chức tại Huế với sự tham gia của rất đông các học giả trong giới nghiên cứu văn hóa, học thuật Huế, những người yêu lịch sử, sinh viên sử học. Tại buổi tọa đàm, các học giả và người yêu mến lịch sử đã được tận mắt thưởng lãm bức thư họa qua một phó bản hoàn chỉnh.
Nhà nghiên cứu cổ vật, diễn giả Trần Đình Sơn giới thiệu phó bản bức thư họa
ĐĐ.TS Thích Không Nhiên chia sẽ: “Ngay khi Bắc Kinh bắt đầu bán đấu giá bản phục chế thì chúng tôi đã theo dõi và tìm mọi cách để có được 1 phó bản bức thư họa quý giá này”
700 năm chìm nổi
Bức họa được sáng tác vào năm 1363 bởi họa sư Trần Giám Như, sau đó được các danh sĩ đời Minh viết thêm lời bình dẫn, tôn vinh. Tác phẩm là họa phẩm tranh thủy mặc kết hợp nghệ thuật thư pháp đặc sắc đã tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật hoàn hảo không chỉ có giá trị văn hóa mà còn có giá trị lịch sử to lớn.
Video đang HOT
Khung cảnh đoàn người đến đón phật hoàng Trần Nhân Tông
Phật hoàng Trần Nhân Tông (người ngồi võng) với tướng mạo đẹp toát lên nét phật, nét thần
Năm 1922, bức thư họa được Phế đế Phổ Nghi bí mật đưa ra ngoài và lưu lạc cho đến năm 1949 mới được đem về cất giữ tại Bảo tàng Liêu Ninh (Trung Quốc). Cho đến trước tháng 4/2012 những gì được biết về bức thư họa vẫn chỉ là những lời miêu tả, ghi chép trên văn bản.
Bản phục chế giá triệu đô
Vào tháng 4/2012 sau nhiều năm được cất giấu trong viện bảo tàng, bức thư họa được ra mắt công chúng và giới học thuật hiện đại thông qua một bản phục chế bằng kỹ thuật cao cấp. Trong cuộc đấu giá, bản phục chế bức thư họa có khởi điểm 160 USD, nhưng cuối cùng qua nhiều vòng đã được mua với tổng số tiền lên đến 1,8 triệu USD.
Người xem được thưởng lãm phó bản bức thư họa giá triệu đô
Nguyên bản bức thư – họa này có kích thước 961×28cm (phần tranh 316 x 28 cm). Vẽ trên chất liệu giấy xuyến bằng loại hình tranh thủy mặc với hai màu đen trắng. Tranh vẽ tất cả 82 nhân vật gồm đoàn người xuống núi và đoàn người đến đón. Nhân vật chính trong bức họa là Phật hoàng Trần Nhân Tông với những đặc trưng trên gương mặt: mày dài, tai to, tay cầm tràng hạt.
Những bí ẩn chưa có lời giải
Nội dung trong tranh tạo nên những góc nhìn đặc biệt cần các học giả tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra những bí ẩn lịch sử được thể hiện trong sử liệu này.
Những bí ẩn đó gồm: Bức thư họa được vẽ trong hoàn cảnh nào, tại Trung Quốc hay tại Việt Nam? Thân phận thật sự của Trần Giám Như? Trần Quang Chỉ – chủ nhân của bức họa đã mời các danh sĩ nhà Minh đề thơ, lời dẫn có phải là người mang dòng máu hoàng tộc nhà Trần? Liệu có khả năng tìm ra một cộng đồng người Việt họ Trần lưu lạc sang Trung Quốc thời ấy hay không ?…
Toàn bộ bức thư họa với nhiều bí ấn chưa được giải đáp
Kết thúc buổi tọa đàm, Nhà nghiên cứu cổ vật có tiếng, diễn giả Trần Đình Sơn đã đúc kết: “Quá khứ và văn hóa nước nhà vẫn còn nhiều mảnh vỡ, những bí ẩn chưa tìm được lời giải đáp, việc tìm kiếm, sưu tầm và giải mã những mảnh vỡ này sẽ góp phần phục dựng bức tranh lịch sử – văn hóa nước ta”.
Theo Dantri
Tưởng niệm 704 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn
Chuỗi hoạt động Lễ tưởng niệm 704 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn được mở đầu bằng nghi thức cung nghinh tượng Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông tại Thiền viện Sùng Phúc, diễn ra từ ngày 26/11 đến ngày 9/12/2012.
Hòa thượng Thích Trí Tịnh - Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo (HĐTS TWGHPG) Việt Nam - vừa có văn bản hướng dẫn tổ chức lễ tưởng niệm lần thứ 704 Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn. Theo đó, để tôn vinh những công đức của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông đối với dân tộc và đạo pháp, đại lễ tưởng niệm sẽ chính thức đồng loạt diễn ra vào lúc 8 giờ ngày 13/12 (tức ngày 1/11 âm lịch) trong cả nước. Riêng văn phòng Trung ương Giáo hội sẽ phối hợp với Thành hội Phật giáo TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm tại trụ sở Trung ương Giáo hội.
Pho tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông bằng ngọc bích lớn nhất Việt Nam được cung nghinh về Thiền viện Sùng Phúc trước khi đến non thiêng Yên Tử.
Mở đầu cho chuỗi hoạt động, sáng ngày 26/11, Thiền viện Sùng Phúc (Long Biên - Hà Nội) đã long trọng cử hành nghi thức cung nghinh tôn tượng Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Sơ Tổ Thiền Phái Trúc Lâm. Tôn tượng được an trí tại lễ đài để nhân dân, phật tử gần xa đến chiêm bái từ ngày 26/11 đến ngày 9/12/2012, trước khi được thỉnh lên Yên Tử (Quảng Ninh).
Hàng trăm người dân và phật tử tham gia hoạt động mở đầu cho Đại lễ 704 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn tại Thiền viện Sùng Phúc.
Ông Nguyễn Trung Hải - Giám đốc BQL khu di tích danh thắng Yên Tử - cho biết, BQL đang phối hợp với phía nhà chùa hoàn thành công tác chuẩn bị chu đáo nhất cho ngày lễ kỷ niệm 704 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn để đón nhân dân, du khách thập phương và bà con phật tử về với non thiêng Yên Tử vào ngày đại lễ 13/12 tới.
Trong lịch sử nước nhà, vua Trần Nhân Tông là một trong những vị vua thiên tài, anh hùng dân tộc. Ngài cũng là vị vua duy nhất trên thế giới từ bỏ ngôi vua để đi tu và đắc đạo, thống nhất được Phật giáo Việt Nam bấy giờ và hình thành tổ chức Giáo hội Trúc Lâm mang đậm nét Phật giáo Việt Nam. Qua những cống hiến của vua Trần Nhân Tông đối với dân tộc và đạo pháp, nhân dân, Tăng Ni, Phật tử tôn vinh Ngài là vị Vua Phật Việt Nam.
Theo Dantri
Vó ngựa trong mây Tiếng ngựa thồ gõ vào chân mây thậm thịch từ sáng sớm, dấu hiệu đoàn người thồ hàng đang lầm lũi trên "đường chỉ" nhỏ độc đạo tiến sâu vào vùng thâm sơn xã Cao Phạ (Mù Cang Chải, Yên Bái) mây mù. Chuyến sáng mang mắm muối, mì tôm, dầu, gạo. Khi quay ra lúc chiều về, lưng ngựa chất đống quặng...