Nhiều bệnh viện xử lý rác y tế kiểu thủ công
Bộ TN-MT cho biết, hiện nay, cả nước có 13.640 cơ sở y tế các loại, với tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế vào khoảng 450 tấn/ngày.
Đặc biệt, mỗi ngày phát sinh khoảng 47 tấn là chất thải rắn y tế nguy hại. Ước tính, đến năm 2015, lượng chất thải rắn y tế thải ra môi trường là 600 tấn/ngày. Tương tự, lượng chất thải lỏng phát sinh tại các cơ sở y tế có giường bệnh hiện nay trên 125.000m/ngày đêm. Trong khi tỷ lệ bệnh viện thực hiện phân loại chất thải rắn y tế chiếm 95,6% nhưng chỉ có 50% các bệnh viện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế đạt yêu cầu theo Quy chế quản lý chất thải y tế. Hiện nay, chất thải y tế ở Việt Nam được xử lý bằng 2 phương án là đốt và chôn lấp. Trong đó vẫn còn 30,8% bệnh viện xử lý chất thải y tế bằng lò đốt 1 buồng, thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn lấp trong khuôn viên của bệnh viện.
Theo ANTD
Xóm Trường Hạnh- làng sinh thái điển hình
Sau khi được Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) phối hợp với Trung tâm đào tạo và truyền thông môi trường (CETAC) - Tổng cục Môi trường tài trợ kinh phí và hỗ trợ xây dựng, xóm Trường Hạnh (thuộc xã Xuân Trường, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) đã trở thành hình mẫu điển hình về làng sinh thái.
Lãnh đạo TMV (trái) trao tặng giải thưởng ý tưởng môi trường
Ngày 19-12, TMV, CETAC và UBND xã Trường Hạnh đã tổ chức Lễ tổng kết 1 năm thực hiện dự án "Hỗ trợ xây dựng làng sinh thái tại xóm Trường Hạnh". Đây là dự án thứ ba trong Dự án tổng thể hỗ trợ xây dựng mô hình làng sinh thái đã được TMV bắt đầu thực hiện từ năm 2009 và là một trong các hoạt động bảo vệ môi trường nằm trong khuôn khổ chương trình Go Green - Hành Trình Xanh do TMV, Tổng Cục Môi Trường và Bộ Giáo Dục & Đào Tạo phối hợp thực hiện kể từ năm 2008.
Xóm Trường Hạnh nằm trên đường ven biển Hà Tĩnh, với ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và một số ngành nghề thủ công khác, với tổng số hộ nghèo chiếm tới 22,8% và số hộ cận nghèo chiếm 21,6%. Người dân trong xóm phải chịu ảnh hưởng nặng nề do khói bụi của các lò gạch, với hàng chục trường hợp tử vong vì bệnh ung thư (phổi, gan) và các bệnh hiểm nghèo khác. Xóm Trường Hạnh cũng đang tồn đọng rất nhiều vấn đề về vệ sinh và hệ sinh thái ô nhiễm như vấn đề nước sinh hoạt, vấn đề trong vệ sinh và xử lý rác thải, các vấn đề tồn đọng trong phát triển và xây dựng làng nghề, chăn nuôi...
Trồng cây lưu niệm tại xóm Trường Hạnh
Trước tình trạng đó, từ tháng 6-2012, TMV đã cùng với CETAC phối hợp thực hiện hỗ trợ xây dựng làng sinh thái tại xóm Trường Hạnh. Sau hơn 1 năm triển khai, dự án không những đã góp phần giải quyết các vấn đề môi trường còn tồn tại của địa phương, mà còn giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư trong việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên đất và nước, khắc phục điều kiện tự nhiên khó khăn và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây một cách đồng bộ. Dự kiến, dự án hỗ trợ xây dựng làng sinh thái tại xóm Trường Hạnh sẽ được tiếp tục duy trì trong giai đoạn 2012 - 2013.
Theo ANTD
90% chất thải nguy hại không biết đi đâu, về đâu Đổi chất thải nguy hại từ hộ gia đình lấy quà tại Ngày hội tái chế TP.HCM - Ảnh: Mai Vọng PGS.TS Lê Thanh Hải - Phó viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM) - đã cho biết như vậy tại hội thảo Hiện trạng và lựa chọn công nghệ xử lý chất thải công nghiệp, chất thải...