Nhiều bệnh viện kêu thiếu thuốc điều trị trong lọc máu cấp cứu
Loại thuốc cần sử dụng trong phương pháp lọc máu/thẩm tách máu liên tục để cấp cứu các bệnh nhân nặng có nguy cơ tử vong cao tại các khoa Hồi sức tích cực, như suy thận, suy gan, rối loạn đông máu, viêm tụy cập hoại tử, ngộ độc cấp nặng… đang bị thiếu.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, những ngày vừa qua, một số Sở Y tế và bệnh viện trên toàn quốc đã phản ánh việc thiếu thuốc Prismasol B0 trong điều trị. Đây vốn là loại thuốc quan trọng dùng trong cấp cứu, hồi sức với các bệnh nhân suy gan, suy thận, rối loạn đông máu, ngộ độc cấp…
Trước tình hình này, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ngày 6/9 đã có công văn khẩn gửi các Sở Y tế và bệnh viện trên toàn quốc về việc cung ứng thuốc Primasol B0.
Trước đề nghị của các bệnh viện về việc cung ứng thuốc Prismasol B0, Cục Quản lý Dược cho biết hiện tại Việt Nam chưa có thuốc nào có cùng hoạt chất, đường dùng với thuốc Primasol B0 đã được cấp giấy đăng ký lưu hành.
Tuy nhiên, Cục Quản lý Dược đã cấp giấy phép nhập khẩu thuốc thuốc Primasol B0 cho Công ty TNHH MTV Vimexdimex Bình Dương với số lượng 60.000 thùng (2 túi dịch 5L/thùng).
Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Vimexdimex Bình Dương thì hiện Công ty này đã nhập 19.819 thùng và còn lại 40.181 thùng đang được làm thủ tục thông quan.
Video đang HOT
Để đảm bảo cung ứng thuốc thuốc Prismasol B0 kịp thời cho nhu cầu điều trị, Cục Quản lý Dược đề nghị các Sở Y tế khẩn trương chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh có nhu cầu sử dụng thuốc Prismasol B0 chủ động liên hệ kịp thời với các đơn vị nhập khẩu, phân phối thuốc thuốc Prismasol B0 để đặt hàng, mua sắm kịp thời.
Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế cũng chủ động liên hệ với các đơn vị nhập khẩu, phân phối thuốc thuốc Prismasol B0 để đặt hàng.
Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu các cơ sở đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc cấp phép nhập khẩu thuốc Prismasol B0 cần liên hệ với các đơn vị liên quan để sớm hoàn thiện hồ sơ đăng ký thuốc/hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc Primasol B0 theo yêu cầu của Cục quản lý Dược,
Cục Quản lý Dược cũng đề nghị các cơ sở nhập khẩu, phân phối thuốc thuốc Primasol B0 trước mắt ưu tiên cung ứng thuốc cho các cơ sở khám, chữa bệnh có công văn đề nghị cung ứng thuốc Prismasol B0nói trên và cho các cơ sở khám, chữa bệnh khác có báo cáo thiếu thuốc Prismasol B0.
Tú Anh
Theo Dân trí
Sản phụ bị sản giật vỡ gan, suy gan suy thận cấp được cứu sống
Một sản phụ trên đường đến bệnh viện để sinh con thì lên cơn co giật, khi nhập viện, bác sĩ chẩn đoán sản phụ bị sản giật vỡ gan, suy gan, suy thận cấp.
Bệnh nhân có bệnh cảnh rất nặng, nguy cơ tử vong rất cao lần đầu tiên được ghi nhận ở Phú Yên đã được các bác sĩ chuyên khoa Sản, Phẫu thuật - Gây mê hồi sức, Ngoại Tổng quát và Hồi sức tích cực - Chống độc phối hợp cứu sống.
Thông tin trên Báo Phú Yên, ngày 29/7, Sản phụ Nguyễn Thị Diễm Hằng (SN 1994, ở thôn Mỹ Phú, xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, Phú Yên) trên đường được đưa đến Bệnh viện Sản - Nhi Phú Yên để sinh con đầu lòng thì lên cơn co giật.
Khi nhập viện, bệnh nhân bị phù và co giật toàn thân, nhịp tim rất nhanh (120 lần/phút), huyết áp cao (180/110mmHg).
Tại bệnh viện, sản phụ được chẩn đoán bị sản giật và chuyển dạ, thai 40 tuần, các bác sĩ xử trí sản giật, 30 phút sau thì tiến hành mổ lấy thai.
Sản phụ vỡ gan do sản giật được điều trị, chăm sóc tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Phú Yên - Ảnh: LÂM VY
Tuy nhiên, sau đó bệnh diễn tiến nặng hơn. Bệnh nhân có hiện tượng choáng chưa rõ nguyên nhân, nghi do mất máu.
Lãnh đạo Bệnh viện Sản - Nhi Phú Yên đã mời bác sĩ chuyên khoa Ngoại Tổng quát (Bệnh viện Đa khoa Phú Yên) đến hội chẩn. Thầy thuốc hai bệnh viện thống nhất theo dõi tổn thương gan, nghi vỡ gan do sản giật. Bệnh nhân choáng nặng, tụt huyết áp, trụy mạch, vật vã, được chỉ định mổ cấp cứu, tuy nhiên đây là một ca mổ khó khăn với các bác sỹ vì gan của bệnh nhân bị vỡ, rất khó cầm máu.
Ngày 30/7, các bác sỹ 2 bệnh viện tiếp tục hội chẩn và chẩn đoán bệnh nhân bị rối loạn đông máu, suy gan, suy thận cấp và được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (Bệnh viện Đa khoa Phú Yên) để chạy thận nhân tạo cấp cứu 2 lần.
Sau 10 ngày điều trị, sản phụ tỉnh táo, tiếp xúc tốt, ăn uống được, chức năng gan và thận đang phục hồi. Con của anh Anh chị Hằng được đặt tên là Nguyễn Bảo Gia Phúc, sức khỏe ổn định và đã được người thân đưa về nhà chăm sóc.
Sản giật là sự khởi đầu của cơn động kinh (co giật) ở một người phụ nữ bị tiền sản giật. Tiền sản giật là một chứng rối loạn thai nghén khi sản phụ có huyết áp cao, có một lượng lớn protein trong nước tiểu hoặc rối loạn chức năng nội tạng khác.
Co giật có thể xảy ra trước, trong và sau khi sinh con. Thông thường sản giật xảy ra trong nửa thứ hai của thai kỳ.
Các cơn động kinh là loại tonic-clonic và thường kéo dài khoảng một phút. Sau khi co giật sản phụ thường có một khoảng thời gian rối loạn hoặc hôn mê. Các biến chứng bao gồm viêm hút phổi, xuất huyết não, suy thận, và ngừng tim.
Tiền sản giật và sản giật là một phần của một nhóm các triệu chứng lớn hơn được gọi là các chứng cao huyết áp trong thời kỳ mang thai- một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong trong thời kỳ mang thai.
Tiền sản giật ước tính ảnh hưởng đến khoảng 5% các ca sinh nở trong khi sản giật ảnh hưởng đến khoảng 1,4% ca sinh nở. Trong các nước phát triển tỷ lệ này là khoảng 1 trong 2.000 ca sinh nở do chăm sóc y tế được cải thiện.
Theo www.giadinhmoi.vn
Bệnh nhân ung thư được BHYT chi trả tiền thuốc khi điều trị thế nào? Tại dự thảo Thông tư ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc tân dược thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia (BHYT), Bộ Y tế đã đề xuất quy định thanh toán đối với nhóm thuốc điều trị ung thư. Đối với các thuốc trong nhóm điều trị ung thư, chỉ được sử dụng...