Nhiều bệnh truyền nhiễm nguy cơ lây lan dịp Tết
Bộ Y tế cảnh báo các bệnh lây qua đường hô hấp và tiêu hóa, đặc biệt là cúm A/H5N6, bùng phát dịp Tết nguyên đán.
Ảnh minh họa
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), thời tiết mùa xuân và sự gia tăng giao lưu đi lại trong dịp Tết và mùa lễ hội là điều kiện rất thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây lan.
Tại Việt Nam, một số bệnh có số bệnh nhân nhiều hoặc tăng tại một số địa phương cuối năm 2018. Trong đó, bệnh cúm A/H5N6 trên gia cầm ghi nhận rải rác các nơi.
Video đang HOT
Thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong thời gian này, tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp. Các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi như MERS-CoV tiếp tục ghi nhận tại khu vực Trung Đông. Bệnh sởi xảy ra tại nhiều quốc gia khu vực châu Âu, trong đó có một số nước đã công bố loại trừ bệnh sởi.
Các chủng cúm gia cầm độc lực cao có nguy cơ bùng phát tại một số quốc gia trong khu vực vào mùa xuân và xâm nhập vào Việt Nam.
Vì vậy, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe người dân. Các đơn vị y tế dự phòng tăng cường giám sát khu vực cửa khẩu và cộng đồng, phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ bệnh và bệnh xâm nhập.
Lê Nga
Theo VNE
Nhiều bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp mùa lễ tết 2019
Thời tiết mùa xuân và sự gia tăng giao lưu đi lại trong dịp Tết và mùa lễ hội là điều kiện rất thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây lan, bùng phát, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, tiêu hóa.
Các bệnh lây qua đường hô hấp, tiêu hóa rất dễ bùng phát trong thời gian lễ tết đầu năm 2019 - ẢNH: QUỲNH CHI
Hôm nay (3.1), theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm lưu hành vẫn diễn biến phức tạp, có số mắc cao hoặc gia tăng cục bộ tại một số địa phương trong những tháng cuối năm 2018, đầu năm 2019.
Theo đó, bệnh cúm A/H5N6 trên gia cầm vẫn ghi nhận rải rác tại một số địa phương.
Thời tiết mùa xuân và sự gia tăng giao lưu đi lại trong dịp Tết và mùa lễ hội là điều kiện rất thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây lan, bùng phát, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, tiêu hóa.
Trong khi đó, theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong thời gian này, tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi như MERS-CoV tiếp tục ghi nhận tại khu vực Trung Đông, bệnh sởi xảy ra tại nhiều quốc gia khu vực châu Âu, trong đó có một số nước đã công bố loại trừ bệnh sởi.
Các chủng cúm gia cầm độc lực cao vẫn có nguy cơ bùng phát tại một số quốc gia trong khu vực vào mùa xuân và xâm nhập vào nước ta.
Vì vậy, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, cơ quan y tế các địa phương cần chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe người dân trong dịp Tết và mùa lễ hội năm 2019. Trong đó, các đơn vị y tế dự phòng tăng cường hoạt động giám sát tại khu vực cửa khẩu và cộng đồng nhằm phát hiện sớm các trường hợp bệnh nghi ngờ, trường hợp bệnh xâm nhập.
Đặc biệt là các ổ dịch cũ, các trường hợp về nước từ vùng có dịch cần tổ chức cách ly, quản lý kịp thời. Đồng thời, xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh, lưu ý các bệnh cúm gia cầm, ho gà, sởi, rubella, tiêu chảy cấp, tay chân miệng, sốt xuất huyết, không để dịch bệnh bùng phát và lan rộng.
Người dân cần chủ động bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa các bệnh dễ lây truyền trong tháng này, gồm: các bệnh lây qua đường hô hấp như bệnh sởi, cúm; các bệnh dịch lây truyền qua đường tiêu hóa; thực hiện vệ sinh cá nhân, bảo đảm an toàn thực phẩm và tiêm vắc xin phòng bệnh.
Theo thanhnien
30 trẻ nhập viện sau khi tiêm vắc xin ComBE Five Tại tỉnh Bình Định có 30 trường hợp nhập viện sau khi tiêm vắc xin ComBE Five do sốt cao, trong đó có 5 trường hợp bị tím tái, khó thở. Nam Sơn Ngày 31.12, ông Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định, cho biết tất cả các trường hợp trẻ em trên địa bàn tỉnh nhập viện sau...