Nhiều bệnh nhân ung thư từ chối điều trị vì quá nghèo
Nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư từ chối điều trị vì quá nghèo, có những trường hợp cán bộ y tế phải quyên tiền giúp bệnh nhân và người nhà có đủ kinh phí trở về quê nhà.
Đây là nhận định của Bộ Y tế và Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng tại buổi lễ phát động chiến dịch nhắn tin ủng hộ bệnh nhân ung thư nghèo, Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng trên đầu số 1405 diễn ra tại Hà Nội sáng 6/9.
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Ngành ung thư ước tính hàng năm trên toàn quốc có khoảng 150.000 ca mới mắc và trên 75.000 người tử vong vì căn bệnh này.
Nhiều bệnh nhân ung thư từ chối điều trị vì quá nghèo, chi phí điều trị lớn (Ảnh minh họa: C.Q)
Xu hướng mắc bệnh không những gia tăng ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. Ung thư có thể mắc ở mọi lứa tuổi, các vùng địa lý và mọi hoàn cảnh không kể giàu nghèo.
Điều đặc biệt là phần lớn người bệnh ung thư ở Việt Nam đến khám, chữa bệnh ở giai đoạn muộn và phần nhiều trong số họ rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn khi mắc căn bệnh này do chữa bệnh dài ngày, tốn kém ngay cả với bệnh nhân có BHYT.
Nhiều trường hợp nghèo khó đến thương tâm khi mà họ biết chắc là bệnh của mình hoặc người thân được chữa khỏi nếu có đủ tiền nhưng vẫn phải từ chối điều trị do quá khả năng kinh tế của gia đình.
Trên thực tế, không ít các trường hợp nhân viên y tế phải cùng quyên tiền giúp bệnh nhân và gia đình đôi khi chỉ để có đủ kinh phí trở về quê nhà.
Xuất phát từ thực tế này, được sự đồng ý của Bộ Thông tin và Truyền thông, nhằm phát huy nguồn lực xã hội của các tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày Mai tươi sáng , Bộ Y tế phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam và Cổng thông tin nhân đạo Quốc gia (Cổng 1400) tổ chức lễ phát động Chiến dịch nhắn tin ủng hộ Bệnh nhân ung thư nghèo trên đầu số 1405.
Chiến dịch nhắn tin ủng hộ bệnh nhân ung thư nghèo thông qua Quỹ Ngày mai tươi sáng diễn ra từ 0h00 ngày 01/09/2013 đến 24h00 ngày 31/10/2013 với cú pháp: NMTS gửi 1405; giá trị mỗi tin nhắn ủng hộ là 10.000 đồng/SMS.
Thông qua chiến dịch này, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng, Bộ Y tế mong muốn bắc thêm nhịp cầu để những tấm lòng từ thiện có thể đến được với các bệnh ung thư nghèo trên toàn quốc, đồng thời thể hiện lòng nhân ái, một phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam, khi những tổ chức và cá nhân có lòng hảo tâm bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với những mảnh đời không may mắn.
Video đang HOT
Bên cạnh việc nhắn tin theo cú pháp NMTS gửi 1405,các tổ chức cá nhân có thể ủng hộ kinh phí cho chương trình thông qua một trong các địa chỉ sau : Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng, tài khoản số: (VNĐ) 142 020 100 5350 (USD) 142 010 100 5366 Tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội, 23B Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội Ví điện tử – Cổng thanh toán VCT Pay trên trang Website : www.ngaymaituoisang.vn và ungbuou.vn Địa chỉ nhận ủng hộ trực tiếp: Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng Tầng 5, nhà D, 43 Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04.66806969, Fax: 04.39785596 Email: quyngaymaituoisang@gmail.com
C.Quyên
Theo_VietNamNet
Bí ẩn đình thiêng
Buồn lắm, ai hỏi đến lại càng buồn, ai đời đình to thế này mà không biết gì về thành hoàng. Buồn mà vô vọng...
Ông thủ từ (trái) giới thiệu bia cổ
Hoành phi, câu đối thờ ở Đình Hạ, làng Văn La, xã Văn Võ (Chương Mỹ, Hà Nội) cho hay, Thành hoàng là vị công lao hiển hách, đi sứ Tàu, dẹp quân Chiêm, được Vua nể trọng, chức tước đứng đầu vương hầu... Vậy mà người dân địa phương hiện nay không còn biết Thành hoàng làng mình là ai, công danh sự nghiệp thế nào, dù vẫn cảm nhận thấy sự linh thiêng, bí ẩn.
Đình thiêng
Về thăm quê một đồng nghiệp trong báo, chúng tôi được dẫn ra thăm đình. Đình Hạ tọa lạc trong một không gian yên tĩnh, từ đường làng, qua nghi môn là một đoạn đường sạch sẽ, hai bên cây lá xanh tươi, tạo cho ngôi đình vẻ ý tại ngôn ngoại, tách biệt với ồn ã ngoài kia một cách hữu ý. Đình mang phong cách cuối thời Nguyễn, không thuộc thế hệ đình làng thế kỷ XVI-XVII như đình Đình Bảng, đình Chu Quyến, đình Tây Đằng, đình Hữu Bằng... có bục đình, lan can con tiện chạy quanh. Đình Văn La kiểu chữ Nhị (=) còn giữ được nguyên không gian xưa cũ, hài hòa đẹp mắt và tuyệt không có yếu tố tân trang ngoại lai, chắp vá nào, như thảm họa đang diễn ra ở nhiều di tích khác. Những bức chạm tứ linh trên gỗ rất tinh xảo vẫn còn nguyên vẹn. Đình yên tĩnh, trang nghiêm, thoang thoảng hương hoa.
Văn khắc phối
Trước khi đi, bà chủ nhà Nguyễn Thị Nội là giáo viên hưu trí nói: Đình Hạ thiêng lắm, anh em nên ra thăm. Nhà tôi cứ có chuyện gì lo lắng là tôi lại ra cầu xin Thành hoàng phù hộ. Con đi thi, đi xin việc, rồi làm nhà, sinh đẻ... cứ ra đình cầu khấn xong là tôi thấy yên tâm và đúng là mọi việc được suôn sẻ. Ngài linh lắm!
Thủ từ là một cụ ông đẹp lão, hiền hậu mời chúng tôi vào đình. Vừa mở cánh cửa, chúng tôi thấy ngay những bức hoành phi câu đối chữ Hán, khảm trai, khảm ốc lấp lánh. Có nhiều câu đối lòng máng khảm dài đến gần 3 mét ôm lấy những cây cột lớn... Không ngờ một làng quê nghèo mà đình làng còn lưu giữ nhiều di vật quý giá, đánh dấu một thời kỳ phát đạt của địa phương như vậy. Thắp hương xong chúng tôi ngồi uống trà với ông Thủ từ. Ông là Nguyễn Văn Sĩ, con cái phương trưởng, khá giả cả, lại cẩn thận, chu đáo nên bà con tín nhiệm giao cho ông làm thủ từ đã mấy năm nay. Kế bên bàn nước có cái giường nhỏ, có đệm, có ti vi... Vậy là tối nào ông cũng ngủ trông đình. Ông kể, về hội làng hàng năm, vui lắm. Đặc biệt là đình rất thiêng, vài chục năm về trước kẻ gian vào đình cậy lấy trai ốc khảm trên câu đối để đem bán. Không biết run rủi thế nào mà lần cuối cùng hắn tự mang về trả. Nghe ông Thủ từ nói thế đó tôi mới để ý, đúng là có những đôi câu đối đã đã bị cạy nham nhở...
- Thưa bác, đình làng ta thờ vị nào ạ?
- Nói thật với anh, chúng tôi không biết danh hiệu ngài... Ông Sĩ nói như hụt hơi mà mắt thì buồn rười rượi. Câu hỏi của tôi như vô tình chạm vào nỗi u uẩn của cả làng Văn La này mấy chục năm qua.
Hậu cung
Mấy chục năm nay dân làng Văn La tiếp nối cha ông vẫn nhất tâm hương khói, thờ phụng thành hoàng nhưng thần tích, văn tế thì bọn trộm lấy mất. Hoành phi, câu đối, bia đá có đấy nhưng nhìn như nhìn bức vách, chả ai hiểu trong đó có nội dung gì, vì các cụ bây giờ không biết chữ Hán. Thỉnh thoảng có người về đọc vài chữ, nói lại cũng biết loáng thoáng thôi, đâu có ghi chép gì. Buồn lắm, ai hỏi đến lại càng buồn, ai đời đình to thế này mà không biết gì về thành hoàng. Buồn mà vô vọng...
Dấu vết tiền nhân
Gương mặt đượm buồn của ông thủ từ hiền hậu và câu chuyện đầy ẩn ức của làng Văn La bỗng chốc ám ảnh tôi. Tôi thưa, tôi sẽ cố gắng để giúp các cụ có thể có thông tin về Thành hoàng và ngôi đình đẹp đẽ của mình. Ông Sĩ mừng lắm, ông dẫn tôi vào hậu cung. Hậu cung cách gian tiền tế một sân nhỏ, như một công trình biệt lập theo phong cách cuối Lê đầu Nguyễn. Trên trán của hậu cung có bốn chữ đắp nổi bằng sành sứ khá đẹp "Nam Quốc Phiên Hàn" - có thể hiểu Thần là rường cột, phò trợ cho nước Nam ta. Ngoài cửa gian hậu cung nhiều câu đối ca ngợi thành hoàng như: "Đức bác, thánh văn đằng vũ trụ/ Uy dương thần vũ chấn Hoa Di" nghĩa là: Đức lớn, văn hay vượt vũ trụ/ Oai lớn, võ mạnh chấn động cả ta lẫn Tàu.
Vào trong hậu cung tối mờ, chúng tôi thấy có pho tượng Thành hoành phẩm phục uy nghi, cũng được cung tiến vào mấy năm nay, bên cạnh là cỗ ngai và bài vị sơn son thiếp vàng nhưng rất tiếc là bài vị ... không có chữ. Soi đèn lên thượng lương xem năm dựng đình nhưng... thượng lương cũng không có chữ.
Trở lại tòa tiền tế, chữ trên nóc cho biết đình, hay chính xác là tòa tiền tế dựng ngày Trung thu năm Duy Tân - Ất Mão 1915. Câu hỏi đặt ra là tòa tiền tế và hậu cung có làm cùng thời điểm không, nếu tòa hậu cung có trước thì từ bao giờ. Nghi vấn đặt ra vì có đôi câu đối ghi lạc khoản (dịch): "Triều Bảo Đại, mùa đông năm Bính Tý (1936). Cựu Lý trưởng, nguyên Chánh hội Nguyễn Đức Mao làm lại như cũ" - còn vế phải ghi: "Triều Tự Đức, mùa thu năm Kỷ Mão (1879), Cựu Lý trưởng Nguyễn Đức Hòa cung tiến"... Như vậy là ít nhất năm 1879 làng Văn La đã có đình thờ Thành hoàng. Ngôi đình đó được thay thế bằng ngôi đình hiện nay hay hậu cung là đình cũ? Đình cũ ở nơi khác hay đình mới làm trên nền đình cũ?... Đó là những gợi ý chưa có câu trả lời, các cụ trong làng cho đến nay cũng không có manh mối nào.
Đọc những đôi câu đối treo trang nghiêm trên từng cây cột lớn, tôi thưa với ông thủ từ rằng, qua những chữ nghĩa này thì thấy Thành hoàng là người có sự nghiệp hiển hách, như một đôi câu đối ghi "Sứ Hán danh văn truyền Bắc địa/ Bình Chiêm võ liệt chấn Nam thiên" - Nghĩa là đi sứ sang Tàu, danh tiếng của ngài còn truyền trên đất Bắc/ Dẹp giặc Chiêm, võ công hiển hách chấn động trời Nam. Nghe vậy ông Sĩ mừng lắm...
Một đôi câu đối ghi: "Tướng công kiến hồng huân, sứ Hán bình Chiêm, danh thùy vũ trụ/ Sinh hương khâm vĩ liệt, Tán trị Phụ quốc, vị quán vương hầu" - Tạm dịch: Tướng công dựng nghiệp lớn lao, đi sứ sang Tàu, đánh dẹp quân Chiêm, danh tiếng bao trùm vũ trụ/ Quê hương khâm phục sự nghiệp của ngài, giúp vua giúp nước, đứng đầu vương hầu.
Có câu đối viết: "Trạc giáp đệ, sứ Hán kinh, bưu bính hùng văn, trung ngoại phục/ Tòng triệu tổ phù Lê đế, chấn dương nghĩa liệt, cổ kim truyền" - Tạm dịch nghĩa: Đỗ đạt cao, đi sứ Tàu, văn chương hào hùng, sâu sắc, trong ngoài đều khâm phục/ Theo triệu tổ giúp vua Lê, gương nghĩa liệt chói lòa, xưa nay truyền tụng...
- Như vậy là sự nghiệp của ngài rất hiển hách - ông Sĩ xúyt xoa nói. Xưa nay các cụ vẫn tin rằng ngài là người văn võ song toàn, có thế làng mới tên là Văn La, xã mới tên là Văn Võ. Tin là thế, nghĩ là thế thôi, nào ngờ chữ nghĩa các cụ để lại thế này.
- Vâng, hay câu đối này viết: "Hiển Lê triều phụ dực nguyên huân, hổ thị ưng dương, cái thế anh hùng, Thiên tử trọng/An phiên giới danh văn ngoại quốc, hà thanh hải yến, thái bình cảnh tượng thánh nhân sinh" nghĩa là: Phò trợ triều Lê, lẫm liệt công đầu, như hổ phục ưng bay, cái thế anh hùng, nhà vua nể trọng/ Giữ yên biên giới, ngoại quốc vang danh, tựa bể lặng sông trong, cảnh tượng thái bình, Thánh nhân xuất hiện. Vậy là Thành hoàng từng trị nhậm ở vùng biên viễn, giữ vững bờ cõi, danh tiếng vang vọng cả nước lân bang, ở triều đình là bậc công lao hàng đầu, vua cũng nể trọng.
- Ôi trời... Ngài thật là lẫm liệt. Câu đối này làm năm nào hả anh?
- Câu đối làm năm 1943, đặc biệt là do quan Tri châu châu Thanh Sơn soạn, mà học trò của thầy đồ họ Nguyễn trong làng cung tiến.
Theo những dòng chữ Hán lấp lánh và ngoạn mục trên câu đối, Thành hoàng là người có công bình Chiêm. Trong lịch sử Việt Nam, Chiêm Thành nhiều lần quấy rối, xâm lấn nước ta, chúng từng đánh đến tận Thăng Long, nên bình Chiêm là một trong những võ công quan trọng của các triều đại. Phải đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông thân chinh cầm quân ra trận mới chiếm được thành Đồ Bàn, bắt được vua Chiêm là Trà Toàn, đặt tên vùng đất mới là thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Bình, việc bình Chiêm mới chấm dứt. Vậy Thành hoàng Văn La có công bình Chiêm, năm nào thì chưa rõ, nhưng phải từ 1471 trở về trước.
Thọ Dương hầu
Ông Sĩ đưa tôi ra xem tấm bia cổ dựng trong một nhà bia tám mái, phía trên có chữ "Vọng vân đài" rất ngoạn mục, đối diện với gian giữa của đình. Xưa nay bia ghi công đức thường ở chỗ khiêm tốn hơn, hai bên tả hữu hay sau đình, vì sao tấm bia này lại được đặt ở một vị trí đặc biệt như vậy. Điều đó khiến tôi tò mò. Lạ hơn nữa là bia "Phổ thí huệ điền bi" - Phổ thí là chữ nhà Phật, nghĩa là cúng ruộng vào chùa. Đặc biệt là bia có tuổi thọ cao hơn mốc 1915 và 1789 nhiều, dòng chữ ngoài cùng bên trái cho thấy bia dựng ngày 25 tháng Bảy năm Khánh Đức thứ 3 (1561) đời vua Lê Thần Tông.
Ông Sĩ cho hay, bia có từ xưa, vẫn để nguyên như vậy, nhưng vì sao bia cúng ruộng vào chùa mà lại dựng ở đình, mà đình và chùa cách xa nhau thế này thì ông không biết. Tôi cẩn thận chụp lại tấm bia và về nhà tranh thủ dịch, chữ nào không hiểu thì lên hỏi sư phụ là cụ Lỗ Công Nguyễn Văn Bách để có thể sơ lược nắm được nội dung bia, kịp đáp ứng mong mỏi của các cụ làng Văn La đang chuẩn bị Hội làng đầu tháng Ba âm lịch.
Tấm bia cho biết nhiều thông tin quý giá: Xã Văn La huyện Chương Đức, phủ Ứng Thiên, quan Tán trị công thần, Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân Cẩm Y vệ đô chỉ huy sứ ty Đô chỉ huy sứ cai các giám kiêm tri Thủy sư thự vệ sự, Thọ Dương hầu Nguyễn Sĩ Chiêu và vợ là Đặng Thị Thắng cúng ruộng vào chùa để cầu phúc... Số ruộng cúng là 10 mẫu 7 thước tám tấc, ruộng hương hỏa 5 sào và cái ao 5 sào, gọi là ruộng Tam bảo. Nay lập bia này để ghi lại rõ ràng, đầy đủ. Xin giao phó cho dân làng giám sát và gìn giữ để tài sản này được dùng vào việc cúng Tam bảo mãi mãi.
Qua văn bia dựng này có thể thấy, chùa làng Văn La ít ra là từ thế kỷ thứ 16 trở về trước, vì bia không nói đến cúng ruộng xây chùa, mà chỉ cúng để làm tài sản hương hỏa. Nếu tấm bia vẫn dựng ở nơi này từ hồi đó, không có sự chuyển dịch thì ngôi đình hiện nay dựng trên đất mà Thọ Dương hầu cúng cho chùa chăng?!
Đục chạm gỗ đẹp mắt còn nguyên vẹn
Văn bia nêu quan Thọ Dương hầu trong số ruộng cúng vào chùa có ruộng hương hỏa 5 sào. Vậy thì có thể suy luận Thọ Dương hầu là người địa phương. Tiếc rằng, hỏi các cụ thì không thấy dòng họ nào thờ cúng Thọ Dương hầu. Ông thủ từ cho hay dòng họ Nguyễn nhà ông từ 7-8 đời trước đều lót chữ Sĩ nhưng sau đó thì lót chữ văn, không dám chắc ngài có phải tiên tổ của dòng họ không. Với tước vị như vậy, Thọ Dương Hầu là người đứng đầu võ quan của triều đình, hàm Chánh nhất phẩm. Một vị như thế cúng ruộng cho làng, có thể được thờ làm hậu thần, mà làng không còn biết gì về Thọ Dương hầu cũng là điều lạ lùng.
Một điều đáng suy ngẫm nữa và là gợi ý rất lớn là câu đối thờ trong đình có nói đến công trạng của thần với chữ "Tán trị, phụ quốc" - đây cũng là chức tước của Thọ Dương hầu, nên phải chăng ngài chính là Thành hoàng được thờ tại đình? Suy luận này rất có cơ sở, và lý giải nguyên do bia cúng ruộng vào chùa lại đặt ở giữa ngôi đình này.
**
Một câu hỏi khác luôn ám ảnh tâm trí chúng tôi là hoành phi, câu đối ở đình Hạ đều làm những năm Bảo Đại, từ 1925 đến 1943, như vậy là khi đó dân làng hiểu rất rõ về hành trạng, sự nghiệp của Thành hoàng. Tại sao chỉ sau bảy tám chục năm mà dân làng không còn biết bất cứ thông tin nào về Thành hoành và ngôi đình thiêng của mình. Quả là sự đứt quãng văn hóa truyền thống đáng kinh ngạc.
Ngoài đình Hạ, làng Văn La còn có đình Thượng cũng làm đầu thế kỷ XX rất lớn, có ngôi chùa cổ kính còn giữ nguyên được nét xưa. Nhưng nếu dân làng không còn biết về những thông điệp mà cha ông gửi lại qua văn bia, hoành phi, câu đối, thần phả, thần sắc thì chỉ mới giữ được phần vỏ, phần xác, còn phần cốt lõi, phần linh hồn thì vẫn phiêu dạt, mênh mang...
Có điều đáng mừng là một số trí thức trẻ của làng đã ý thức được điều đó, đang quan tâm để có thể phục dựng lại quá khứ vẻ vang của Thành hoàng làng, mà biết bao thế hệ dân làng đã nương tựa và thờ phụng. Với một ý thức mạnh mẽ như thế, tôi tin là những bí ẩn của ngôi đình Hạ làng Văn La dần dần sẽ được hé lộ.
Theo xahoi
Vị Tết ở BV ung thư hàng đầu miền Trung Hòa chung không khí vui Xuân, với những bệnh nhân tại BV Ung thư TP.Đà Nẵng còn có cả niềm vui vào một "tết mới" nồng ấm, vơi bớt nỗi lo, tăng thêm hi vọng vào cuộc chiến bệnh tật hiểm nghèo. Điều trị ở bệnh viện ung thư Đà Nẵng Dọc dãy hành lang bệnh viện, không còn cảnh đông đúc như...