Nhiều bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm
Ung thư là bệnh lý ác tính nhưng cơ hội điều trị khỏi, kéo dài thời gian sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có giai đoạn bệnh.
Xin chào bác sĩ, người nhà tôi mắc ung thư đại tràng giai đoạn 1B đã phẫu thuật và hóa trị. Xin bác sĩ tư vấn tiên lượng người bệnh như thế nào? (Nguyễn Hà Duyên – Hải Phòng).
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Đức Cảnh – Khoa Nội soi và Thăm dò chức năng, Bệnh viện K (Hà Nội) tư vấn:
Ung thư là bệnh ác tính, nguy hiểm, nguy cơ tái phát cao nhưng “chìa khóa vàng” để điều trị thành công là giai đoạn mắc. Bệnh phát hiện ở giai đoạn đầu, khối u còn khu trú tại vị trí khởi phát, chưa lan sang các hạch bạch huyết hoặc cơ quan xa sẽ mang lại một cơ hội cho bệnh nhân trong việc kiểm soát, điều trị.
Ngoài ra, một yếu tố quan trọng quyết định thời gian sống của bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu là liệu pháp điều trị có hiệu quả hay không.
Ở giai đoạn này, nếu bệnh nhân được chẩn đoán kịp thời, điều trị đúng phương pháp, khả năng chữa khỏi bệnh rất cao. Thực tế, tại các cơ sở điều trị ung thư đã ghi nhận nhiều trường hợp sống thêm 10, thậm chí là 20 năm sau khi được chẩn đoán ở giai đoạn sớm.
Bác sĩ Cảnh nội soi cho bệnh nhân. Ảnh: BSCC.
Vì vậy, để trả lời câu hỏi người mắc ung thư giai đoạn sớm có thể sống được bao lâu, bạn cần hiểu rõ thêm các điều kiện trên. Khi điều trị đúng phác đồ khoa học đã nghiên cứu, bệnh nhân hoàn toàn có thể kéo dài tuổ.i thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Các yếu tố đán.h giá mức độ ung thư để tiên lượng cho giai đoạn sớm:
Loại mô phát triển ác tính thể giải phẫu bệnh, mức độ biệt hóa tế bào
Phương pháp điều trị bệnh, triệt căn, bài bản đúng phác đồ
Thể trạng cá nhân và bệnh lý nền của người bệnh
Video đang HOT
Người bệnh cần phải tuân thủ theo chỉ định và khám theo dõi định kỳ của bác sĩ.
Điển hình như ung thư vú là bệnh ung thư đứng hàng đầu ở nước ta hiện nay cũng như trên toàn thế giới, tiên lượng cho bệnh nhân rất khả quan nếu được phát hiện sớm. Ở giai đoạn rất sớm (giai đoạn 0), tỷ lệ sống sau 5 năm lên tới 96%. Ở giai đoạn I, khi khối u vẫn còn nhỏ, chưa lan ra mô lân cận, tỷ lệ sống sau 5 năm đạt khoảng 92%.
Ung thư đại trực tràng phổ biến ở cả nam và nữ tại nước ta. Bệnh xảy ra ở đại tràng và trực tràng. Ở đoạn đầu mắc bệnh, các triệu chứng ở hệ tiêu hóa khá mơ hồ. Một trong số đó là tình trạng rối loạn tiêu hóa. Người bệnh sẽ có cảm giác đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng và thay đổi thói quen đại tiện bất thường. Nếu ca mắc đi khám, bác sĩ phát hiện giai đoạn sớm, cơ hội điều trị rất tốt.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ở giai đoạn I, cơ hội sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư đại tràng khoảng 92%, ung thư trực tràng có tỷ lệ sống sau 5 năm khoảng 87%.
Nếu phát hiện sớm nhưng không điều trị đúng, bệnh sẽ di căn tiến triển, tế bào ung thư lây lan đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc đến các cơ quan khác như gan, phổi, não, xương, hạch bạch huyết,… việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Vì vậy, các chuyên gia y tế đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời để nâng cao cơ hội sống, chất lượng điều trị cho người bệnh.
Vaccine chống ung thư của Nga dự kiến chính thức lưu hành đầu năm 2025
Với vaccine chống ung thư, thế giới sắp được chứng kiến một bước ngoặt y học. Đây cũng là minh chứng cho sự tiến bộ vượt bậc trong việc sử dụng công nghệ để bảo vệ sức khỏe con người.
Nga tuyên bố sẽ chính thức lưu hành vaccine chống ung thư vào đầu năm 2025.
Đây là loại vaccine điều trị tiên tiến, dự kiến mang lại hy vọng mới cho hàng triệu bệnh nhân ung thư trên toàn thế giới. Theo các nhà nghiên cứu, vaccine này không chỉ ngăn chặn sự phát triển của khối u mà còn kiểm soát được di căn, một bước ngoặt lớn trong cuộc chiến chống lại căn bệnh hiểm nghèo này.
Bước đột phá từ công nghệ mARN
Theo hãng tin Tass, ngày 15/12, ông Andrei Kaprin, Tổng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu y học quốc gia về X-quang trực thuộc Bộ Y tế Nga cho biết, vaccine chống ung thư do Nga phát triển sẽ được cung cấp miễn phí cho các bệnh nhân ung thư.
Loại vaccine này được tạo ra dựa trên công nghệ mARN, vốn từng được sử dụng để sản xuất vaccine phòng Covid-19 của Pfizer và Moderna.
Vaccine chống ung thư được tạo ra dựa trên công nghệ mARN (Ảnh: Medtour).
Tuy nhiên, thay vì phòng ngừa, vaccine chống ung thư của Nga tập trung vào việc điều trị, nhằm kiểm soát các khối u và di căn ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc ung thư.
Ông Kaprin tiết lộ thêm, vaccine này được phát triển bởi sự hợp tác giữa ba trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Nga: Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh vật quốc gia Gamaleya, Trung tâm Ung thư Blokhin và Viện nghiên cứu Ung thư Hertsen.
Đây đều là những đơn vị có bề dày thành tích trong nghiên cứu y học, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ Nga.
Hiệu quả đầy hứa hẹn từ các thử nghiệm
Ông Alexander Gintsburg, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh vật quốc gia Gamaleya chia sẻ rằng, các thử nghiệm tiề.n lâm sàng đã cho thấy những kết quả rất khả quan.
Trong các thí nghiệm ban đầu, khối u ác tính không chỉ giảm đi mà còn biến mất hoàn toàn, bao gồm cả các di căn tiềm ẩn. Điều này mở ra hy vọng mới trong việc điều trị các dạng ung thư khó kiểm soát như ung thư phổi, thận và tụy.
"Trong quá trình thử nghiệm tiề.n lâm sàng, khối u ác tính đã biến mất, và không chỉ khối u mà ngay cả các tình trạng di căn cũng biến mất hoàn toàn", ông Gintsburg cho biết.
Ông cũng nhấn mạnh rằng vaccine sẽ phù hợp với bất kỳ loại ung thư nào, mở rộng phạm vi ứng dụng của công nghệ này.
Các nhà khoa học Nga đang lên kế hoạch thử nghiệm lâm sàng tiếp theo với các loại ung thư phổ biến và khó chữa nhất, bao gồm ung thư phổi tế bào nhỏ, loại ung thư gây t.ử von.g cao nhất trên thế giới.
Theo ông Gintsburg, ung thư phổi tế bào nhỏ khiến 1,3 triệu người t.ử von.g mỗi năm, và việc chọn bệnh lý này làm ưu tiên thử nghiệm không chỉ vì mức độ phổ biến mà còn vì tính khả thi trong điều trị.
Công nghệ cá nhân hóa: Bước tiến vượt bậc
Một điểm đột phá của vaccine chống ung thư này là khả năng cá nhân hóa cao, nghĩa là vaccine sẽ được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân. Theo ông Gintsburg, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích thông tin di truyền của khối u và tạo ra "bản thiết kế" vaccine phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.
Quá trình này được thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu của bệnh nhân, từ đó AI sẽ đề xuất các thay đổi cần thiết để kháng nguyên trong vaccine có thể tấ.n côn.g chính xác tế bào ung thư.
Điều đặc biệt là vaccine cá nhân hóa này có thể được sản xuất chỉ trong vòng một tuần, giúp rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân, đặc biệt trong các trường hợp ung thư giai đoạn cuối.
Tương lai của điều trị ung thư
Không giống như các loại vaccine phòng bệnh truyền thống, vaccine chống ung thư của Nga được thiết kế để hỗ trợ hệ miễn dịch nhận diện và tấ.n côn.g khối u một cách hiệu quả.
Công nghệ mARN trong vaccine hoạt động bằng cách cung cấp các "hướng dẫn" để cơ thể sản xuất các protein cụ thể, giúp hệ miễn dịch tiê.u diệ.t tế bào ung thư mà không ảnh hưởng đến các mô khỏe mạnh.
Theo các chuyên gia, nếu thành công, loại vaccine này không chỉ mang lại hy vọng cho các bệnh nhân ung thư mà còn có thể mở ra hướng đi mới trong điều trị các bệnh khác liên quan đến miễn dịch.
Mặc dù đạt được những kết quả bước đầu rất khả quan, nhưng các nhà nghiên cứu Nga vẫn đối mặt với không ít thách thức trong việc đưa vaccine vào thực tiễn. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối sẽ là bước quyết định, nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn của vaccine trước khi lưu hành rộng rãi.
Ông Gintsburg nhấn mạnh rằng, mặc dù vaccine này mang tính cách mạng, nhưng cần có thời gian để thử nghiệm trên quy mô lớn, đặc biệt với các loại ung thư khó chữa như ung thư tụy.
Các viện ung thư hàng đầu tại Nga đã bắt đầu chuẩn bị tham gia vào giai đoạn thử nghiệm tiếp theo, với mục tiêu đưa vaccine đến tay người bệnh sớm nhất có thể.
Nhờ AI, bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện và điều trị sớm Trí tuệ nhân tạo (AI) đang chứng minh vai trò trong nhiều lĩnh vực, Bệnh viện Bạch Mai đã ứng dụng công nghệ này vào công tác chẩn đoán, điều trị và quản lý người bệnh và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. PGS.TS Vũ Văn Giáp trình bày 6 trụ cột trong tầm nhìn 2030 của Bệnh viện Bạch Mai....