Nhiều bệnh nhân mất tay, không qua khỏi vì đắp lá cây chữa bệnh
Tối ngày 11/6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa thông tin về một nữ bệnh nhân buộc phải tháo bỏ đốt ngón chân do bị thương nặng và dùng sai phương pháp điều trị.
Thông qua câu chuyện, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cũng lên tiếng cảnh báo mọi người trước những phương pháp điều trị truyền miệng tại nhà.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. (Ảnh: Fanpage bệnh viện)
Cụ thể, theo báo Tuổi Trẻ, bà K.H., trú tại phường Cam Lập, TP. Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) bị thương ở ngón chân cái bàn chân trái. Bị thương nhưng lười đi bệnh viện nên bà H. dùng lá cây (không rõ nguồn gốc) để đắp, sau đó phần vết thương trên ngón chân cái này bị nhiễm trùng, bốc mùi hôi.
Bệnh nhân được các bác sĩ điều trị, sử dụng phương pháp tháo bỏ ngón chân cái và cấy khuẩn kháng sinh đồ vào ngày 5/6. Hiện tại, sức khỏe của bà H. đang dần bình phục.
Ngày 6/6, bệnh viện tiếp tục tiếp nhận 1 bệnh nhân có chân bị thương nặng, đã lở loét. Khi nhập viện, người thân cho biết, bệnh nhân bị thương vào 10 ngày trước do bỏng nước sôi. Tuy nhiên, vì nghe lời truyền miệng nên sử dụng thuốc nam đắp lên vết thương nhưng không khỏi.
Video đang HOT
Khi nhập viện, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân nhiễm trùng nặng, buộc phải xử lý hết phần tổn thương trên da và đặt máy áp lực âm VAC để hút dịch và máu. Tuy nhiên, tổn thương quá nặng, các bác sĩ buộc phải loại bỏ chân trái của bệnh nhân.
Một bệnh nhân từng sử dụng thuốc lá, đắp lên phần ngực khiến cơ thể bị tổn thương nặng. (Ảnh: Báo Cao Bằng)
Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, 2 bệnh nhân trên đều có tiền sử đái tháo đường. Ngoài ra, mỗi tháng, bệnh viện đều tiếp nhận rất nhiều trường hợp tương tự, thậm chí đã có người không qua khỏi vì vết thương quá nặng.
Chia sẻ về vấn đề trên, bác sĩ Phạm Đình Thành – trưởng khoa chấn thương, chỉnh hình tổng quát nói: ” Việc mọi người đắp thuốc lá không rõ nguồn gốc ở vết thương dễ gây nhiều biến chứng và hậu quả khó lường, nhất là những người có bệnh nền đái tháo đường. Đối với các trường hợp bị biến chứng nhẹ, nhập viện sớm, chúng tôi có thể xử lý bảo toàn được các chi cho bệnh nhân. Trường hợp nặng thì phải phẫu thuật cắt bỏ các chi. Những trường hợp bị biến chứng suy đa tạng gần như không thể cứu được “.
Nhiều người sử dụng thuốc lá đắp lên vết thương nhưng không hiểu rõ ưu và nhược điểm của nó. (Ảnh minh họa: Sức Khỏe Đời Sống)
Hiện tại, những lời truyền miệng liên quan tới việc đắp thuốc nam lên vết thương chưa được khoa học kiểm chứng cụ thể. Hơn nữa, nhiều trang khoa học không chính thống, đưa thông tin sau lệch cũng được bà con tin tưởng, dẫn đến những hậu quả khó lường.
Trước vấn đề này, bác sĩ khuyến cáo bà con không nên sử dụng lá thuốc bừa bãi. Đặc biệt, việc đắp lá cây hoặc bôi dầu nóng có thể khiến vết thương bị “ăn mòn”, nhiễm trùng đau đớn,… và có thể gây ra suy đa tạng, khó qua khỏi.
Trong trường hợp nhiều người đang lạm dụng lá cây chưa rõ nguồn gốc hoặc nghe theo truyền miệng để xử lý vết thương, bạn có suy nghĩ như thế nào? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Đặt stent động mạch thận: Cơ hội cứu sống bệnh nhân
Khoa Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa vừa thực hiện can thiệp điều trị thành công đặt stent động mạch thận cho bệnh nhân (BN) hẹp nặng động mạch thận 2 bên.
Việc triển khai thành công phương pháp trên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh sẽ giúp cứu sống nhiều BN.
Cuối tháng 4, BN H.V.P.H. (54 tuổi, TP. Cam Ranh) nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong tình trạng đột ngột khó thở, tức ngực, huyết áp 200/110mmHg. Sau 2 ngày phối hợp 3, 4 loại thuốc điều trị tăng huyết áp nhưng tình trạng tăng huyết áp của BN không cải thiện. Qua khai thác tiền sử bệnh, BN này nhiều lần tăng huyết áp đột ngột, lần gần nhất tăng đến 250/130mmHg. Từ những thông tin khai thác được, kết hợp với quá trình theo dõi điều trị, các bác sĩ tại Khoa Tim mạch can thiệp nghi ngờ BN tăng huyết áp thứ phát do hẹp động mạch thận. BN được chỉ định siêu âm Doppler động mạch thận và chụp mạch máu xóa nền (DSA). Kết quả cho thấy, BN bị hẹp 70% cả động mạch thận phải và động mạch thận trái.
Can thiệp đặt stent cho bệnh nhân bị hẹp động mạch thận.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Văn Thưởng - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trưởng ê-kíp can thiệp cho biết: "Tuy đã được điều trị nội khoa tối ưu nhưng BN đáp ứng kém trong suốt quá trình điều trị. Vì vậy, qua hội chẩn, chúng tôi quyết định can thiệp đặt stent động mạch thận phải cho BN. Sau can thiệp 3 ngày, huyết áp BN đã ổn định ở mức 130/80mmHg, đáp ứng tốt với điều trị nội khoa. Đây là BN được đặt stent động mạch thận đầu tiên tại bệnh viện. Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên của khu vực miền Trung và Tây Nguyên thực hiện thành công phương pháp này".
Theo bác sĩ Thưởng, đối với bệnh lý này, bên cạnh điều trị bằng thuốc, nếu BN hẹp động mạch thận 2 bên, đề kháng với thuốc điều trị tăng huyết áp, hoặc đã có biến chứng tổn thương thận hoặc các cơ quan khác thì phải thực hiện tái tưới máu thận. Có 2 phương pháp tái tưới máu thận là phẫu thuật hở và can thiệp đặt stent. Khi chưa có phương pháp đặt stent, phẫu thuật những trường hợp này là đại phẫu thuật, phải huy động nhiều người tham gia. Phương pháp đặt stent động mạch thận qua da là phương pháp tiên tiến, hiện đại được các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng do tính an toàn và hiệu quả. Ở phương pháp này, chỗ hẹp động mạch thận sẽ được nong bằng bóng hoặc đặt giá đỡ lòng mạch (stent) để khắc phục tình trạng hẹp. Ưu điểm vượt trội của nó là tỷ lệ thành công cao, biến chứng thấp, không phải gây mê, ít đau, thời gian bình phục ngắn. "Từ thành công trường hợp đầu tiên, bệnh viện sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp này cho những BN khác mắc bệnh lý tương tự. Tiến tới, bệnh viện sẽ triển khai can thiệp đặt stent cho các trường hợp hẹp động mạch não", bác sĩ Thưởng cho biết.
Chức năng chính của thận là lọc các chất độc trong máu và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Nguyên nhân chính gây hẹp động mạch thận là do xơ vữa (thường gặp ở bệnh nhân hơn 45 tuổi) hoặc do tăng sản xơ cơ (thường gặp ở phụ nữ dưới 50 tuổi). Khi động mạch thận bị hẹp, thận sẽ thiếu máu. Quá trình này kéo dài sẽ dẫn đến suy giảm chức năng thận; mặt khác vì thiếu máu đến thận nên thận sẽ tiết Renin gây tăng huyết áp mất kiểm soát, dễ dẫn đến tai biến mạch máu não. Do thiếu máu thận mạn tính dẫn đến teo các phức hợp cầu thận. Nếu BN tiến triển đến suy thận ở giai đoạn cuối, phải lọc máu chu kỳ thì tỷ lệ tử vong lên tới 30%.
Các bác sĩ tim mạch khuyến cáo, hẹp động mạch thận chiếm dưới 1% BN tăng huyết áp mức độ nhẹ và vừa; tỷ lệ này tăng lên 10 - 40% ở những BN tăng huyết áp dưới 35 tuổi, tăng huyết áp mất kiểm soát ở BN trên 55 tuổi... Khác với những bệnh lý khác, hẹp động mạch thận thường không gây ra triệu chứng cho BN. Vì thế, những đối tượng có nguy cơ cao nói trên cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Lần đầu tiên đặt stent động mạch 2 bên thận thành công Ngày 28.4, bác sĩ CKII Phan Hữu Chính, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết: Khoa Tim mạch can thiệp, Trung tâm tim mạch của bệnh viện này lần đầu tiên can thiệp điều trị thành công, đặt stent động mạch thận cho bệnh nhân hẹp nặng động mạch thận 2 bên. Ê kíp tham gia can thiệp -...