Nhiều bệnh nhân bị hoại tử xương vùng hàm mặt nghi do hậu COVID-19
Chỉ trong vòng 2 tháng, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh tiếp nhận 11 trường hợp người bệnh bị viêm xương, hoại tử xương vùng sọ, hàm, mặt không rõ nguyên nhân. Đáng chú ý, hiện tượng này xuất hiện ở các bệnh nhân có tiền căn mắc COVID-19. Thông tin được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ ngày 11/7.
Bác sĩ Trần Anh Bích, Phó Trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy chúc mừng và dặn dò các bệnh nhân trước khi xuất viện.
Mắc COVID-19 và đã được điều trị khỏi từ tháng 12/2021 nhưng đến tháng 2/2022 bà P.T.H (60 tuổi, ngụ tỉnh Tây Ninh) bắt đầu có dấu hiệu đau đầu, sưng mắt trái và được phẫu thuật xoang tại một bệnh viện tư nhân trên địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Ba tháng sau, tình trạng của bà H trở nên nặng nề hơn khi mặt bị sưng, rò mủ ở trán và hàm trên, bà được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị. Qua phim chụp hình ảnh, các bác sĩ cho biết, bệnh nhân có xoang mờ, hoại tử xương khẩu cái (xương vòm miệng) và xương trán. Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã quyết định phẫu thuật loại bỏ phần xương hoại tử cho bệnh nhân.
Một trường hợp tương tự là nữ bệnh nhân 63 tuổi, ngụ tỉnh Khánh Hòa, từng mắc COVID-19 vào tháng 12/2021; đến tháng 2/2022, bệnh nhân có biểu hiện nhức đầu, sưng mắt. Khi bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy thì đã bị hoại tử xương sọ trán, hốc mũi, xương khẩu cái. Các bác sĩ đã lấy toàn bộ phần xương hoại tử, ổ áp xe và điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng nấm cho người bệnh.
Bác sĩ Trần Anh Bích, Phó Trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, trong 2 tháng qua, đơn vị ghi nhận có 11 trường hợp tương tự các bệnh nhân trên: bị hoại tử xương sọ, hàm mặt, viêm xoang bất thường. Bệnh nhân nhập viện với biểu hiện đau đầu, nghẹt mũi, sưng mặt, mắt, tiền căn mắc COVID-19 (chủng Delta). Khoảng 50% bệnh nhân có bệnh nền đái tháo đường. Trong chùm 11 ca bệnh này có 2 bệnh nhân đã tử vong. “Các bệnh nhân dù trước đó đã được phẫu thuật, sức khỏe ổn định, xin xuất viện nhưng sau đó bệnh tình chuyển biến xấu một cách nhanh chóng và chúng tôi trở tay không kịp”, bác sĩ Bích chia sẻ.
Video đang HOT
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Minh Trường, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, Phó Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam đánh giá, đây là những ca bệnh rất lạ, tình trạng hoại tử xương sọ, hàm, xoang rất nặng, các ổ viêm nhiễm nghiêm trọng và lây lan nhanh. Dù chưa thể kết luận chính xác tình trạng viêm hoại tử xương hàm, sọ, mặt là do COVID-19 nhưng bằng kinh nghiệm lâm sàng, các bác sĩ nhận thấy có mối liên quan của bệnh trên với biến thể Delta gây bệnh COVID-19. “Chúng tôi nghĩ nhiều đến khả năng tắc mạch trong thời gian bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó biến thể Delta gây ra tình trạng tăng đông, tắc mạch”, Phó Giáo sư Trần Minh Trường phán đoán.
Theo Phó Giáo sư Trần Minh Trường, trên thế giới, từ tháng 5/2021 đến tháng 5/2022 có 80 bài báo cáo ở Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ và một số quốc gia châu Á khác về sự xuất hiện các ca viêm cốt tủy xương, hoại tử xương sọ, viêm xoang liên quan đến COVID-19 tương tự chùm ca bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân sau khi mắc COVID-19 từ 6-8 tháng nếu có biểu hiện có nhức đầu kéo dài, viêm xoang, sưng vùng mặt, sọ, hàm có thể cần chụp CT scan để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, các cơ sở y tế không nên chỉ định các kỹ thuật trên nếu không cần thiết.
Tiêm vaccine COVID-19 giúp trẻ tránh mắc bệnh, tránh hậu quả lâu dài của bệnh
Vẫn còn nhiều bậc cha mẹ có quan ngại nhất định về các phản ứng sau tiêm chủng vaccine COVID-19 và lo lắng ảnh hưởng sau này.
Bộ Y tế cho biết sẽ sớm tiêm chủng cho trẻ để đạt độ bao phủ trên 90% ngay trong tháng 8/2022.
Tại Việt Nam, mặc dù số mắc và tử vong do COVID-19 ở trẻ em thấp hơn so với người lớn, các biểu hiện khi mắc bệnh thường nhẹ hơn, nhiều trường hợp không có triệu chứng nhưng hậu quả của COVID-19 cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe các em.
Chiều 27/6, chia sẻ tại buổi gặp mặt cung cấp thông tin y tế, PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian qua khi dịch COVID-19 giảm xuống thì tỷ lệ trẻ bị hậu COVID-19 tăng lên, trong đó đặc biệt là nhóm bệnh nhân mắc hội chứng MIS-C.
PGS Trần Minh Điển cho biết, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tổng số bệnh nhi điều trị hậu COVID-19 trong thời gian qua là 756 lượt bệnh nhân. Trong đó có 283 bệnh nhân mắc MIS-C, chủ yếu là nhóm trẻ từ 5-12 tuổi, có 62,4% trẻ cần điều trị hồi sức.
Theo PGS Trần Minh Điển, tỷ lệ trẻ tử vong do COVID-19 tại bệnh viện rất thấp, chủ yếu trên nền các em bé mắc các bệnh ung thư, teo mật bẩm sinh, suy gan cấp, viêm não.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tại các địa phương, tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi thực hiện theo hình thức tiêm chủng chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định tại trạm y tế xã/phường, bệnh viện, điểm tiêm lưu động và trường học với 2 loại vaccine là Moderna và Pfizer.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Các điểm tiêm chủng đều sẵn sàng để tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho mọi trẻ em trong độ tuổi.
Công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em có ý nghĩa quan trọng, trước tiên để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em trước bối cảnh dịch COVID-19 vẫn tiếp tục lây lan. Tiêm vaccine COVID-19 giúp trẻ tránh mắc bệnh, tránh các hậu quả lâu dài của bệnh, giúp trẻ đến trường an toàn, tham gia các hoạt động xã hội và phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em trong lứa tuổi này nhằm tăng độ bao phủ vaccine phòng COVID-19 trong cộng đồng, giảm lây lan cho những người xung quanh, góp phần tích cực để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Tính đến ngày 26/6/2022, cả nước có hơn 5,6 triệu trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi (49,1%) được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19 và hơn 1,7 triệu trẻ đã hoàn thành 2 mũi tiêm vaccine đảm bảo an toàn tiêm chủng. Phản ứng thông thường sau tiêm vaccine phòng COVID-19 ở trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi được ghi nhận với tỷ lệ khoảng 0,4%, thấp hơn so với khuyến cáo của nhà sản xuất, với các triệu chứng như: sưng đau tại chỗ tiêm, sốt, ớn lạnh, đau.
PGS.TS Dương Thị Hồng cho rằng, hiện nay chúng ta đang hết sức nỗ lực đẩy mạnh tiêm phòng vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn rất thấp, một phần do các cháu đã mắc COVID-19 và theo hướng dẫn phải có đủ thời gian mới được tiêm mũi vaccine phòng COVID-19. Tuy nhiên, theo bà Hồng, ngay cả những trẻ đủ điều kiện tiêm chủng (tức là những trẻ không mắc COVID-19) nhưng các bậc cha mẹ cũng vẫn còn quan ngại nhất định về các phản ứng sau tiêm chủng và lo lắng ảnh hưởng sau này.
"Thực tế một số địa phương, tỷ lệ tiêm chủng cho những trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng đạt dưới 50%. Đây là vấn đề khiến chúng tôi lo lắng để làm sao chúng ta sớm đạt được độ bao phủ tiêm chủng vaccine cho nhóm trẻ từ 5- dưới 12 tuổi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phải hoàn thành trước tháng 8/2022 để các cháu vào năm học mới với tỷ lệ bao phủ, bảo vệ trước dịch COVID-19. Chúng tôi mong muốn sẽ sớm tiêm chủng cho các cháu đạt độ bao phủ trên 90% ngay trong tháng 8/2022"- PGS.TS Dương Thị Hồng cho biết.
Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ vừa ghi nhận bằng chứng khoa học từ nghiên cứu của Đan Mạch với gần 600.000 trẻ em và thanh thiếu niên bị nhiễm COVID-19. Kết quả nghiên cứu cho thấy vaccine phòng COVID-19 có hiệu quả làm giảm nguy cơ mắc MIS-C ở nhóm đã tiêm vaccine, với tỷ lệ cứ 1 triệu trẻ mắc COVID-19 chỉ có 3 trẻ mắc MIS-C; thấp hơn 15 lần so với nhóm chưa tiêm vaccine COVID-19 với tỷ lệ 1 triệu trẻ mắc COVID-19 có tới 45 trẻ mắc MIS-C. Hiệu quả bảo vệ của vaccine để ngăn ngừa hội chứng MIS-C ở trẻ em nhiễm COVID-19 lên tới trên 90%.
Quan tâm đặc biệt đến trẻ em hậu COVID-19 Sau dịch COVID-19, những nguy cơ mất an toàn đối với trẻ em như trầm cảm học đường, bạo lực gia đình, đắm chìm trong không gian mạng internet... tăng dần tới mức báo động đỏ. Làm thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ em luôn là trăn trở của toàn xã hội. Đối diện nhiều nguy cơ Vấn đề đặt...