Nhiều bất đồng tại Hiệp hội Điều Việt Nam
Là một ngành xuất khẩu chủ lực của cả nước khi mỗi năm thu về hơn 1 tỉ USD và tạo việc làm cho hàng triệu người nông dân nhưng nội bộ của Hiệp hội Điều Việt Nam ( Vinacas) đang có sự chia rẽ gây bất lợi chongành điều.
Lỗ do chính sách điều hành
Vinacas có 111 thành viên chính thức, nhưng tại Đại hội Vinacas nhiệm kỳ 8 (2013 – 2015) vào sáng 21.12, tại thời điểm khai mạc đại hội chỉ có 65 thành viên tham dự. Đến 11 giờ sáng, theo thông báo của ông Nguyễn Đức Thanh, Phó chủ tịch Vinacas, mới chỉ có 76 doanh nghiệp dự đại hội.
Ông Nguyễn Văn Lãng, nguyên Phó chủ tịch Vinacas cho biết từng tham dự nhiều kỳ đại hội của Vinacas nhưng chưa bao giờ thấy doanh nghiệp “bỏ” đại hội nhiều như vậy.
Nhiều doanh nghiệp điều đang thua lỗ – Ảnh: Đình Quân
Sau khi Chủ tịch Vinacas Nguyễn Thái Học đọc báo cáo kiểm điểm công tác của hiệp hội nhiệm kỳ 2009 – 2012, ông Lãng thay mặt một nhóm doanh nghiệp không tham dự đại hội, đã đọc “bức tâm thư” phê phán sự điều hành của những người đứng đầu Vinacas trong nhiệm kỳ qua.
Ông Lãng cho hay sự điều hành của ban chấp hành Vinacas trong nhiệm kỳ qua có tính cục bộ và lợi ích nhóm, từ đó gây tổn hại cho ngành điều.
Nếu như năm 2009 – 2010, giá xuất khẩu điều tăng do sự may mắn thì năm 2010 – 2012, giá điều đã rớt thảm hại. Theo đó, điều loại W 320 giá từ 10.000 USD/tấn giảm còn 7.000 USD/tấn.
Ngoài ra, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp điều thua lỗ, phá sản, trong đó có cả nhóm nằm trong nhóm 20 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu (G20) về điều của Việt Nam.
“Có doanh nghiệp ôm hàng chục tấn nguyên liệu chờ giá lên nhưng giá cứ giảm. Hàng trăm ngàn tấn điều với giá trị cả tỉ USD nằm trong kho không bán được mà chất lượng lại giảm sút từng ngày”, ông Lãng nói thêm.
“Bức tâm thư” do ông Lãng đọc còn phản ứng gay gắt và cho rằng Vinacas đã sai lầm khi tham mưu Chính phủ đưa ngành kinh doanh, xuất khẩu điều sớm trở thành ngành kinh doanh có điều kiện khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn.
Ông Lãng kiến nghị hoạt động của Vinacas trong khóa tới cần phải có nhiều sửa đổi cho phù hợp. Việc bầu chủ tịch Vinacas cần phải được đại hội bỏ phiếu và bầu trực tiếp.
Video đang HOT
“Người đứng đầu Vinacas cần có tâm, có tầm chứ không phải như người đầy tai tiếng như chủ tịch hiệp hội khóa 7″, ông Lãng nhấn mạnh.
Giảm uy tín với đối tác quốc tế
Ông Vũ Thái Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Long Sơn – một doanh nghiệp xuất khẩu lớn trong ngành điều – cho hay việc ông rút một trong ba công ty ra khỏi Vinacas là vì thấy việc gia nhập hiệp hội không hiệu quả.
Chúng tôi đã tính đến chuyện mời một thứ trưởng của một bộ liên quan làm chủ tịch Vinacas. Bản thân tôi đã ra Hà Nội và tiếp xúc, đề đạt với vị thứ trưởng này. Tuy nhiên, sau mấy lần tiếp xúc, ông này viện nhiều lý do để không đồng ý.
Ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Vinacas khóa 7
“Cách đây 3 tháng, công ty bị một đối tác nước ngoài xù hợp đồng. Công ty có làm đơn nhờ hiệp hội can thiệp nhưng đến nay chưa được giải quyết. Ông chủ tịch luôn luôn bận bịu”, ông Sơn nói.
Tiếp xúc với nhiều đối tác quốc tế, ông Sơn cho biết mối quan hệ của Vinacas với đối tác quốc tế rất xấu, dù rằng đối tác quốc tế rất khâm phục ý chí và có mối quan hệ tốt với doanh nghiệp Việt Nam.
Thậm chí, mới đây Hiệp hội điều Ấn Độ (CEPCI) thậm chí không mời Vinacas tham dự hội nghị quốc tế do CEPCI tổ chức, dù rằng họ mời rất nhiều doanh nghiệp của Việt Nam tham gia.
Chưa hết, theo ông Sơn, mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu điều số 1 thế giới nhưng nhiều hội nghị quốc tế được tổ chức không hiệu quả và không thu hút đối tác quốc tế.
Trong khi đó, các nước Singapore hay các nước châu Phi xuất khẩu điều rất ít nhưng lại tổ chức hội nghị quốc tế về điều rất chuyên nghiệp và có nhiều doanh nghiệp tham dự.
Nguyên chủ tịch Vinacas: “Tôi bị xúc phạm”
Chủ tịch Vinacas nhiệm kỳ 7 (2009 – 2012) Nguyễn Thái Học thừa nhận nhiệm kỳ vừa rồi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn là do tình hình suy thoái kinh tế, nhất là ở những nước nhập khẩu nhiều hạt điều của Việt Nam.
Tuy nhiên, khó khăn không chỉ xảy ra đối với ngành điều mà còn diễn ra ở nhiều lĩnh vực như thủy sản, bất động sản…
Từ đó, ông Học nói: “Năm nay lời, năm sau lỗ là chuyện bình thường trong kinh doanh. Tôi chỉ ghi nhận chứ không chịu trách nhiệm để xảy ra tình hình khó khăn như lúc này”.
Tại Đại hội Vinacas diễn ra ngày 21.12, ông Nguyễn Đức Thanh, Phó chủ tịch thường trực Vinacas nhiệm kỳ 7 đã được bầu làm Chủ tịch Vinacas nhiệm kỳ 8 (2013 – 2015).
Về nhóm G20, ông Học cho biết thời gian qua nhóm này đã đem lại kết quả nhưng chưa đáp ứng so với mong đợi. Tuy nhiên, trong quý 4 năm nay, nếu không có sự can thiệp của nhóm này thì giá điều có thể giảm hơn nữa.
Ông Học cũng thừa nhận hạn chế, yếu kém của ban chấp hành Vinacas và vai trò chủ tịch của mình trong khóa vừa rồi. Tuy nhiên, ông Học cho rằng chỉ trích của một số doanh nghiệp nói ông là “người đầy tai tiếng” là không đúng và xúc phạm cá nhân ông.
“Bản thân tôi khi nhận trách nhiệm chủ tịch đã phải dành ra 20-30% thời gian điều hành hiệp hội và cũng rất tâm huyết. Do đó, tôi yêu cầu sau đại hội cần phải làm rõ việc xúc phạm tôi”, ông Học khẳng định.
Ông Đỗ Hà Nam, Tổng giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Intimex cho biết năm 2008 ngành điều gặp khó khăn, tiếp đó lại lao đao trong năm 2011 và theo quy luật sẽ khó khăn trong năm 2014. Do đó, Vinacas cần mổ xẻ kỹ nguyên nhân thất bại của năm 2011.
Ông Nam đề xuất nên xem lại thành phần tham gia của nhóm G20 để nâng cao hiệu quả của nhóm này. Ngoài ra, cần phải chú trong chủ động nguồn nguyên liệu trong nước để tránh phụ thuộc vào nguyên liệu bên ngoài.
Theo ông Nguyễn Phi Long, Giám đốc Công ty TNHH Nam Long, để ngành điều phát triển thì doanh nghiệp cần phải đoàn kết lại với nhau. Bản thân doanh nghiệp hội viên của Vinacas cũng phải xem lại trách nhiệm của mình.
“Hiện nay, một năm có doanh nghiệp đóng 200 – 300 triệu đồng nhưng có doanh nghiệp không đóng đồng nào. Nếu không đóng góp, xây dựng thì đừng đòi hỏi”, ông Long nói.
Theo TNO
Những câu chuyện đáng nhớ từ người bạn cùng phòng
Với nhiều bạn ở trọ, cuộc sống sinh viên sẽ là một cuộc sống tập thể nhiều tự do nhưng cũng lắm bó buộc.
Tờ giấy báo trúng tuyển đã dẫn các bạn đến một cuộc đời mới - 1 cuộc đời nhiều niềm vui nhưng cũng lắm nỗi buồn.
Đó là khi ta tìm được những người bạn thân
T (trường ĐH KTKTCN) khi nhận được giấy báo trúng tuyển đã được ba mẹ tìm cho một phòng trọ ở ngay sát trường. Biết mình phải ở ghép với 3 người bạn hoàn toàn xa lạ, trong lòng cô bạn thoáng chút lo âu. Nhưng sau một thời gian với những chia sẻ, nhường nhịn lẫn nhau, cả phòng 4 người giờ đã trở nên thân thiết, tình bạn của họ đã trở nên bền chặt và không thể tách rời. T thường khoe rằng: "Phòng tớ vui lắm!"
Cũng như vậy với trường hợp của M (trường học viện BC&TT), quen một chị khóa trước trên một diễn đàn rồi được chị đồng ý cho ở cùng. Mới bắt đầu cuộc sống sinh viên với nhiều lóng ngóng, vụng về, những M đã được chị cùng phòng nhiệt tình chỉ bảo nên giờ M đã dần quen và hòa nhập rất tốt. M luôn coi chị cùng phòng như chị gái ruột.
Đó là khi ta phải đối mặt với nhiều mâu thuẫn
Tìm được phòng trọ qua những thông báo tìm người ở ghép dán đầy trên các mặt phố T ( ĐH GTVT) đến ở một phòng trọ khoảng 12m2 với 2 người bạn cùng trường. Sau một thời gian ban đầu, cậu bạn đã thấy cuộc sống ở đây thật khó khăn vì các bạn ở cùng phòng rất lười, cả về việc học tập lẫn sinh hoạt. "Hầu hết thời gian của 2 bạn ấy chỉ dành để ngủ và chơi game thôi" - T ngán ngẩm. Chưa đầy một tháng sau T đành ngậm ngùi tìm chỗ trọ mới.
Còn Th (trường ĐH KDCN) thì vướng vào một mâu thuẫn rất con gái, ở với L khá hòa hợp nên 2 người ở với nhau được gần 1 năm rồi. Những khi L có bạn trai thì tính nết cô bạn thay đổi hẳn, hay đi sớm, về khuya cùng bạn trai, nói chuyện điện thoại cả ngày, lại thường xuyên dẫn bạn trai về ngủ qua đêm để Th phải qua nhà hàng xóm ngủ nhờ rất bất tiện. Một vài lần thì còn có thể thông cảm, nhưng lâu dần những mâu thuẫn càng tăng lên, một trận cãi nhau to, và chuyển chỗ ở là một kết cục không mấy vui vẻ.
Còn chưa kể trường hợp của Q cô bạn còn bất ngờ hơn khi phát hiện bạn cùng phòng của mình có thói quen ăn cắp vặt, từ những vật dụng nhỏ và ngay cả tiền.
Nhiều nhóm bạn cũng vấp phải những mâu thuẫn dẫn đến "tàn đàn xẻ nghé" như bất đồng về phong cách , lối sống, nếp sinh hoạt. Như một cái lò xo nếu bị nén lâu ngày sẽ bật ra, những mâu thuẫn nhỏ nếu không được giải quyết dần dã sẽ tích tụ rồi bùng nổ dẫn đến những kết cục không hay.
Tạm kết
Ai cũng mong có thể chọn cho mình một phòng trọ hợp lý, những người bạn cùng phòng hợp tình, biết rằng điều này là khó, nhưng không phải không thể. Chỉ cần chúng ta có tình cảm, lối sống chân thật với bạn bè, biết nhường nhịn nhau, biết cân bằng giữa lợi ích của bạn và của mình, thì cuộc sống sinh viên sẽ là quãng đời đẹp và đáng nhớ nhất.
Theo TTVN
Khám phá Văn minh sông Hồng tại Hà Nội Ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ 8 năm 2012 với chủ đề "Khám phá văn minh sông Hồng" sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 24-11 tại Hà Nội. Nhiều dòng tranh dân gian Việt Nam sẽ được giới thiệu trong dịp này Trong khuôn khổ sự kiện ý nghĩa này là triển lãm "Văn minh sông Hồng từ Đông...