Nhiều bar ở Đà Nẵng thuê vũ nữ hở hang múa cột
Cơ quan chức năng Đà Nẵng cho biết trên địa bàn chỉ có quán bar nhưng đều hoạt động trá hình là vũ trường để trốn thuế. Nhiều bar thuê vũ nữ ăn mặc hở hang đứng trên bục múa cột để câu khách.
Ngày 8/8, tại hội nghị bàn về công tác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật tại vũ trường, quán bar trên địa bàn Đà Nẵng, công an thành phố cho biết một số quán bar thời gian qua phải đóng cửa do không có khách dẫn đến thua lỗ. Hiện thành phố không có vũ trường nhưng có 8 quán bar hoạt động tương tự như vũ trường.
Theo ông Nguyễn Nho Chinh, Phó phòng An ninh Chính trị Nội bộ (PA83), các quán bar New Phương Đông, TV Clup, F3 clup đầu tư nội thất, âm thanh ánh sáng hiện đại, thường chơi nhạc kích động về khuya, thu hút đông thanh thiếu niên hư hỏng, có tiền án tiền sự.
Đặc biệt, quán bar còn thuê vũ nữ mặc đồ hở hang đứng bục nhảy mẫu hoặc múa cột. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đà Nẵng xác nhận 4 quán bar có hình thức múa cột gồm: New Phương Đông, TV Club, F3 Clup và F9 Clup. Nhưng hiện nay pháp luật không cấm hoạt động này mà chỉ yêu cầu trang phục phải đảm bảo thuần phong mỹ tục, các động tác không được kích động, phản cảm.
Nhiều quán bar thuê vũ nữ ăn mặc hở hang múa cột để hút khách. Ảnh: N.Đ
Khẳng định việc sử dụng ma túy trong các quán bar, vũ trường là có, tuy nhiên cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy cho rằng không đủ kinh phí để thâm nhập, kiểm tra nắm tình hình. Quán bar cũng thường chứa chấp khách sử dụng ma túy tổng hợp; nhiều nhóm khách đến bar để tổ chức sinh nhật “lắc”, thể hiện thú ăn chơi ngông cuồng thác loạn của một bộ phận giới trẻ thời hiện đại.
Công tác PCCC ở quán bar, vũ trường ở Đà Nẵng cũng đang báo động. Có quán sử dụng nhân viên “múa lửa” bằng cách dùng chai có nút vải tẩm dầu hỏa rồi đốt lửa để tung hứng; pha chế rượu “B52″ có cồn đốt cháy trong ly để uống…, điều này rất dễ dẫn đến sự cố cháy nổ. Trong khi đó, lối vào cửa thoát hiểm ở quán bar đều vướng chướng ngại vật, hệ thống đèn báo cửa thoát hiểm khó phân biệt vì bị lẫn vào ánh sáng nhấp nháy của quán, nếu xảy ra sự cố sẽ gây hiệu quả rất nghiêm trọng.
Quán bar cũng là điểm “ nóng” về trật tự xã hội khi hay xảy ra các vụ đánh nhau, tranh giành địa bàn bảo kê… Từ năm 2010 đến nay, Đà Nẵng xảy ra 25 vụ phạm pháp hình sự liên quan đến quán bar, vũ trường với các hành vi cố ý gây thương tích; xử lý 276 người có hành vi mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy…
Theo Chủ tịch UBND quận Hải Châu Lê Anh, thành phố không thiếu lực lượng có chức trách quản lý và xử lý sai phạm của vũ trường, quán bar nhưng quan trọng là lực lượng đó có kiên quyết xử lý hay không?
Ông Lê Anh cho biết, không thể không thừa nhận hoạt động kinh doanh quán bar, vũ trường đã có tác động tích cực đến việc thu hút khách du lịch. Tuy nhiên công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực kinh doanh dịch vụ này còn nhiều bất cập, tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp và là thị trường “màu mỡ” cho các loại tội phạm.
Hiện quận Hải Châu đang có 4 quán bar hoạt động dưới hình thức trá hình là vũ trường. Tuy nhiên, trong Nghị định 72 của Chính phủ “Quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện” chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh vũ trường mà không đề cập đến quán bar, dẫn đến việc kiểm tra, áp dụng biện pháp xử lý đối với quán bar là rất khó.
Video đang HOT
Nhiều vụ mại dâm ở Đà Nẵng bị phá nhưng công an cho biết chưa phát hiện vụ nào có liên quan đến quán bar trên địa bàn. Ảnh: N.Đ
Nghị định 103 của Chính phủ về “Ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng” quy định các vũ trường, quán bar trong khách sạn 4 và 5 sao được phép mở đến 2h sáng. Ông Lê Anh cho rằng đây là thời điểm nhiều người dễ lợi dụng hoạt động phạm tội, đặc biệt là tội phạm ma túy và mại dâm. Cơ quan chức năng của quận chỉ xử lý các sai phạm như quá giờ quy định, dạy khiêu vũ không phép, sử dụng nhân viên không có hợp đồng lao động.
Trên quận Hải Châu cũng đang diễn ra sự cạnh tranh “ngầm” giữa các quán bar Phương Đông, TV Club, F3 bằng việc thuê giang hồ khống chế, chèo kéo khách về vũ trường mình. Từ đó tạo mâu thuẫn giữa các quán bar, dễ xảy ra việc thanh toán lẫn nhau giữa các nhóm giang hồ. Nhiều chủ quán còn làm ngơ cho khách phạm tội và thiếu hợp tác, thậm chí cản trở công an điều tra.
“Thành phố cần tăng cường công tác thẩm định, cấp ciấy phép, tránh tình trạng vũ trường chuyển thành quán bar để trốn thuế Nhà nước; đồng thời cần sớm ban hành văn bản quy định độ tuổi vào bar, vũ trường và những quy định, chế tài cụ thể để quản lý chặt chẽ an ninh trật tự tại vũ trường, quán bar”, ông Lê Anh kiến nghị.
Đại diện Sở Văn hóa thành phố cho rằng cần thiết phải có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể điều kiện, nội dung hoạt động của quán bar, vũ trường để đưa loại hình này đi vào nề nếp. Đồng thời thành phố cần chấm dứt hoạt động thí điểm sau 24h đối với một số cơ sở vũ trường, quán bar…
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Nho Chinh (Phó phòng PA83) nói hiện khách du lịch nước ngoài vào bar, vũ trường chiếm tỷ lệ nhỏ, do đó việc UBND TP Đà Nẵng có chủ trương cho các vũ trường hoạt động quá thời gian quy định (đến 2 giờ sáng) nhằm phục vụ khách du lịch là chưa thực sự hiệu quả như mong muốn.
“UBND thành phố nên chấm dứt hoạt động các quán bar, vũ trường sau 24h đêm. Từ nay công an thành phố sẽ giao Phòng cảnh sát bảo vệ và cơ động (PC65) bố trí lực lượng hóa trang làm nhiệm vụ tại các cơ sở bar phức tạp”, ông Chinh nói
Theo VNE
Độc chiêu múa lửa, gắp tiền của vũ nữ thoát y
Để lấy được nhiều tiền từ khách, "thăng hạng" so với chị em, các vũ nữ phải giở nhiều chiêu trò trên bàn nhảy.
Màn thác loạn ở Sài Gòn
Cô gái đã dạn dày trong nghề múa thoát y tiếp câu chuyện về giai đoạn được coi là "hoàng kim" của mình. Thùy Dung kể: "Lúc em trẻ đẹp, thì mấy chỗ sàn nhảy thích em đến làm "chim mồi", nhưng dần dần em bị tụt hạng cho đến khi vào đến karaoke ôm nhảy thoát y là hết hạng rồi". Quãng đường từ hạng sang đến hết hạng của Dung cũng không phải là dài.
Khi còn làm "chim mồi" ở vũ trường, Dung chỉ phải đứng ở bục nhảy hay nhảy mào đầu giữa sàn khi DJ đổi nhạc. Thi thoảng, có khách chịu chơi sẽ mời đến bàn làm chén rượu, còn sau đó có đi chơi hay không là tùy. Dung bảo: "Nhảy tất nhiên là mệt, nhưng ở sàn ít đắng cay hơn ba cái vụ múa thoát y trong quán karaoke".
"Rớt hạng", Dung bị đánh bật khỏi các vũ trường để tìm đến những quán karaoke ôm. Nơi đây là hạng thấp hơn so với vũ trường, nhưng không có nghĩa là các vũ nữ không phải căng sức ra thể hiện. Dung giãi bày: "Làm tiếp viên karaoke ôm mà không múa thoát y, không có mấy chiêu độc như múa lửa, gắp tiền, mở bia thì coi như đào ế hàng. Đã ế thì không có tiền bo, tiền thưởng của khách. Anh bảo, ngồi 2 tiếng đồng hồ mà chỉ nhận được có 200.000 đồng thì mấy bữa mà chết đói. Cầm tiền, chưa bước ra khỏi cửa phòng đã có đứa đòi chia hết rồi".
Cô gái trẻ Thúy Ngọc cũng chia sẻ về sức ép phải thể hiện để kiếm tiền trên bàn nhảy: "Trước khi vào nghề, một chị đã khuyên em nên bỏ tiền đi học nhảy. Chị ý bảo dù có đẹp nhưng người như khúc gỗ vào đấy khách cũng chả thích đâu". Ngọc nghe theo lời khuyên để có trong tay chút vốn ban đầu nhằm cạnh tranh trong cuộc chiến "tiền bo" với những vũ nữ khác.
Nhưng nhảy đẹp mà không có chiêu trò độc thì rồi cũng "loãng", cái khách cần khi đã ngấm men say là những thời điểm thăng hoa, vui tới bến trong phòng hát. Mỗi phòng có tới mấy đào, ai có được độc chiêu sẽ hút được nhiều tiền bo của khách nhất. Ngọc tổng kết một thực tiễn giản đơn: "Túi tiền của khách có hạn, họ vung tiền cho người này thì sẽ giảm bớt cho người kia. Không nhanh móc ví của họ ra thì đến lúc đứng dậy chỉ còn vài đồng lẻ, lại còn mang tiếng kỳ kèo, lần sau chả ai thèm gọi nữa".
Ngọc kể một ví dụ cho chúng tôi nghe. Hồi mới đi làm, với thân hình thon thả, bụng phẳng lỳ, Ngọc hút khách ngay từ khi mới bước lên bàn. Khách không tiếc tiền bỏ ra để "mua đồ" của cô, nhưng khoảng thời gian "bán đồ" rồi uốn éo chẳng kéo dài lâu, lại dễ dẫn đến nhàm sau khi người bán chẳng còn gì trên người để bán nữa. Lúc đấy, những ai có chiêu độc sẽ hút được khách hơn.
Ngọc nhớ lại: "Hồi đầu em chỉ biết nhảy. Một lúc khách cũng chán, đòi phải có trò khác. Một chị biết gắp tiền đã khiến cho tất thảy khách phấn khích. Họ không tiếc tiền bỏ ra để xem chị diễn, em gần như bị gạt sang một bên chỉ có nhiệm vụ cuốn tờ tiền vào chai bia. Tất nhiên, tiền đó là chị kia được nhận chứ em chả được đồng nào".
Sau những bài học đó, Ngọc phải tìm đến các đàn chị thân quen để nhờ "đào tạo nâng cấp". Có những chiêu trò moi tiền của khách, Ngọc phải mất "học phí" mới được các đàn chị truyền dạy lại. Nhưng biết là một chuyện, diễn trên bàn như thế nào để khách chịu chi lại là chuyện khác. Cô gái trẻ thừa nhận: "Ở trên bàn uốn éo, trần trụi có lúc em thấy mình phần "con" nhiều hơn phần "người". Bước xuống bàn vẫn tự đỏ mặt ngượng với bản thân khi không hiểu tại sao mình có thể làm như vậy để mua vui cho người ta".
Tập chiêu trò là một cách để "thăng hạng", với Thùy Dung, cô dùng một cách nữa để chứng tỏ đẳng cấp và thương hiệu của mình. Trong một lần trò chuyện, Dung chìa lưng chỉ cho chúng tôi xem hình xăm hoa văn ở phía đuôi cột sống sát với mông và bảo đó là một biểu hiện để khách chú ý hơn.
Hình xăm xuất hiện từ hồi cô còn làm "chim mồi" ở các vũ trường, quán bar hạng sang. Thời ấy, cô không mất nhiều tiền để có nó, nhưng lại thu được nhiều tiền hơn khi mang hình vẽ trên người. Nhưng rồi hình xăm "tiền tài" đó giờ lại trở thành một vết sẹo khó xóa, làm mất đi cả cơ hội tìm kiếm hạnh phúc của cô gái này.
Màn thác loạn ở Hà Nội.
Vòng tròn quẩn quanh
Kể tiếp về chuyện hậu họa của cái hình xăm, giọng Dung buồn rười rượi: "Ở khu nhà trọ em có thương một người ít tuổi hơn mình. Nhưng chuyện tình đẹp chẳng kéo dài được lâu khi một ngày anh ta phát hoảng khi thấy hình xăm của em, rồi phát hiện ra chuyện em đi làm khuya ở quán karaoke ôm. Giờ mỗi lần soi gương nhìn thấy hình này em lại thấy mình khùng hết cỡ".
Như những lần trước, sau khi tan vỡ cuộc tình, cô gái yếu đuối về tâm lý lại lao vào các cuộc thác loạn mua vui cho khách như một con thiêu thân.
Cuộc đời cho Dung thêm một cơ hội nữa để thoát khỏi kiếp vũ nữ thoát y. Ba má cô ép cưới một người đàn ông đã bỏ vợ và có một con riêng. Cô tặc lưỡi đồng ý vì dù sao cũng là một cách để dứt được với cái nghề nhớp nhúa này và có cơ hội làm lại từ đầu. Nhưng đời vẫn quá nghiệt với cô, người chồng hợp pháp đầu tiên của cô nhanh chóng thể hiện tật bài bạc và thói trăng hoa.
Dung kể: "Tưởng hạnh phúc êm ấm, nhưng anh ta vẫn chứng nào tật ấy. Có lần nghe hàng xóm nói em theo dõi bắt tận tay anh ta với bồ nhí ở khách sạn. Anh ta thề sống thề chết, nhưng không thể bỏ được bài bạc với thói trăng hoa". Dứt tình, Dung ôm con gái mới sinh bỏ Mỹ Tho lên Sài Gòn sinh sống.
Không có việc gì làm, Dung lại quay về con đường cũ làm vũ nữ thoát y ở quán bia ôm. Dung lặng người đi khi nghe chúng tôi hỏi về cô con gái: "Mỗi đêm khi về đến nhà trọ, nhìn con gái thiếp ngủ em lại đau đớn lắm. Tưởng hạnh phúc gia đình sẽ vớt vát được phần nào tủi nhục lúc sa chân đầu đời, ai ngờ lại càng thêm gánh nặng và tủi nhục chồng chất".
Nói đoạn, Dung lại khóc rưng rức: "Em giờ như lục bình dạt, chẳng biết làm gì ngoài mong muốn gia đình khá hơn một chút. Em đang cố kiếm cách nào đó bỏ nghề cay đắng này, càng lớn tuổi nhan sắc càng tàn còn đâu mà mua vui cho người đời nữa".
Với những vũ nữ trẻ như Ngọc đang kiếm được nhiều tiền, chưa vướng bận gia đình con cái, chưa từng trải nhiều như Dung thì vẫn ủ trong mình một ước mơ. Nhưng nghe qua ước mơ của cô gái trẻ, tôi lại thấy đấy là một vòng tròn quẩn quanh không có lối thoát. Nó chật hẹp, bức bí như cái mặt bàn là nơi hành nghề của những người như Ngọc.
Cô gái trẻ hồn nhiên nói với chúng tôi: "Em đang tích góp tiền để sau này mở một quán massage do mình làm chủ, mội ngày chỉ cần 30 khách là em có lời rồi". Nếu ước mơ của Ngọc thành hiện thực, sẽ có thêm nhiều cô gái nữa sẽ bước chân vào con đường "massage - bar - vũ trường - karaoke ôm" không biết đến bao giờ mới thấy điểm dừng.
Tuần trước, tôi nhận được một tin nhắn từ số máy rất lạ, sau này tôi mới biết là số máy điện thoại di động từ Thái Lan gửi về. Đó là tin nhắn của Dung: "Em Dung đây, nếu anh có kể về đời em, thì hãy thêm một phần cho đoạn kết đó nghe. Đó là em quyết bỏ nhà ra đi, theo người ta qua đất khách quê người làm ăn. Anh cũng đừng hỏi, đừng biết em qua đây làm nghề gì, chỉ cần biết rằng, em sẽ tìm cho mình một lối đi khác, nhưng tương lai thế nào thì em cũng chưa biết được anh ạ".
Hy vọng, đời sẽ cho Dung cơ hội thứ ba, một lần nữa để làm lại từ đầu.
Theo xahoi
Lên bar tận mắt xem múa cột sexy ở Đồng Nai (Kỳ 3): Đề nghị rút giấy phép quán bar vi phạm Hàng loạt các vi phạm trong các quán bar nhưng chẳng lẽ cơ quan chức năng bất lực? Một hoạt động biểu diễn của quán MTM. Ngày 30/7, ông Trần Quang Toại, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Đồng Nai (ảnh), cho biết sẽ phối hợp với các ngành chức năng để xử lý các quán bar vi phạm... . Phóng viên: Dư...