Nhiều băng nhóm tại TP Hồ Chí Minh lập sàn bán tiền ảo để lừa đảo
Khi mới đổ tiền vào mua tiền ảo, những ngày đầu các đối tượng đọc lệnh trên sàn cho người chơi lãi 2%. Nhưng sau đó điều khiển trên hệ thống rồi vét sạch tài khoản người tham gia giao dịch tiền ảo.
Đến ngày 30/7, Công an quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh vẫn điều tra đơn của chị T.T.T. Hương (SN 1982, ngụ tỉnh Quảng Nam) cùng nhóm bạn (10 người) tố cáo bị lừa bởi nhóm quản trị sàn giao dịch tiền ảo trên mạng có tên “cjtrade.io”. Tổng số tiền mà nhóm chị Hương bị lừa lên tới 3 tỷ đồng.
Cho lời vài ngày rồi vét sạch tiền người chơi
Theo chị Hương trình bày, khi lên mạng xã hội facebook, chị quen Lê Quang Huy (SN 1987, ngụ quận 1, TP Hồ Chí Minh). Huy nói sàn “cjtrade.io” giống như sàn giao dịch bitcoin, xuất phát ở Hàn Quốc và được quốc tế công nhận. Do biết Huy đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mua bán tiền ảo, sau khi được Huy tư vấn, chị Hương cùng nhóm bạn lên mạng theo dõi liên tục vài ngày thấy có người lời từ 2 – 4%/ngày trên sàn “cjtrade.io”. Ngày 19/6, chị Hương cùng người bạn là L.M.Hải (cùng ngụ tỉnh Quảng Nam) vào TP Hồ Chí Minh gặp Huy và được giới thiệu với bà Lê Thiên Phương tư vấn.
Biên nhận chuyển khoản hàng trăm triệu đồng để mua đô “ảo”.
“Sau đó chúng tôi quyết định mua 8.000 đồng đô ảo với giá 24.000 đồng/1 đô ảo, tổng số tiền phải trả là 192 triệu đồng. Người hướng dẫn chúng tôi lập tài khoản là Trần Cảnh. Vài ngày đầu có lời 2%/ngày, nên chúng tôi trở về quê gặp một nhóm bạn. Nghe chúng tôi kể, các bạn quyết định góp tiếp 2,5 tỷ đồng để đầu tư vào đô ảo và tạo tên là nhóm Quảng Nam. Về phương thức hoạt động, cứ 10 giờ sáng mỗi ngày, Trần Cảnh mở sàn giao dịch “cjtrade.io”. Ba ngày đầu tiên chúng tôi lời 2%/ngày, đến chiều ngày thứ năm thì Trần Cảnh và Lê Thiên Phương tách nhóm chúng tôi vào group khác cùng với 60 thành viên đến từ các tỉnh, thành trên cả nước, hoạt động vào 3 giờ chiều” – chị Hương kể.
Video đang HOT
Quá nhiều tổ chức lừa đảo kinh doanh tiền ảo
Đầu tháng 4/2018, hàng trăm người giăng băng rôn trước cửa Công ty CP Modern Tech (thuê địa chỉ tại lầu 9, tòa nhà Vietcomreal, đường Nguyễn Huệ, quận 1, TP Hồ Chí Minh), để tố cáo Hồ Xuân Văn (Giám đốc) cùng các đối tượng Diệp Khắc Cường (lập ra đồng tiền ảo iFan), Lê Ngọc Tuấn, Vũ Hữu Lợi… Trong vụ này, các đối tượng phát hành ra tiền ảo iFan giá khởi điểm là 1,6 USD/đồng iFan để huy động vốn. Thủ đoạn của các đối tượng là vẽ ra chiếc bánh lợi nhuận thấp nhất 48%/tháng, thời gian hoàn vốn tối đa 4 tháng. Nếu lôi kéo được người vào hệ thống, khách hàng sẽ hưởng thêm 8% số tiền người mới tham gia. Do lãi suất quá khủng nên đã có tới 32.000 người tham gia chơi và trở thành nạn nhân với số tiền lên tới… 15.000 tỷ đồng!
Vụ iFan chưa ngã ngũ, mới đây hàng chục nạn nhân lại gửi đơn đến Công an quận Phú Nhuận để tố cáo HTX Bầu Trời Công Nghệ (Sky Mining) do Lê Minh Tâm làm đại diện. Thành lập cuối năm 2017, từ tháng 3/2018 Sky Mining thường tổ chức hội thảo kêu gọi đầu tư tại nhiều tỉnh, thành. Để gạ con mồi bỏ tiền đầu tư, các đối tượng đưa ra mức lãi “khủng” từ 300 – 350%/năm, mức đầu tư thấp nhất từ 100 – 50.000 USD. Theo những người tố cáo, số tiền do Sky Mining lừa khoảng 30 triệu USD. Hiện Công an TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Công an quận Phú Nhuận điều tra.
Ngày đầu tiên trong group 3 giờ chiều, nhóm Quảng Nam vẫn nhận được lợi nhuận 2% như bình thường. Tuy nhiên, đến ngày hôm sau thì tất cả các tài khoản bị âm đến 36% và đến tối hôm sau nữa mọi thành viên trong group này “cháy” sạch tiền, riêng nhóm Quảng Nam vẫn còn khoảng 20% (khoảng 300 triệu đồng) trên tổng số tiền đầu tư vì không thực hiện những lệnh sai như Trần Cảnh hướng dẫn.
Số tiền bị lừa có thể lên tới hàng chục tỷ đồng
“Sau đó chúng tôi liên lạc với Trần Cảnh để hỏi tại sao lại mất hết tiền một cách vô lý, thì Cảnh nói mọi người nạp thêm tiền vào thì sẽ làm lệnh… gỡ lại! Lúc đó cũng có một số người trong nhóm Quảng Nam đặt nghi ngờ về sàn “cjtrade.io” là vì sao gom những người đầu tư khoản tiền lớn vào group 3 giờ chiều? Còn group 10 giờ sáng chỉ những người đầu tư ít? Tuy nhiên, do quá mù quáng, với suy nghĩ có thể thị trường không tốt mới bị thua, nên chúng tôi đầu tư tiếp 500 triệu đồng mong vớt vát lại. Sau khi đầu tư thêm 500 triệu đồng, thì hôm sau Trần Cảnh cho âm thêm 18% của tổng số tiền còn lại (300 triệu đồng cũ, 500 triệu đồng mới bỏ vào – PV). Lúc này mọi người mới nhận ra là đã có sự sắp xếp để lừa đảo” – anh Hải uất ức nói.
Ngay sau đó, các thành viên trong nhóm Quảng Nam liên lạc với những người chơi trong group 3 giờ chiều thì được biết tất cả đều thua! “Chúng tôi kiểm tra thì phát hiện đây là sàn giao dịch giả mạo, đầu tư thật ít tiền thì thắng, còn đầu tư nhiều tiền lại thua! Nếu tất cả mọi người đều chơi một mình thì tất cả cùng thua” – anh Hải cho biết.
Ngoài nhóm Quảng Nam mất 3 tỷ đồng, riêng trường hợp chị Hương mất 300 triệu đồng thì còn rất nhiều người khác như anh T.D.H.Nam (nhà ở phường 2, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) cũng bị lừa 2.000 đô “ảo” chỉ trong một ngày. Hay trường hợp chị N.T.B.Thủy tham gia đầu tư đô ảo với tiền thật là 1,7 tỷ đồng từ ngày 29/6 cũng mất trắng. Số tiền mua đô ảo được các nạn nhân chuyển cho Lê Quang Huy và vợ là Nguyễn Thị Ngọc Anh. Cũng có lúc các nạn nhân chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của bà Lê Thiên Phương.
Theo chị Hương, sàn mua bán đô ảo nêu trên chỉ mới hoạt động khoảng một tháng rưỡi. Chỉ với 13 lần chuyển tiền của chị Hương và nhóm Quảng Nam, diễn ra từ ngày 19/6 – 3/7 nhưng số tiền đã lên hơn 2,128 tỷ đồng! Sau khi phát hiện sàn giao dịch “cjtrade.io” là lừa đảo, chị Hương cùng 10 nạn nhân khác đã gửi đơn tố cáo Lê Thiên Phương, Trần Cảnh, Nông Thị Huyền và các đối tượng liên quan đến cơ quan công an. Công an quận Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh) đã tạm giữ hành chính Lê Thiên Phương cùng đối tượng tên Việt. Tuy nhiên đến sáng 11/7, bà Phương được công an cho gia đình bảo lãnh về nhà nhưng cấm đi khỏi nơi cư trú.
Tiếp xúc với phóng viên, các nạn nhân cho biết, chiêu thức của các đối tượng lập và quản lý sàn “cjtrade.io” là để cho những người đầu tư ít tiền cứ thắng 2%/ngày. Mục đích để những người này thắng nhằm mượn họ khẳng định sàn “cjtrade.io” là có thật! Đến khi ai đó tin tưởng dốc tiền tỷ (tiền thật) để mua đô ảo thì băng nhóm này điều khiển để người chơi thua. Nếu trường hợp nào đã mua đô ảo và thắng, có muốn đổi để lấy lại tiền thật cũng không được mà phải tìm người (nạn nhân) mới để bán hoặc chỉ bán được trong group của mình và hầu như không thể lấy lại tiền thật!
Theo kinhtedothi
Nhẹ dạ hay lòng tham dẫn dắt nhà đầu tư đào tiền ảo?
Trước mắt, những nhà đầu tư nhẹ dạ đang đứng trước nguy cơ mất trắng 900 tỷ đồng, khi người đại diện pháp luật của Sky Mining đã rời khỏi nơi cư trú một cách bí mật.
Vụ Công ty Modern Tech dùng chiêu trò tiền ảo iFan khiến 32.000 người sập bẫy với số tiền thiệt hại lên tới 15.000 tỷ đồng vào tháng 4-2018, đến nay vẫn chưa giải quyết xong, thì lại tiếp tục xuất hiện thêm HTX Bầu trời Công nghệ Sky Mining gây khốn đốn cho nhiều người tại TPHCM và các tỉnh phía Nam. Trước mắt, những nhà đầu tư nhẹ dạ đang đứng trước nguy cơ mất trắng 900 tỷ đồng, khi người đại diện pháp luật của Sky Mining đã rời khỏi nơi cư trú một cách bí mật. Biết trách ai bây giờ, khi những lời cảnh tỉnh về sự tráo trở của giới kinh doanh tiền ảo, vẫn bị để ngoài tai.
Thủ đoạn của Sky Mining có thay đổi chút ít so với Modern Tech. Thay vì kêu gọi giao dịch tiền ảo, Sky Mining giới thiệu phương pháp... đào tiền ảo. Nghĩa là khách hàng bỏ ra tối thiểu 5.000 USD để mua máy đào tiền ảo của Sky Mining, sau đó Sky Mining sẽ có chuyên gia đào dùm mỗi ngày, với cam kết sau 12 tháng sẽ trả lại vốn và lãi khoảng 300% mức chi phí ban đầu. Trên đời, làm gì có ngành nghề nào có thể mang lợi nhuận siêu khủng như vậy? Câu hỏi ấy, chẳng ai thèm trả lời, mà chỉ mải mê lao vào giấc mộng giàu sang huyễn hoặc!
Hiện tại, cả tiền ảo và máy đào tiền ảo đều chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận như một phương tiện tài chính đảm bảo tính pháp lý. Thế nhưng, nhiều người vẫn chọn loại hình này với biện luận khá ngây ngô là thứ gì ngoài luồng thì dễ sinh lãi hơn. Trên thực tế, những máy đào tiền ảo mà Sky Mining phô bày cho khách hàng đều thuộc những dòng Antminer S3 , Antminer D3 đã rất lỗi thời và được nhập lậu vào Việt Nam với giá trị mỗi máy khoảng 10 triệu đồng. Bỏ ra hơn 100 triệu đồng để mua cái máy 10 triệu đồng, đã là bài toán sai lầm. Sau đó, lại giao luôn cái máy 10 triệu đồng cho người khác sử dụng, mà vẫn mong mỏi phát tài, phát lộc thì cực kỳ ngớ ngẩn!
Rõ ràng, cách thức giăng lưới dụ dỗ khách hàng của Sky Mining đã khôn ngoan hơn Modern Tech. Nhà đầu tư cứ nghĩ mình đã sở hữu máy đào tiền ảo, mà yên tâm ngồi chờ thu hoạch. Chẳng người nào biết được, vài cái máy đào tiền ảo đều mang tính ngụy trang cho một kế hoạch huy động tài chính theo kiểu đa cấp. Lấy tiền người đến sau để trả cho người đến trước, rồi ông chủ Sky Mining đóng cửa cái gọi là Hợp tác xã Bầu trời công nghệ rất nhẹ nhàng và rất man trá.
Không có cái dại nào giống cái dại nào, khi lòng tham vẫn dẫn dắt các người vào những âm mưu kiếm tiền nhanh bằng mọi thủ đoạn. Có lẽ, đã đến lúc các cơ quan chức năng phải xử lý kiên quyết các hoạt động lợi dụng tiền ảo để móc túi nhà đầu tư ngây ngô. Những công ty tương tự Modern Tech và Sky Mining càng ngày càng nhiều, có nguy cơ tạo ra những bất ổn cho an ninh tài chính và trật tự xã hội. Về phía những người đang mơ hồ về thị trường tiền ảo, thiết nghĩ cũng cần nhắc lại rằng, mọi hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng tiền ảo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức từ 150 - 200 triệu đồng, ngoài ra còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự!
LÊ THIẾU NHƠN
Theo nongnghiep
Xung quanh vụ "mỏ đào tiền ảo" lớn nhất Việt Nam Mấy ngày qua hàng nghìn nhà đầu tư của "mỏ đào tiền ảo" này như đang ngồi trên đống lửa khi ông chủ của Skymining đã "biến mất". Sau gần một năm đi vào hoạt động kêu gọi đầu tư mua máy đào tiền ảo, ông Lê Minh Tâm (48 tuổi, ngụ huyện Củ Chi, Chủ nhiệm Hợp tác xã Bầu trời công...