Nhiều bằng chứng về hiệu quả của mũi vaccine tăng cường trước biến thể Omicron
Ngày 27/1, Cơ quan An ninh y tế Anh (UKHSA) cho biết mũi vaccine tăng cường phòng COVID-19 giúp tăng khả năng tránh nguy cơ tử vong trước biến thể Omicron lên tới 95% cho những người trên 50 tuổi.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại London, Anh ngày 25/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
UKHSA cho biết, đối với những người trên 50 tuổi, khoảng 6 tháng sau khi hoàn thành liều cơ bản bất kỳ loại vaccine phòng COVID-19 nào, hiệu quả bảo vệ trước nguy cơ tử vong đối với biến thể Omicron còn khoảng 60%. Khả năng bảo vệ sẽ tăng lên khoảng 95% sau 2 tuần nhóm tuổi này được tiêm mũi vaccine tăng cường.
Cơ quan này cho biết thêm vaccine của Pfizer/BioNTech có hiệu quả 90% trong việc ngăn chặn nguy cơ nhập viện do biến chứng COVID-19, tỷ lệ này giảm xuống còn 75% trong 10-14 tuần sau khi tiêm mũi bổ sung và đối với vaccine của Moderna, mức độ hiệu quả tăng lên 90-95% sau 9 tuần tiêm mũi tăng cường.
Giáo sư Mary Ramsay, người đứng đầu về miễn dịch tại UKHSA, cho hay vaccine gúp bảo vệ con người trước mọi tác động của COVID-19 và mũi tiêm tăng cường sẽ tạo mức độ bảo vệ cao trong việc ngăn chặn nguy cơ nhập viện cũng như tử vong ở những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
Kết luận trên được đưa ra trong bối cảnh biến thể Omicron lây lan mạnh tại nhiều nước. Tuần trước Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định sự gia tăng về số ca mắc COVID-19 không kéo theo sự gia tăng về số ca tử vong.
Trong khi đó, Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ công bố kết quả nghiên cứu cho thấy mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 theo công nghệ mRNA giúp tránh nguy cơ nhập viện ở những trưởng thành bị suy giảm hệ miễn dịch. Nghiên cứu có sự tham gia của 2.850 người trưởng thành. Theo các nhà nghiên cứu, mũi vaccine thứ ba có hiệu quả từ 69%-88% trong việc ngăn chặn nguy cơ nhập viện đối với những người bị suy giảm miễn dịch bị mắc COVID-19, và 82%-97% đối với người có bệnh nền.
Theo CDC Mỹ, những phát hiện này cho thấy tầm quan trọng của việc tiêm mũi tăng cường đối với người trưởng thành bị suy giảm miễn dịch, sử dụng vaccine mRNA vào 28 ngày sau mũi vaccine thứ hai và đối với những người trưởng thành có đủ khả năng miễn dịch trong 5 tháng kể từ khi hoàn thành liều tiêm cơ bản.
Mũi vaccine tăng cường Covaxin của Ấn Độ giúp tăng kháng thể chống biến thể Omicron
Ngày 12/1, công ty công nghệ sinh học Ấn Độ Bharat cho biết việc dùng vaccine Covaxin ngừa COVID-19 của hãng này để tiêm tăng cường sau 6 tháng kể từ khi hoàn thành liều tiêm cơ bản có thể tạo kháng thể trung hòa biến thể Omicron và Delta của virus SARS-CoV-2.
Vaccine ngừa COVID-19 Covaxin. Ảnh: AFP/TTXVN
Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm vaccine Emory ở Atlanta dựa trên huyết thanh được thu thập từ 13 cá nhân sau 28 ngày được tiêm mũi tăng cường. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng trung hòa biến thể Omicron và Delta được ghi nhận trong huyết thanh ở những người đã tiêm mũi tăng cường Covaxin có thể so sánh với kết quả quan sát thấy trong huyết thanh của những người đã tiêm mũi vaccine tăng cường sử dụng công nghệ mRNA. Theo đó, hơn 90% tất cả các cá nhân được tiêm mũi vaccine nhắc lại Covaxin đều sản sinh kháng thể trung hòa.
Covaxin là vaccine ngừa COVID-19 được phát triển trong nước đầu tiên của Ấn Độ và đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt sử dụng khẩn cấp vào cuối năm ngoái. Hơn 201 triệu liều vaccine Covaxin đã được sử dụng tại quốc gia Nam Á này.
Chuyên gia Mỹ: Omicron có khả năng đẩy nhanh sự kết thúc của đại dịch COVID-19 Một số nhà nghiên cứu Mỹ cho biết biến thể Omicron thực sự có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của virus SARS-CoV-2 sang một loại cúm thông thường, kết thúc đại dịch COVID-19. Người dân thành phố New York xếp hàng tại một trạm xét nghiệm COVID-19 ở quảng trường Thời Đại - Ảnh: AP Chỉ vài tuần trước, Mỹ đang...