Nhiều bạn trẻ Việt khiến người xung quanh giật mình vì áo in chữ thô tục
Vì đâu mà giới trẻ lại thích thú những chiếc áo phông in chữ thô thiển?
Áo phông in chữ ra đời từ lâu được nâng cấp giá trị thẩm mỹ nhờ những thương hiệu lớn
Nguồn gốc áo phông in chữ
Áo phông in chữ hay còn được gọi là slogan tee không hề xa lạ với các tín đồ thời trang, dù chưa có con số chính xác về năm ra đời, nhưng không khó để khẳng định khởi nguồn chính xác của chúng là từ phong cách Grunge trong những năm 60s, dưới danh nghĩa là một trào lưu nho nhỏ của những tay rocker hầm hố. Cũng như nhiều xu hướng khác, slogan tee không trụ được bao lâu, nhanh chóng mai một và dập tắt. Bởi, những chiếc áo in chữ chỉ được coi như thú vui tiêu khiển của giới trẻ, không được đề cao về giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật.
Thế nhưng, xét về phương diện truyền tải thông điệp, slogan tee chính là phương pháp hữu hiệu nhất. Hầu hết các thông điệp đều ngắn gọn, xúc tích, mang tính khẳng định cao tới cá tính của mỗi chủ thể diện item này.
Với các thương hiệu thời trang có phong cách khỏe khoắn, mang tính ứng dụng cao thì việc thể hiện slogan tee càng dễ dàng hơn. Nhất là những chiếc áo phông trơn của Nike, H&M, Zara… trở thành phương tiện để các tín đồ thời trang thoải mái khoe cá tính với những slogan tee mà họ tự nghĩ ra bằng cách in chúng lên áo. Nói một cách khác, chính là chiêu thức “bình cũ rượu mới”, sự cộng hưởng ấy tạo nên một làn sóng, trỗi dậy những chiếc áo slogan tee một cách đầy ngoạn mục. Bởi, cả 2 “ông lớn” của làng mốt là Gucci và Dior cùng nhập cuộc tạo ra những chiếc áo phông in chữ, “phủ sóng” khắp mọi đường phố trên thế giới nhờ các tín đồ thời trang.
Áo slogan tee – sự trở lại đẩy đẳng cấp
Áo in chữ thô tục – Con sâu bỏ rầu nồi canh
Trong khi các thương hiệu ra sức làm mới những chiếc áo phông in chữ bằng slogan tee mang thông điệp về nữ quyền hay bình đẳng giới, thì một bộ phận nhỏ lại sử dụng chiêu thức “gây chú ý” bằng các câu nói thô tục.
“Tất nhiên, khi mới ra đời, có thể những chiếc áo in chữ thô tục tạo được ấn tượng hay mang dấu ấn cá nhân. Sự sáng tạo là ghi nhận nhưng phải có chừng mực, điểm dừng. Ngoài cách in chữ lên áo của hãng thì một số tín đồ tự mua áo thu trơn với giá rẻ rồi mang ra xưởng in chữ. Đó là 2 cách thông dụng nhất mà bạn có thể sở hữu một áo phông in chữ cộp mác cá tính riêng. Tuy nhiên, cách bạn chơi áo thể hiện đẳng cấp của bạn. Ví dụ, áo bạn mua của hãng, phom dáng nhìn là khác liền, tiếp theo là chất liệu, thứ 3 và quan trọng nhất là chữ in không phai… ngược lại, áo phông tự in ở xưởng dù có cái hay riêng nhưng về độ bền thì thua xa áo hãng” – Fashionisto Sony Le chia sẻ.
Video đang HOT
Fashionisto Sony Le và chiếc áo thun của Fear Of God có giá 500 USD (khoảng hơn 10 triệu đồng). Anh là tín đồ của áo phông in chữ, nhưng áo in chữ thô tục thì không!
Stylist Kelbin Lei từng bị diện áo thun in chữ thô tục xuất hiện trên thảm đỏ thời trang
Phải chăng chiếc áo phông trơn không họa tiết quá nhàm chán nên hội chị em thích diện áo in chữ cho ngầu
Anh nói thêm, những chiếc áo in chữ thô tục vì xấu, vì không có tính sáng tạo nên tuổi thọ cực ngắn, nhanh chóng bị bài trừ. Bởi, bên cạnh những người thích gây chú ý thì có hẳn một cộng đồng những tín đồ thời trang văn minh. Nếu các thương hiệu lớn không cổ xúy thì những chiếc áo in chữ thô tục nhanh chóng bị dập tắt và lãng quên nhanh.
Với giá hiện tại, khoảng 400 ngàn đồng bạn có thể mua được một chiếc áo phông trơn và giá in dao động từ 15 – 35 ngàn đồng tùy vào số lượng màu cho một vị trí in.
Tín đồ thời trang nói gì về áo in chữ thô tục
“Diện áo phông in chữ thô tục ngủ ở nhà là chất nhất, không mặc tới những nơi công cộng là được. Còn những bạn muốn “chơi trội” hãy mặc nó tới những nơi mà không ai biết bạn là ai hoặc trong hội bạn thân để nếu bị tẩy chay hay ném đá thì còn có đường rút lui nhanh. Tôi không khuyến khích các bạn trẻ mặc áo với chữ in thô tục, tất nhiên là sáng tạo nhưng còn rất nhiều câu nói hay và ý nghĩa hơn để bạn lựa chọn” – một tín đồ thời trang chia sẻ.
“Tôi vẫn trung thành với những chiếc áo hãng in chữ có sẵn, cách tôi ủng hộ những chiếc áo có nội dung tích cực cũng là góp phần bài trừ áo thun in chữ thô tục” – Sony Le khẳng định.
Bị bạn bè trêu chọc chính là phản ứng đầu tiên của cô gái mua áo thun in chữ thô tục, cô gái nói thêm vì khi mua nhìn nhầm thành chữ “sexy” (gợi cảm) nên mới mua mặc. Áo thun thì thường dễ kết hợp đồ, lại là item tạo cảm giác thoải mái cho người mặc nhất là trong mùa hè.
Có những tín đồ thời trang không quan tâm nhiều tới nội dung slogan mà họ chỉ thích vì nó mang lại cảm giác thoải mái
Chọn áo phông in chữ thô tục có khi là ngẫu nhiên có khi là cố tình
Slogan bạn chọn còn in chữ cứ để nhà xưởng lo.
Theo Danviet
Những điều không phải ai cũng biết về thương hiệu Nike
Nike là một trong những thương hiệu giày và trang phục thể thao hàng đầu thế giới được thành lập vào năm 1964.
Bill Bowerman và học trò là Phil Knight đã thành lập Blue Ribbon Sport (BRS) vào năm 1964, hoạt động với vai trò phân phối giày của thương hiệu Onitsuka của Nhật Bản. Đến năm 1971 khi Onitsuka và Bill gặp trục trặc trong hợp đồng, ông quyết tâm cho ra đời nhãn hàng Nike với những đôi giày tự thiết kế và sản xuất.
Phil Knight đã lên ý tưởng về việc thành lập một công ty chuyên kinh doanh giày khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ông tin rằng giày thể thao sản xuất tại Nhật Bản có thể cạnh tranh với những sản phẩm của adidas và Puma. Đó chính là lý do Phil liên kết với thương hiệu Onitsuka Tiger.
Là nhân viên đầu tiên làm việc tại công ty, nhưng Jeff Johnson được biết đến như người đã sáng tạo nên thương hiệu Nike như hiện nay.
Mẫu Air Force 1 xuất hiện vào năm 1982, nhưng đã ngưng sản xuất trong năm đầu tiên thử nghiệm vì lý do chất lượng sản phẩm.
Chiến dịch "Just Do It" của Nike ra mắt lần đầu tiên vào năm 1988 và trở thành khẩu hiệu nổi tiếng của thương hiệu này cho đến tận bây giờ.
Nike Waffle Trainer là mẫu giày đầu tiên của Nike được ra mắt năm 1974. Tuy không phải là đôi giày thể thao đế đinh, nhưng nó lại khiến mọi người ấn tượng khi sở hữu phần đế vuông làm từ nhựa urethane với độ bám vượt trội ở mọi địa hình.
Ngay khi nhìn thấy mẫu giày Air Jordan 1, Michael Jordan đã không muốn sử dụng chúng dù chỉ 1 lần. Lý giải về điều này, "ông vua" bóng rổ đã trả lời: "Chúng trông như màu sắc của quỷ và khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh về những trang phục của đối thủ trong trường đại học".
Vào năm 1966, Bill Bowerman tự hỏi liệu một chiếc đế cao su có thể làm cho chất lượng của sneaker đạt hiệu quả hơn không? Vì vậy ông đã thử nghiệm với những chiếc bánh waffle của vợ. Bill đã thành công và sau này, mẫu giày với phần đế độc đáo đã trở thành huyền thoại.
Theo tổ chức môi trường Clean Air Planet, Nike là một trong ba tập đoàn thân thiện với môi trường nhất trên thế giới. Thương hiệu Mỹ kiên quyết tái chế giày cũ và chất thải cao su để tạo ra sản phẩm mới nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố môi trường.
Tính đến nay, văn phòng của Nike có mặt tại 46 quốc gia cùng 700 cửa hàng trên thế giới. Bên cạnh đó, các nhà máy của thương hiệu này còn tập trung ở châu Á và đang có dấu hiệu tăng lên từng ngày.
Thiên Minh
Theo Zing
Những trang phục trông giống nhưng rẻ hơn hàng hiệu nhiều lần Chiếc áo phao Tommy Hilfiger mà Gigi Hadid diện có giá 23 triệu, nhưng bạn chỉ cần bỏ 1/10 số tiền đó để mua thiết kế tương tự của Zara. Mẫu chân váy ánh bạc xếp ly của Zara (trái) được bán ở mức 70 USD (gần 1,6 triệu đồng), trong khi "phiên bản gốc" là sản phẩm từ thương hiệu danh tiếng...