Nhiều ban quản lý, dự án kém hiệu quả
Đó là thông điệp của hội thảo nâng cao hiệu quả, chất lượng trong triển khai dự án do Bộ KH-ĐT tổ chức mới đây.
Theo ông Hoàng Việt Khang – Vụ trưởng Vụ Kinh tế Đối ngoại (Bộ KH-ĐT), Ban quản lý dự án có vai trò quan trọng, quyết định tốc độ giải ngân các dự án. Thời gian qua đã có dự án phải “trả giá” do ban quản lý dự án hoạt động kém hiệu quả. Chỉ tính riêng các dự án ODA do WB và ADB tài trợ tại Việt Nam hiện có hơn 500 ban quản lý dự án với số lượng vốn khoảng 25 tỷ USD, tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. “Trung bình mỗi tỉnh có gần 10 ban quản lý dự án. Đó là chưa kể các dự án của Nhật Bản, các tổ chức song phương khác. Tuy nhiên, quá nhiều ban quản lý dự án sẽ gây lãng phí trong vận hành” – ông Hoàng Việt Khang nói.
Bên cạnh đó, giám đốc các ban quản lý dự án này lại thường xuyên thay đổi; có dự án triển khai được 5 năm thì 3 lần thay đổi giám đốc và nhiều dự án phải cắt bỏ vì lý do này. Có trường hợp ban quản lý dự án lại nắm quá nhiều quyền lực, quyết định thay cả chủ đầu tư. Thực tế này chứng minh không cần có quá nhiều ban quản lý dự án mà quan trọng là lựa chọn đúng người, đúng việc và cần chuyên nghiệp hóa quản lý dự án.
Theo ANTD
Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam đổi tên từ năm 2013
Theo Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam- bà Victoria Kwa Kwa- kể từ năm tới 2013, Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) sẽ được đổi tên thành "Diễn đàn phát triển Việt Nam", nhằm tạo ra một diễn đàn đối thoại mở rộng và hợp lý giữa Chính phủ và các đối tác về phát triển của Việt Nam.
Bà Victoria Kwa Kwa -Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Phát biểu tại CG 2012 sáng 10.12, bà Kwa Kwa thông báo, đây sẽ là hội nghị cuối cùng được tổ chức theo mô hình được thiết kế từ 20 năm trước- vốn chủ yếu để phục vụ cho diễn đàn huy động nguồn lực ODA.
"Hiện nay, hầu hết các đối tác phát triển đã có những cam kết và thảo luận ODA riêng và chức năng huy động nguồn lực của Hội nghị các nhà tài trợ đã không còn phù hợp. Điều cần thiết hiện nay là cần có một diễn đàn đối thoại mở rộng và hợp lý giữa Chính phủ và các đối tác về phát triển của Việt Nam" - bà nói.
Theo Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB), 20 năm trước, đối tác chính là Chính phủ và các đối tác phát triển. Hiện nay có thêm nhiều đối tác trong quá trình phát triển của Việt Nam - xã hội dân sự cả trong nước và quốc tế, cũng như khu vực tư nhân.
"Chúng tôi hy vọng rằng, hình thức diễn đàn mới sẽ giúp bao trùm cả nhóm mở rộng này, giúp sử dụng một cách hiệu quả sự tham gia của các bên liên quan. Cuối cùng, chúng tôi rất mong CG sẽ theo định hướng hành động hơn và xác định được các lĩnh vực tập trung sau đó một cách cụ thể" - theo bà Kwa Kwa.
PV Lao Động đã có cuộc trao đổi nhanh với Giám đốc WB Kwa Kwa:
- Tại sao lại cần phải thay đổi mô hình CG- vốn đã tạo dựng được uy tín rất tốt tại VN, thưa bà?
- Vì CG đã bắt đầu từ 20 năm trước. VN đã thay đổi. Các đối tác phát triển của VN đã thay đổi. Vì vậy, chúng tôi phải suy nghĩ về điều đó, phải thay đổi mô hình để thích hợp với tình hình mới, để có thể đáp ứng các nhu cầu mới của VN và của các đối tác phát triển.
- Bà có lo ngại việc thay đổi hình thức tổ chức CG sẽ làm mất tính hấp dẫn của diễn đàn?
- Không, tôi không nghĩ như vậy.
- Nhưng không thể phủ nhận việc con số cam kết tài trợ được công bố cuối mỗi kỳ CG luôn là thông tin được mong đợi nhất từ cuộc họp, thưa bà?
- Chúng tôi sẽ vẫn có thông báo về các khoản tài trợ, nhưng không phải như cách thức hiện nay. Những con số này được thể hiện trong các thỏa thuận song phương với các đối tác phát triển, mà không cần phải nhắc lại ở hội nghị nữa. Các bạn có thể thấy rằng trong vòng 3 năm qua, càng ngày dư luận càng ít chú ý đến con số cam kết. Cách đây 20 năm, CG đã được tổ chức như một diễn đàn để huy động viện trợ. CG hiện đã khác.
Sau 20 năm đồng hành cùng Việt Nam tại CG, Việt Nam đã hiểu biết rất rõ về các nhà tài trợ. Các nhà tài trợ cũng hiểu về VN. Như vậy, mục đích cao nhất của CG không còn là huy động nguồn lực nữa; mà CG là diễn đàn để Chính phủ và các đối tác của Chính phủ có thể ngồi lại cùng nhau để đánh giá về những tiến bộ mà VN đã đạt được, thách thức mà Việt Nam có thể đối mặt. Làm cách nào để có thể cùng hướng đến một tương lai tốt hơn. Vì vậy, chúng tôi muốn đưa diễn đàn CG thành một nơi để bàn thảo về chính sách, chứ không phải chỉ để bàn về con số viện trợ.
Chúng tôi tin tưởng vào tương lai của VN. VN là đất nước dũng cảm, luôn vươn lên để thành công.
- Xin cảm ơn bà!
Theo laodong
Chậm giải phóng mặt bằng: Lãnh đạo Hà Nội 'bốc hỏa' Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm bị chậm tiến độ do gặp khó trong việc giải phóng mặt bằng khiến lãnh đạo Hà Nội "bốc hỏa". Tại cuộc làm việc với Hà Nội ngày 5/8, Thứ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Hồng Trường cho biết, hiện Bộ không thể đưa nhà thầu Nhật Bản thi công đảo giao thông...