Nhiều bác sĩ nước ngoài tham gia mổ thị phạm tại bệnh viện Tim Hà Nội
Nhiều bác sĩ đến từ nước ngoài đã trao đổi kinh nghiệm về phẫu thuật tim ít xâm lấn và tham gia hội chẩn, mổ thị phạm tại Bệnh viện Tim Hà Nội.
PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền thực hiện ca phẫu thuật thay van 2 lá ít xâm lấn cho bệnh nhân
Thông tin từ Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, cuối tuần qua (ngày 10 và 11-4), tại bệnh viện này diễn ra Chương trình Phẫu thuật ít xâm lấn điều trị các bệnh lý van tim. Tham dự chương trình có nhiều chuyên gia đến từ Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Singapore… và một số bệnh viện lớn trong nước.
Tại chương trình, các chuyên gia, bác sĩ đã cũng nhau trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về phẫu thuật tim ít xâm lấn. Dịp này, các bác sĩ nước ngoài cũng tham gia hội chẩn và mổ thị phạm cho 6 bệnh nhân tại bệnh viện.
PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, trước đây, trong phương pháp mổ mở, mổ kinh điển, bác sĩ phải xẻ dọc xương ức với một đường mổ lớn, đôi khi để lại hậu quả nặng nề như biến dạng lồng ngực, viêm xương ức dẫn đến tử vong.
Video đang HOT
Ngày nay, rất nhiều bệnh tim có thể phẫu thuật ít xâm lấn nhờ nội soi như: phẫu thuật thay van tim 2 lá, van động mạch chủ, sửa các van tim, đốt rung nhĩ… Rất nhiều bệnh lý tim bẩm sinh cũng có thể mổ nội soi, phẫu thuật ít xâm lấn, không cần cưa xương ức mà đi qua khe liên sườn.
Mổ tim ít xâm lấn ra đời được coi là cuộc cách mạng trong phẫu thuật tim mạch. Kỹ thuật này có rất nhiều ưu điểm như đường mổ nhỏ, đảm bảo thẩm mỹ, giảm đau đớn, giảm biến chứng, đặc biệt tránh được tổn thương xương ức, nhất là với người già. Sau mổ, bệnh nhân hồi phục nhanh, một tuần có thể xuất viện.
Bệnh viện Tim Hà Nội là cơ sở có số lượng ca phẫu thuật và can thiệp nhiều nhất cả nước. Hiện số ca mổ tim ít xâm lấn tại bệnh viện này chiếm tới 30%.
Phẫu thuật xuyên đêm cứu bệnh nhân bị khối u tim 'khổng lồ'
Bệnh nhân 50 tuổi, ở TP.Cần Thơ đi khám bệnh tổng quát, tình cờ phát hiện khối u tim có kích thước rất lớn. Bệnh nhân được chuyển lên tuyến trên để phẫu thuật cấp cứu ngay trong đêm.
Ngày 15.3, BS.CK2 Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Phẫu thuật tim của bệnh viện vừa phẫu thuật xuyên đêm cấp cứu thành công trường hợp bệnh nhân bị khối u nhầy nhĩ phải rất lớn, dọa lấp van ba lá.
Trước đó, bệnh nhân nam H.V.T, 50 tuổi, ngụ H.Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ đi khám bệnh tổng quát, tình cờ phát hiện u nhầy tại nhĩ phải. Sau đó bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ nhập viện cấp cứu.
Ê kíp bác sĩ phẫu thuật xuyên đêm để bóc tách khối u nhầy cứu sống bệnh nhân. Ảnh ĐT
Kết quả siêu âm tim ghi nhận bệnh nhân có u nhầy nhĩ phải kích thước rất lớn, đồng nhất, tròn đều, có cuống, chiếm gần trọn nhĩ phải, u rất di động. Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp.
Ê kíp phẫu thuật do BS.CK2 Lâm Việt Triều, Trưởng khoa Phẫu thuật tim tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân ngay trong đêm. Kết quả ghi nhận khối u có cuống bám vào thành bên nhĩ phải, gần lỗ đổ tĩnh mạch chủ dưới, kích thước 50 x 40 x 30 mm, mật độ u bở, nhiều múi, van ba lá hở do dãn vòng van. Ê kíp đã tiến hành lấy trọn u kèm cuống, tái tạo một phần thành bên nhĩ phải, sửa van ba lá. Ca phẫu thuật xuyên đêm bắt đầu từ giữa khuya và đến 3 giờ sáng hôm sau mới kết thúc.
Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc được, dấu hiệu sinh tồn ổn định đang được theo dõi và điều trị tại khoa Phẫu thuật tim. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được tái khám định kỳ và siêu âm tim hằng năm để phát hiện u tái phát.
Khối u nhầy được bóc tách thành công. Ảnh Đ.T
Theo BS.CK2 Lâm Việt Triều, do mổ tim là một trong những phẫu thuật phức tạp nhất trong điều trị tim mạch. Bệnh nhân cùng lúc phải thực hiện nhiều xét nghiệm cấp cứu trước phẫu thuật như huyết học, sinh hóa, miễn dịch, siêu âm mạch máu, siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính có cản quang ngực, bụng, chụp mạch vành... dự trù máu và chế phẩm máu. Đặc biệt để ca phẫu thuật thành công còn phải huy động cùng lúc nhiều ê kíp: Phẫu thuật viên, gây mê hồi sức tim, tuần hoàn ngoài cơ thể, bác sĩ nội khoa...
Sức khỏe bệnh nhân đã ổn định sau ca phẫu thuật. Ảnh Đ.T
Cũng theo BS Triều, u nhầy là loại u nguyên phát ở tim, khối u có thể tồn tại và phát triển rất lâu trong cơ thể bệnh nhân. Ở trường hợp bệnh nhân trên, u nhĩ phải rất lớn, thuộc loại u nhầy "khổng lồ", chiếm toàn bộ buồng nhĩ phải. Đặc biệt, mô u nhầy của bệnh nhân rất bở. Trường hợp các mảnh mô bong ra hoặc khối u nhầy bị vỡ, di chuyển vào dòng máu có thể gây thuyên tắc tại các mạch máu trên khắp cơ thể. Hậu quả có thể đưa đến các biến chứng nguy hiểm như: Nhồi máu não, thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim, tắc động mạch nuôi ruột, thận, hai chân. Hiện nay, phương pháp điều trị u nhầy nhĩ trái là phẫu thuật cắt bỏ khối u. Bệnh nhân sau khi chẩn đoán có khối u nhầy nhĩ sẽ được tiến hành phẫu thuật cấp cứu để giảm thiểu nguy cơ khối u phát triển, nguy cơ đột tử cho bệnh nhân bất cứ lúc nào.
Khi nào tập luyện thể dục có thể gây nguy hiểm với người bệnh tim mạch? Bệnh nhân mắc tim mạch tập thể dục như nào, khi nào nguy hiểm? Theo khuyến cáo, tất cả bệnh nhân mắc tim mạch như: nhồi máu cơ tim, phẫu thuật tim, can thiệp động mạch vành hay bệnh tim hoặc mạch máu khác nên thường quy tham gia chương trình phục hồi chức năng tim và phòng bệnh phù hợp. Điều này...