Nhiều bậc phụ huynh đua nhau đặt tên con là ‘Covid’
Một người dùng bình luận: “Hãy tưởng tượng Covid Rose gặp Covid Bryant và nảy sinh tình cảm với nhau. Đó chắc chắn sẽ là một chuyện tình đẹp”.
Đặt tên cho con là việc mà nhiều bậc phụ huynh cảm thấy tốn khá nhiều thời gian suy nghĩ. Trong khi không ít người lấy cảm hứng từ những ngôi sao nổi tiếng hay nhân vật yêu thích của họ, một số khác lại đặt tên con theo sự kiện nổi bật vào thời điểm đứa trẻ ra đời.
Ở Philippines, có ba anh chị em nổi tiếng là Macaroni ‘85 Pascual, Spaghetti ‘88 và Sincerely Yours ‘98. Những cái tên đặc biệt của họ đã trở thành chủ đề bán tán trong một thời gian. Họ có hai người em họ tên là Design (Thiết kế) và Research (Nghiên cứu). Thậm chí sau này, Spaghetti ‘88 còn đặt tên con mình là Cheese Pimiento (Phô mai ớt pimento).
Và năm nay, các bậc phụ huynh người Philippines lại tiếp tục “phát huy” việc đặt tên con độc đáo, dựa trên sự kiện quan trọng nhất diễn ra trên thế giới ở thời điểm hiện tại.
Ngày 18/3 vừa qua, một người dùng Twitter đã đăng tải bức ảnh giấy khai sinh của một bé gái ở Sultan Kudarat với cái tên rất “thời sự”: Covid Rose. Có lẽ không cần nói thì ai cũng biết em bé này được đặt tên theo đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn cầu.
Hôm sau, một người dùng khác cũng “khoe” hình ảnh tương tự: Giấy khai sinh của một bé trai được đặt tên là Covid Bryant theo dịch Covid-19 và huyền thoại bóng rổ Kobe Bryant, người vừa qua đời vào tháng 1 năm nay trong một vụ tai nạn máy bay trực thăng.
Những hình ảnh trên đã trở nên viral trên mạng xã hội. Một người dùng bình luận: “Hãy tưởng tượng Covid Rose gặp Covid Bryant và nảy sinh tình cảm với nhau. Đó chắc chắn sẽ là một chuyện tình đẹp”. Người khác nói thêm: “Hãy tưởng tượng đứa trẻ giới thiệu bản thân năm 19 tuổi, vậy chẳng phải là Covid-19 hay sao? Bố mẹ ‘có tâm’ thực sự”.
Có gần 8.000 tweet về Covid Bryant ở Philippines chỉ trong vài ngày.
Không lâu sau, “Covid Rose” và “Covid Bryant” đã trở thành xu hướng hàng đầu trên Twitter ở Philippnies.
Theo GMA News, một bé gái khỏe mạnh khác sinh ra ở thị trấn Magpet cũng được đặt tên là Covid. Tên đầy đủ của cô bé là Covid Lorraine. Chưa hết, hình ảnh giấy khai sinh của một cậu bé có tên Coviduvidapdap cũng gây ấn tượng với cư dân mạng.
Video đang HOT
Nhiều người nói đùa rằng trong vài tháng tới, có lẽ Covid sẽ là một trong những cái tên “hot” không chỉ ở Philippines mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, cũng có người nghi ngờ tính xác thực của những hình ảnh này vì họ nghĩ rằng cha mẹ thường muốn đặt tên đẹp cho con chứ không phải theo tên đại dịch toàn cầu.
Một nguồn tin địa phương cho biết cha mẹ của những em bé trên cũng tính đến việc đổi tên con sau này vì sợ chúng bị trêu chọc khi đi học.
Thời điểm hiện tại, thế giới đã có 378.492 trường hợp nhiễm Covid-19 và 16.495 ca tử vong. Theo Reuters, Bộ Y tế Philippines cho biết quốc gia này ghi nhận 39 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp nhiễm bệnh toàn quốc lên 501. Philippines đã có 33 người tử vong và 19 người khỏi bệnh.
Ngày 14/3, sau khi Philippines ghi nhận thêm ba trường hợp tử vong mới (nâng tổng số người chết lên 8), Tổng thống nước này đã nâng tình trạng khẩn cấp về sức khỏe lên mức cảnh báo cao nhất, đồng thời ban hành các biện pháp cách ly tại thủ đô Manila với khoảng 12 triệu dân. Thị trưởng của 16 thành phố ở Manila và vùng lân cận đã ban bố lệnh giới nghiêm vào ban đêm, tính từ ngày 14/3 để giảm thiểu sự bùng phát của dịch Covid-19.
Chứa đầy những tình tiết phi logic, liệu bố mẹ có nên cân nhắc khi cho con đọc những câu chuyện cổ tích?
Một bà mẹ đã chia sẻ quan điểm của mình lên diễn đàn mạng xã hội về việc truyện cổ tích của Andersen có thể khiến tư duy của trẻ lệch lạc.
Kể truyện cổ tích cho con nghe vốn là thói quen từ xưa của nhiều bậc phụ huynh vì có chung suy nghĩ: Truyện cổ tích là thể loại phù hợp với độ tuổi và tư duy của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mới đây, một bà mẹ Trung Quốc đã đăng tải bài viết lên diễn đàn làm cha mẹ với quan điểm trái ngược. Theo đó, bà mẹ này cho rằng truyện cổ tích của Andersen có thể khiến thế giới quan, cách nhìn nhận của con trẻ bị lệch lạc.
" Gần đây do dịch Covid-19 nên tôi chỉ có thể cho con ở nhà xem phim hoạt hình, kể những câu chuyện cổ tích và chơi đùa với con. Nhưng rồi, tôi nhận ra một loạt các câu chuyện trong quyển "Truyện cổ tích Andersen" và "Truyện cổ Grimm" có rất nhiều vấn đề cần xem lại. Sau khi tìm kiếm thêm trên Internet, tôi thấy rằng nhiều phụ huynh đồng quan điểm với tôi. Thậm chí, có bà mẹ còn tuyên bố thẳng "Sẽ không con nghe hoặc xem phim Nàng Tiên Cá".
Bà mẹ này tin rằng cốt truyện của "Nàng Tiên Cá" là hoàn toàn phi logic. "Chỉ vừa mới liếc mắt thấy Hoàng tử, nàng tiên cá đã chấp nhận đánh đổi mái tóc của mình, giọng hát của mình để được ở gần chàng. Thậm chí hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ người đàn ông ấy - người không hề yêu nàng và không hề biết nàng tồn tại, thì liệu đó có được gọi là tình yêu?".
"Andersen là một người đàn ông viết truyện cổ tích nên cốt truyện hoàn toàn phi lý và gần như xem thường phụ nữ. Cái chết của Nàng Tiên Cá có thể khiến trẻ em hiểu rằng yêu một người là phải hy sinh tất cả vì người đó, kể cả tính mạng của mình". Vì vậy người mẹ này đã kêu gọi các bậc cha mẹ khác "đừng dạy con bằng những câu chuyện cổ tích".
Ngay sau khi bài viết được đăng tải, một số "bình luận viên" cho rằng người mẹ này nhạy cảm quá mức và tước đoạt đi cơ hội được trải nghiệm những câu chuyện cổ tích của con. Song, đại đa số ý kiến đều ủng hộ quan điểm này.
"Tôi có con gái nên tôi hiểu rằng trước tiên phải dạy con cách yêu thương bản thân mình. Mặc dù tình yêu là cao đẹp nhưng đừng dạy con phải đánh đổi mạng sống để giành lấy. Trên đời này, ngoài tình yêu thương của cha mẹ ra, không tình cảm nào cần phải trả giá đắt như thế", một người dùng mạng chia sẻ.
Không chỉ ở Trung Quốc mà ở Anh, các bà mẹ cũng lo lắng không kém trước những ảnh hưởng tiêu cực của truyện cổ tích. Một người mẹ đã nộp đơn yêu cầu trường học không đưa truyện "Người đẹp ngủ trong rừng" vào giảng dạy. Bởi nó có chứa thông tin về việc lạm dụng tình dục không phù hợp với trẻ em. "Tại sao công chúa lại đồng ý lấy một người xa lạ và để yên cho họ hôn mình khi chưa được phép. Hành vi của hoàng tử có phải là đang quấy rối tình dục không?", người mẹ ghi trong lá đơn.
Trên thực tế, những câu chuyện cổ tích kinh điển do Andersen và Anh em nhà Grimm tạo ra luôn tồn tại rất nhiều kẽ hở. Bởi nếu đi sâu vào cốt truyện, bố mẹ sẽ nhận ra không có công chúa hay hoàng tử nào "bình thường" cả.
Bạch Tuyết dù bị lừa dối bao nhiêu lần vẫn không rút ra được bài học. Dù bị thợ săn đưa vào rừng hay phải sống chung và làm việc nhà cho các chú lùn, cô vẫn không hề tỏ ý phản kháng, mà sẵn sàng chấp nhận sự sắp đặt của số phận. Thậm chí, khi một bà già lạ mặt đưa cho quả táo, cô cũng không ngần ngại cầm lấy ăn. Rồi khi tỉnh dậy và nhận được lời cầu hôn của vị hoàng tử lần đầu gặp mặt, cô cũng gật đầu không lưỡng lự.
Nếu Bạch Tuyết là một cô gái "ngây thơ đến mức ngớ ngẩn", thì hoàng tử lại càng vô lý hơn. Làm sao mà người đàn ông ấy lại sẵn sàng hôn lên một "xác chết"?
Chưa hết, câu chuyện "Nàng công chúa và hạt đậu" thậm chí còn phi lý hơn. Truyện kể về một hoàng tử muốn lấy vợ nhưng rất kén chọn. Anh ta đi khắp thế giới và gặp rất nhiều công chúa, nhưng hoàng tử luôn cảm thấy rằng những cô gái này không phải là công chúa thực sự, bởi ở họ luôn có những điều khiến anh không hài lòng. Một đêm nọ, có một công chúa đến lâu đài xin ngủ lại. Hoàng tử muốn xem cô có phải là công chúa thực sự không, nên đã đặt một hạt đậu trên giường công chúa rồi lấy hai mươi tấm đệm đặt chồng lên. Ngày hôm sau, công chúa phàn nàn rằng có thứ gì đó ở dưới đệm khiến cô không ngủ được. Cuối cùng, hoàng tử chọn cô làm vợ vì cho rằng cô mới chính là công chúa!
"Các cô gái ạ, cho dù đối phương là ai thì họ cũng không có quyền xem thường bạn. Ví như trong chuyện Công chúa và hạt đậu, khi công chúa xin ngủ nhờ, điều đầu tiên hoàng tử muốn làm không phải giúp đỡ cô ấy, mà là muốn kiểm tra xem đó có thực sự là công chúa hay không? Những người như vậy, kể cả là hoàng tử, thì vẫn không nên kết hôn", một bạn đọc bình luận trên mạng xã hội.
Nhưng tiếc rằng, các công chúa trong những câu chuyện của Andersen đã mất khả năng phân định người tốt, kẻ xấu, cũng như mất khả năng tự chủ và độc lập. Họ chỉ biết chờ hoàng tử đến cứu, lấy hoàng tử và chết vì hoàng tử. Điều này rõ ràng là không phù hợp với logic của thế giới hiện tại.
Tuy nhiên, bố mẹ phải nhớ rằng hoàn cảnh lịch sử khi cho ra đời những câu chuyện cổ tích của anh em Grimm khác xa thực tại hiện nay. Tại thời điểm đó, tác giả đưa hiện thực xã hội vào từng câu chuyện nhằm miêu tả sự tàn khốc của những vụ tra tấn giết người, và ước mơ về công lý "Cái ác, sự lương thiện và quả báo".
Do đó, nếu sử dụng suy nghĩ hiện đại để giải thích những điều trong chuyện cổ tích thời xưa và cho rằng nó phi logic thì đây là một việc làm vô nghĩa. Bởi mục đích của cuối cùng của những câu chuyện này cũng chỉ là "cái thiện chiến thắng cái ác", và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp.
Chưa kể, trong một số nghiên cứu, người ta thấy rằng thế giới của trẻ em thực sự khác với thế giới của người lớn. Đối với trẻ em, truyện cổ tích là cách để các con hiểu thế giới. Và đôi khi có những chi tiết bố mẹ cho là quan trọng nhưng thực ra đối với con, nó chẳng có ý nghĩa gì.
Nên dạy con thông qua truyện cổ tích như thế nào?
Kristen Bell, diễn viên lồng tiếng của nhân vật Anna trong bộ phim Nữ hoàng băng giá, đã xem bộ phim Bạch Tuyết cùng với các con của mình. Sau đó, cô hỏi con: "Tại sao Bạch Tuyết lại ăn quả táo do phù thủy già tặng? Con sẽ không bao giờ nhận đồ của người lạ cho, phải không?".
Mọi người đều biết rằng cốt truyện kinh điển của câu chuyện cổ tích này là hoàng tử hôn công chúa đang ngủ. Kristen Bell nghĩ rằng điều đó không đơn giản, vì đó là hành vi quấy rối tình dục. Vì vậy, bà mẹ này đã nêu quan điểm và thảo luận với các con về chủ đề: " Con cảm thấy thế nào khi một người thân của con bị hôn bởi một người xa lạ mà không có sự đồng ý của người đó?".
Hay như trong chuyện "Nàng tiên cá", khi mụ phù thủy yêu cầu cô phải đổi giọng hát để lấy đôi chân, Kristen Bell đã giải thích cho con hiểu thế nào là sự trả giá.
"Khi nàng tiên cá từ bỏ giọng hát thiên thần để biến thành người, tôi đã thẳng thắn nói rằng: Theo mẹ đó là sự lựa chọn sai, bởi chính lựa chọn đó đã làm tổn thương và giết chết cô ấy. Bằng chứng là cô ấy không thể nói cho hoàng tử biết về sự tồn tại của mình, và đôi chân kia gây cho nàng tiên cá sự đau đớn như bị kim châm mỗi khi bước đi. Rồi tôi hỏi con sẽ làm gì trong trường hợp này và hai mẹ con tiếp tục thảo luận", Kristen Bell chia sẻ.
Một nhà xã hội học Trung Quốc từng nói, mỗi người có cách giải thích khác nhau về chuyện cổ tích. Khi bạn đọc chuyện cổ tích ở tuổi 13 sẽ rất khác biệt khi đọc ở tuổi 30. Có thể khi lớn lên con sẽ không nhớ nội dung nhưng chắc chắn con sẽ không bao giờ quên thời gian ngồi cạnh cha mẹ để nghe kể chuyện. Ở đó sẽ có những nàng công chúa tốt, có phù thủy xấu xa, những mối quan hệ đẹp đẽ và trên hết trẻ sẽ nhận ra được thiện ác trong thế giới thực khi được cha mẹ dẫn lối.
"Đối với trẻ em chuyện cổ tích là cuốn sách giáo khoa tốt nhất để kích thích trí tưởng tượng, đồng thời cho phép trẻ học hỏi sự thật, điều tốt đẹp trên thế giới một cách nhanh nhất", nhà xã hội học này nhấn mạnh.
Hội trai gái 30 tuổi vẫn ế chỏng chơ khổ như thế nào, nhìn cách gia đình đối xử với họ là biết ngay Ế không phải là cái tội nhưng nếu 30 tuổi đầu mà bạn vẫn không hề có ý định rục rịch tìm người yêu hay lập gia đình thì người nhà chắc chắn phải có biện pháp mạnh thôi. Chủ đề "Bao giờ lấy chồng?"/"Bao giờ lấy vợ?" dường như luôn là chủ đề cực hot trong mỗi gia đình có con cháu...