Nhiều ẩn ý sau một đạo luật
Từ đầu năm 2016, đạo luật mới của Trung Quốc về chống khủng bố chính thức có hiệu lực sau 4 năm bàn thảo và chỉnh sửa.
Luật mới cho phép quân đội, cảnh sát hoặc lực lượng đặc biệt Trung Quốc hoạt động cả ở bên ngoài nước này mà không cần có sự cho phép hay ủy thác của Liên Hiệp Quốc trước đó – Ảnh: Reuters
Tên gọi của đạo luật này là chống khủng bố và thể hiện rất rõ mục đích. Nhưng soi rọi vào nội dung cụ thể và đặt chúng vào bối cảnh hiện tại ở Trung Quốc, khu vực và thế giới thì sẽ thấy ở phía sau chủ ý đã lộ rõ ấy có không ít ẩn ý.
Luật mới cho phép quân đội, cảnh sát hoặc lực lượng đặc biệt Trung Quốc được hoạt động cả ở bên ngoài phạm vi lãnh thổ nước này mà không cần phải có sự cho phép hay ủy thác của Liên Hiệp Quốc trước đó. Đây là khác biệt không chỉ rất cơ bản mà còn mang cả tính nguyên tắc so với thời trước.
Nó cho thấy Trung Quốc đã nhận thấy nguy cơ khủng bố từ bên ngoài nhưng đồng thời mở ra cho nước này cơ hội dùng lý do chống khủng bố để hoạt động quân sự bên ngoài phạm vi lãnh thổ. Ở đây tiềm ẩn sự mập mờ giữa chống khủng bố và lợi dụng danh nghĩa chống khủng bố.
Trong nước, luật này coi mục tiêu chống khủng bố lên trên hết và đặt tất cả các cơ quan lập pháp, hành pháp cũng như tư pháp trong trách nhiệm phải tuân thủ và phục vụ nó. Vì thế, đạo luật tác động trực tiếp tới cục diện và tương quan quyền lực nội bộ hiện tại ở Trung Quốc, sẽ có tác động rất mạnh mẽ, sâu sắc tới diễn biến tình hình chính trị an ninh và ổn định xã hội ở nước này. Cả ở đây cũng bộc lộ rõ ranh giới giữa nhu cầu thực sự về chống khủng bố và mượn danh chống khủng bố để làm việc khác mong manh như thế nào.
La Phù
Theo Thanhnien
Video đang HOT
Quân đội Trung Quốc truy lùng khủng bố tới tận đâu theo luật mới
Luật chống khủng bố mới của Trung Quốc được cho là một nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đối phó với các mối đe dọa an ninh trong nước hơn là quốc tế.
Lực lượng chống khủng bố của Trung Quốc. Ảnh: GMW.CN
Ngày 27/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc (NPC) đã thông qua luật chống khủng bố mới, trao quyền lực rất lớn cho các cơ quan an ninh, cho phép quân đội nước này thực hiện các nhiệm vụ chống khủng bố ở nước ngoài, và yêu cầu các công ty công nghệ cung cấp những dữ liệu nhạy cảm cho chính phủ để đảm bảo an ninh, theo Xinhua.
Theo đạo luật mới này, quân đội và cảnh sát vũ trang Trung Quốc có thể được điều ra nước ngoài để thực hiện các chiến dịch chống khủng bố sau khi được Quân ủy Trung ương phê chuẩn, được chính phủ của các nước có liên quan chấp nhận.
Đạo luật trên được thông qua trong thời điểm được giới phân tích đánh giá là "nhạy cảm" với cả Trung Quốc và thế giới, sau vụ khủng bố đẫm máu ở Paris, vụ đánh bom máy bay Nga ở Ai Cập, và những vụ sát hại con tin dã man do phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) gây ra.
Tuy nhiên, đạo luật này đã vấp phải phản ứng gay gắt từ phía Mỹ, khi Washington bày tỏ "quan ngại sâu sắc" rằng luật chống khủng bố mới của Trung Quốc là "lợi bất cập hại" trong cuộc chiến chống khủng bố, trong khi nhiều chuyên gia phân tích bày tỏ những nghi ngờ về quyết tâm và vai trò thật sự của Trung Quốc trong cuộc chiến chống khủng bố.
Theo chuyên gia phân tích Shannon Tiezzi của tờ Diplomat, những vụ khủng bố gần đây trên thế giới đã có tác động trực tiếp đến Trung Quốc. Một công dân nước này bị bắn trong vụ khủng bố Paris, ba người Trung Quốc thiệt mạng trong vụ xả súng ở khách sạn Mali, và Bộ Ngoại giao nước này vừa xác nhận một con tin Trung Quốc đã bị IS sát hại. Những sự kiện dồn dập này đã gây sức ép rất lớn lên Bắc Kinh, buộc họ phải thể hiện rõ những đóng góp của mình cho cuộc chiến chống khủng bố.
Ông Tiezzi cho rằng ngay cả khi đạo luật mới được thông qua, Trung Quốc cũng sẽ không bao giờ thực hiện cuộc chiến chống khủng bố theo kiểu Mỹ, tổ chức các chiến dịch quân sự ở nước ngoài để tấn công sào huyệt khủng bố.
Chính sách đối ngoại phi can thiệp của Trung Quốc không ngăn cản nước này điều quân ra nước ngoài chống khủng bố nếu có yêu cầu giúp đỡ từ nước sở tại. Nhưng cách đây không lâu, khi Iraq đề nghị Trung Quốc hỗ trợ chống IS, họ chỉ nhận được lời hứa huấn luyện nhân sự và hậu cần, bởi Bắc Kinh không hứng thú với việc đưa bộ binh, máy bay, tên lửa ra nước ngoài để tiêu diệt những nhóm khủng bố quốc tế như IS, chuyên gia này nói.
Trong một cuộc họp báo gần đây, khi được hỏi Trung Quốc sẽ phối hợp với cộng đồng quốc tế như thế nào để chống khủng bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố: "Chúng tôi kêu gọi các bên phối hợp và hoạt động nhịp nhàng với nhau trong khuôn khổ của Liên Hợp Quốc". Ngoại trưởng Vương Nghị cũng kêu gọi Liên Hợp Quốc đứng ra thành lập một mặt trận thống nhất để chống khủng bố.
Theo ông Tiezzi, Trung Quốc có lợi ích rất lớn trong việc để Liên Hợp Quốc đứng ra giám sát các hoạt động chống khủng bố trên thế giới. Thứ nhất, Bắc Kinh muốn Liên Hợp Quốc đề ra một khái niệm chung về khủng bố, trong đó bao gồm những vấn đề mà nước này đang gặp phải với các nhóm ly khai người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, nhằm chấm dứt cái mà Trung Quốc gọi là "tiêu chuẩn kép" của phương Tây đối với chủ nghĩa khủng bố.
Thứ hai, nếu Liên Hợp Quốc được thừa nhận là cơ quan duy nhất điều phối các hoạt động chống khủng bố quốc tế, Mỹ sẽ không còn cơ hội thực hiện các hoạt động can thiệp quân sự vào các quốc gia khác dưới danh nghĩa chống khủng bố, chuyên gia này nói.
Cảnh sát chống khủng bố Trung Quốc tham gia lễ duyệt binh hôm 3/9 ở Bắc Kinh. Ảnh: News.cn
Khó trở thành đối tác chống khủng bố toàn cầu
Mặc dù Trung Quốc tự nhận mình là "nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố", các chuyên gia phân tích tin rằng cho đến nay Trung Quốc vẫn chỉ mới chống khủng bố quốc tế bằng những lời tuyên bố mà chưa hề có hành động thực tế.
Theo ông Andrew Small, chuyên gia phân tích tại Quỹ German Marshall của Mỹ, Trung Quốc vẫn chưa đưa ra định nghĩa rạch ròi giữa khủng bố và các nhà hoạt động chính trị, và chưa có sự thống nhất cao giữa lời nói và hành động. Theo chuyên gia này, Trung Quốc luôn cho rằng tiêu diệt khủng bố không thể dựa vào hành động quân sự, nhưng các lực lượng an ninh nước này lại tăng cường chiến dịch vũ trang chống các phần tử ly khai ở khu vực Tân Cương.
Sau khi Trung Quốc thông qua luật chống khủng bố, Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng Trung Quốc sẽ sử dụng các quy định quá rộng trong luật này để xâm phạm đến các quyền công dân cũng như bí mật của các công ty công nghệ hoạt động ở Trung Quốc, và các chuyên gia cho rằng với những lý do trên, Trung Quốc khó có thể trở thành một đối tác chống khủng bố đáng tin cậy trên toàn cầu.
Ông Eric Hundman, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Chicago cho rằng quan hệ đối tác chống khủng bố giữa Trung Quốc và Mỹ phụ thuộc không chỉ vào những hành động của Bắc Kinh, mà còn vào quan nhận thức của Washington về các hành động đó.
Trong vấn đề chống khủng bố, Mỹ vẫn còn rất hoài nghi về ý định thật sự của Trung Quốc trong cuộc chiến chống khủng bố. Với việc Mỹ ngày càng quan ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc, những hoài nghi này sẽ cản trở đáng kể đến nỗ lực chung chống khủng bố của hai quốc gia, ông Hundman nói.
Theo ông Wei Zhu, chuyên gia tại Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội ở New York, từ lâu Mỹ và các nước phương Tây đều cho rằng Trung Quốc đang "thổi phồng" các mối đe dọa khủng bố trong nước, đặc biệt là phong trào Hồi giáo đòi ly khai ở Tân Cương.
Cảnh sát vũ trang Trung Quốc được điều đến Tân Cương trấn áp các phần tử ly khai. Ảnh: Time
Chuyên gia này cho rằng luật chống khủng bố mới của Trung Quốc là một nỗ lực nhằm đưa Phong trào Hồi giáo Đông Turkistan (ETIM) ở Tân Cương vào diện những tổ chức khủng bố cần phải bị tiêu diệt. Bắc Kinh khẳng định các chiến binh ETIM đã vượt biên từ Tân Cương vào Syria để chiến đấu với IS, và một số tên đã trở về để gây ra các vụ tấn công ở quê nhà.
Với việc thông qua luật chống khủng bố mới, trong thời gian tới, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục tập trung đối phó với các mối đe dọa an ninh nội địa, và điều khoản "đưa quân ra nước ngoài chống khủng bố" của nước này nhiều khả năng sẽ không được áp dụng. Bắc Kinh và phương Tây vẫn còn tồn tại những hoài nghi, bất đồng về nội hàm và mục tiêu chống khủng bố, giới phân tích nhận định.
"Với việc chủ yếu tập trung vào Tân Cương và các phương pháp chống khủng bố nội địa của Bắc Kinh, có nhiều lý do để hoài nghi về khả năng hợp tác quốc tế chống khủng bố của Trung Quốc. Những hình thức hợp tác chống khủng bố trực tiếp của Bắc Kinh trong tương lai sẽ chỉ ở mức hạn chế, trong thời điểm cần thiết và phù hợp", chuyên gia Small nhấn mạnh.
Trí Dũng
Theo VNE
Trung Quốc thông qua luật chống khủng bố đầu tiên Trung Quốc chiều ngày 27.12 đã thông qua luật chống khủng bố đầu tiên ở nước này. Trung Quốc đã thông qua dự luật chống khủng bố đầu tiên ở nước này - Ảnh minh họa: Reuters Tân Hoa xã đưa tin, Ủy ban thường vụ quốc hội Trung Quốc đã chính thức thông qua dự luật chống khủng bố. Cả 159 nhà...