Nhiều án tham nhũng lớn “tắc” vì giám định tư pháp
Chiều 4/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, giải quyết những khó khăn, vướng mắc về giám định tư pháp trong quá trình xét xử các vụ án tham nhũng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Bộ Tư pháp cần tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến của các đại biểu để công tác giám định tư pháp ngày càng đạt kết quả cao hơn.
Tham gia làm việc có Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương Lê Thị Thu Ba, cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.
Ngày càng nhiều vụ án tham nhũng đề nghị giám định tư pháp.
Ngày càng nhiều vụ án tham nhũng đề nghị giám định tư pháp
Theo ông Lê Hồng Sơn, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, về cơ bản hoạt động giám định tư pháp đáp ứng được yêu cầu, nhất là trong các lĩnh vực như pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự.
Theo số liệu của các địa phương, từ ngày 1/10/2012 đến 30/9/2013, tổng số các vụ việc giám định là 114.185 vụ, trong đó giám định theo yêu cầu của cơ quan tố tụng là 89.275 vụ và 24.910 vụ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức theo hình thức dịch vụ.
Tuy nhiên, một số vụ việc giám định trong các lĩnh vực tài chính, xây dựng, đất đai, ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, nhu cầu giám định phục vụ công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về tài chính, thuế, ngân hàng, xây dựng cơ bản, đất đai… ngày càng lớn.
Bên cạnh đó, theo phản ánh của cơ quan điều tra, việc cử người làm giám định của các cơ quan quản lý chuyên ngành thường không kịp thời, nhiều vụ việc kéo dài nhiều tháng, thậm chí hàng năm, làm chậm quá trình giải quyết vụ án như vụ Vũ Quốc Hào lợi dụng chức vụ, quyền hạn xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính 2 thuộc Ngân hàng NNPTNT.
Việc xác định thiệt hại về tài sản trong một số vụ án tham nhũng bắt buộc phải tiến hành trưng cầu giám định về tài chính kế toán, giám định kỹ thuật, giám định chất lượng công trình… Kết luận giám định trong những trường hợp này là nguồn chứng cứ quan trọng chứng minh tội phạm và nhiều khi là nguồn chứng cứ duy nhất. Nội dung yêu cầu giám định trong các vụ án tham nhũng bao gồm nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau (tài chính, xây dựng, kỹ thuật chuyên ngành…) cần thiết phải có sự điều phối, hợp tác của nhiều ngành khác nhau.
Chất lượng kết luận giám định trong một số trường hợp chưa bảo đảm, một số kết luận còn chung chung, mập mờ, không rõ ràng, không trả lời cụ thể câu hỏi của cơ quan trưng cầu đặt ra, mà nêu “chỉ có giá trị tham khảo”, không khẳng định rõ đúng sai và có dấu hiệu né tránh khiến cho các cơ quan tiến hành tố tụng lúng túng, khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án.
Đình chỉ vụ án vì cơ quan tố tụng khác quan điểm
Video đang HOT
Một số trường hợp, nội dung yêu cầu giám định là nghiệp vụ chuyên môn mới phát sinh, phức tạp, khối lượng lớn như vụ Nguyễn Anh Tuấn và đồng phạm cố ý làm trái xảy ra tại Sở Quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ (Ngân hàng NNPTNT) đã kéo dài đến 5 năm do không thực hiện được yêu cầu giám định của Toà án Nhân dân Hà Nội.
Bên cạnh đó là những khó khăn, vướng mắc trong việc đánh giá, sử dụng kết luận giám định. Thực tế cho thấy, nhiều cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng còn lúng túng, thiếu quyết đoán trong việc xem xét, đánh giá sử dụng kết luận giám định trong vụ việc có nhiều bản giám định khác nhau.
Các quan điểm khác nhau của các cơ quan tiến hành tố tụng về vấn đề có liên quan đến giám định tư pháp trong quá trình giải quyết một số vụ án tham nhũng. Ví như vụ án gian lận tài chính của Công ty xăng dầu Hàng không đã rút tiền hỗ trợ của Nhà nước hàng chục tỷ đồng. Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát thấy rằng đã đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của các bị can, không cần trưng cầu giám định nhưng Toà án Nhân dân Tối cao lại cho rằng phải trưng cầu giám định giấy tờ khống thì mới xét xử, khiến cho vụ án bị ách tắc và buộc phải đình chỉ.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh cũng nêu ra những hạn chế của công tác giám định tư pháp hiện nay. Đáng lo ngại nhất là có hiện tượng “chạy” giám định tư pháp để thoát tội nên đã xảy ra chuyện kết luận giám định nhiều lần, nhận xét chung chung, né tránh, không rõ ràng, mỗi lần giám định lại cho kết quả khác nhau. Ông Thanh dẫn chứng, có vụ án trốn thuế đã 4 năm nay không xét xử được bởi mỗi lần trưng cầu giám định lại cho một kết quả khác nhau.
Khẩn trương ban hành kết luận giám định phục vụ các vụ án tham nhũng
Công tác giám định tư pháp phục vụ đắc lực cho các hoạt động tố tụng
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Bộ Tư pháp cần tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến của các đại biểu để công tác giám định tư pháp ngày càng đạt kết quả cao hơn.
Phó Thủ tướng cũng biểu dương Bộ Tư pháp và bộ, ngành, địa phương đã có nhiều thành tích trong việc triển khai thi hành Luật Giám định tư pháp.
Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận thì nhiều vụ việc trưng cầu giám định nhưng thời gian kéo dài, kết luận giám định “đá” nhau làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tố tụng của vụ án. Việc củng cố, kiện toàn tổ chức giám định tư pháp công lập còn chậm trễ, đến nay vẫn còn đến 16 địa phương chưa thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập.
Một số bộ, ngành, địa phương chưa tổ chức rà soát để công bố tổ chức đủ điều kiện thực hiện công tác giám định. Nhiều vấn đề về kinh phí, bồi dưỡng cần phải được sớm sửa đổi.
Nhiều vụ án tham nhũng liên quan đến tài chính, đất đai, xây dựng kéo dài do công tác giám định. Thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương phải quy định cụ thể đối với việc phải ban hành kết luận giám định. Tuyệt đối tránh kết luận chung chung, mập mờ, không rõ đúng sai, quan điểm khác nhau của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng làm kéo dài vụ án…
Để giải quyết vấn đề này, Phó Thủ tướng nhấn mạnh đến tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo các ngành, địa phương đối với công tác giám định và mỗi cá nhân làm công tác giám định đối với công việc của mình. Các bộ, ngành, địa phương phải có chương trình hành động cụ thể đối với triển khai Luật Giám định tư pháp thực sự đi vào cuộc sống. Kiểm tra, thanh tra tổ chức hoạt động của công tác này cũng như trách nhiệm người đứng đầu với công tác này.
Đối với các vụ án tham nhũng lớn liên quan đến công tác giám định tư pháp, các cơ quan chức năng cần tập trung nhân lực, nguồn lực để thực hiện nhanh, chính xác để ban hành các kết luật giám định phục vụ cho công tác xét xử của Toà án, không để vì kết luận giám định mà làm chậm tiến độ của các vụ án hiện nay.
Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
"Mau với chứ..." Ban Nội chính và bác Nguyễn Bá Thanh ơi!
Tham nhũng đang diễn ra từng ngày, từng giờ, thậm chí từng phút ở mọi cấp, mọi nơi. Vì vậy, sự chậm trễ có khi chỉ một giờ, một phút thôi là đã có không biết bao nhiêu tiền của nước, của dân rơi vào túi lũ quan tham. "Mau với chứ...!", Ban Nội chính và bác Thanh ơi!
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Có lẽ tham nhũng là một đề tài luôn làm nóng nghị trường bởi sự phong phú, dai dẳng và bức xúc đến khó chịu. Nó phong phú và dai dẳng đến mức tại cuộc tiếp xúc cử tri ngày 27/9 trước thềm kỳ họp Quốc hội vừa qua, TBT Nguyễn Phú Trọng phải thốt lên: "về tham nhũng tôi có thể nói hàng mấy tiếng đồng hồ".
Nó khó chịu đến mức cũng chính Tổng bí thư phải thốt lên: "Cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu".
Cách đây ít lâu, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan ngậm ngùi: "Người ta "ăn" của dân không từ một cái gì!".
Tiếp xúc với cử tri Hải Phòng, nói về việc tham nhũng mua nhà cho bồ nhí của ông Dương Chí Dũng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng rất bức xúc: Có cán bộ "tham nhũng hàng triệu đôla để mua nhà cho bạn gái" là điều rất đau xót!
Trong bản Báo cáo trình Quốc hội tại kỳ họp này, Chính phủ cũng đã thẳng thắn chỉ ra: "Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng. Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra hiệu quả chưa cao, ít phát hiện tham nhũng; xử lý các vụ việc tham nhũng còn chậm".
Đánh giá về công tác này, UB Tư pháp Quốc hội cũng cho rằng tỷ lệ số vụ việc tham nhũng phát hiện thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thấp, việc người dân đi tố cáo tham nhũng là rất ít. Đây là điều mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng từng đặt câu hỏi "hay người ta chán rồi".
Còn ĐB Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá-Giáo dục thanh niên, thiếu niên, nhi đồng của Quốc hội cho biết: "điều quan trọng nhất vẫn thiếu là chưa chỉ rõ được địa chỉ của tham nhũng"...
Nói chuyện tham nhũng ở ta, có lẽ nói cả tuần, cả tháng cũng không hết.
Gần đây, không hiểu vì sao mỗi lần nhắc đến tham nhũng là mình luôn nhớ đến Ban Nội chính Trung ương và bác Trưởng ban Nguyễn Bá Thanh.
Thế là đã gần 1 năm trôi qua kể từ ngày Ban Nội chính Trung ương được thành lập với nhiệm vụ quan trọng nhất là phòng chống tham nhũng.
Những ngày đó, tin ông Thanh, một con người được đánh giá là thẳng thắn, bộc trực, dám nghĩ dám làm và đã làm là làm tới nơi, tới chốn trở thành một trong số những người lính tiên phong của mặt trận chống giặc nội xâm đã làm nức lòng nhân dân cả nước.
Đã có hàng vạn bạn đọc khắp nơi gửi thư về tòa soạn Dân trí bày tỏ niềm tin tưởng và hi vọng.
Bản thân ông Thanh cũng rất hồ hởi với công việc mới. Ông nhiều lần nhắc đến những từ rất khẩn trương như "hốt liền", "làm tới"...
Tại hội nghị "Công tác quản lý đầu tư xây dựng" diễn ra ở Đà Nẵng ngày 10.1, ông Nguyễn Bá Thanh nói rất quyết liệt: "Sắp tới tôi sẽ rà một số cái, hốt liền, không nói nhiều".
Gần đây, không hiểu vì sao tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Tòa án Nhân dân Tối cao ngày 11/9, Trưởng ban Thanh lại tâm sự: "Anh em nói vui Hà Nôi không vôi được đâu, thôi thì cũng biêt thê. Năm 2013 còn mây tháng nữa làm sao mà làm cho kịp".
Cũng biết rằng công cuộc phòng chống tham nhũng "còn rất khó khăn chứ không phải ngày một ngày hai" và đành rằng "Hà Nội không vội được đâu" như lời ông từng tâm sự vui nhưng cũng không còn chần chừ được nữa.
Tham nhũng đang diễn ra từng ngày, từng giờ, thậm chí từng phút và ở mọi cấp, mọi nơi. Vì vậy, sự chậm trễ chỉ cần một giờ, một phút là đã có không biết bao nhiêu tiền của nước của dân rơi vào túi lũ quan tham.
Nhân dân đang từng giờ, từng phút chờ đợi Ban Nội chính và Trưởng ban Thanh.
"Mau với chứ... - Thơ Xuân Diệu", Ban Nội chính và bác Thanh ơi!
Theo Dân trí
Tàu lặn 100 triệu 'thổi' lên 130 tỉ TAND TP.HCM đã tống đạt quyết định đưa vụ án tham nhũng tại Công ty cho thuê tài chính II do Vũ Quốc Hảo chủ mưu ra xét xử sơ thẩm từ ngày 6 đến 20.11. Vụ án này đã thu hút sự quan tâm của dư luận từ giai đoạn điều tra, đặc biệt là với thủ đoạn nâng khống giá trị...