Nhiệt huyết của lực lượng tình nguyện chống dịch ở TP.HCM
Cùng xông pha vào tuyến đầu chống dịch, các đoàn viên, thanh niên TP.HCM đã khoác lên người bộ đồ bảo hộ, xung phong đến hỗ trợ tại các khu vực phong tỏa, cách ly.
Những ngày TP.HCM đang gồng mình chống dịch COVID-19, tại các khu vực lấy mẫu xét nghiệm, tiêm vaccine, nơi phong tỏa… lực lượng đoàn viên, thanh niên TP cũng khoác lên người bộ đồ bảo hộ nóng nực để góp sức trẻ của mình, tình nguyện cùng cả TP chống dịch.
Xin trải chiếu, ngủ lại ở phường
Từ ngày 28-5 đến nay, trên địa bàn quận Bình Tân có hơn 1.850 lượt tình nguyện viên (TNV), đoàn viên, thanh niên luôn ngày đêm sát cánh cùng đội ngũ y tế hỗ trợ công tác nhập liệu, điều phối quá trình lấy hơn 560.000 mẫu cho cư dân sinh sống trên địa bàn quận.
Anh Lại Đình Hoàng (Phó Bí thư Đoàn phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân) cho biết công tác khó nhất mà lực lượng đoàn viên, thanh niên được tiếp cận chính là việc tham gia nhập liệu, điều phối tại khu vực lấy mẫu xét nghiệm.
“Ấn tượng đầu tiên với bộ đồ bảo hộ là nóng lắm, lúc đầu chỉ mang 2-3 tiếng là không chịu nổi nữa, lại mặc xuyên suốt, bao tay liên tục cũng ảnh hưởng cảm giác khi viết, đánh máy, rồi… muốn đi vệ sinh cũng khó khăn. Như thế mới thấy khâm phục những y, bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch” – anh Hoàng kể.
Theo anh Hoàng, có thời điểm phường Bình Trị Đông A có nhiều điểm phong tỏa, rồi sau đó lại tầm soát COVID-19 diện rộng, các bạn đoàn viên phải tung hết sức để tham gia lấy mẫu. Vừa qua, khi quận Bình Tân phong tỏa ba khu phố ở phường An Lạc, đoàn viên phường Bình Trị Đông A cũng xung phong sang đó hỗ trợ.
“Lấy mẫu thường diễn ra vào buổi tối, không hiểu sao thời gian trôi nhanh lắm, 18 giờ bắt đầu thì đến 21 giờ người dân đã mệt, mình cũng mệt. Tuy nhiên, với tinh thần tuổi trẻ, đoàn viên phường đã cố gắng hết mình. Để rồi niềm vui nhận lại là sự chia sẻ từ người dân qua những chiếc bánh, chai nước trong lúc trực chốt” – anh Hoàng cho hay.
Anh Hoàng kể, xúc động nhất là một số bạn trẻ do làm việc nhiều ở các khu vực phong tỏa nên không dám về nhà vì sợ ảnh hưởng đến gia đình. “Các bạn đã xin ở lại trong một phòng làm việc riêng tại phường, trải chiếu và ngủ ngon lành để hôm sau lại tiếp tục trực chiến xuyên suốt” – anh Hoàng nói và cho biết may mắn là các bạn đoàn viên đều được gia đình động viên, ủng hộ, tiếp sức để tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19.
Rồi anh bỗng cười, bảo: “Sáng nay mẹ tôi vừa nhắn tin động viên: “Cố lên con trai!”".
Video đang HOT
Còn anh Nguyễn Ngọc Hết (Bí thư Đoàn phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân) nhìn nhận: “Dịch bệnh thì ai cũng sợ nhưng càng sợ thì phải càng tình nguyện tham gia chống dịch thì mới mau đến ngày quận mình, TP mình trở lại những ngày an toàn, yên bình được”.
Anh Hết cho biết ban đầu có bạn còn e dè nhưng sau thấy công việc rất ý nghĩa, giúp được nhiều người nên rất hăng say làm TNV. “Có bạn không may phải cách ly 14 ngày nhưng sau đó vẫn xung phong ra hỗ trợ tiếp. Các bạn bảo còn khỏe thì cứ làm, về trễ, ngủ trễ xíu có sao đâu” – anh Hết nói.
Đoàn viên, thanh niên quận Bình Tân xung kích tham gia hỗ trợ công tác lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: LÊ SA
Bốn đội hình túc trực hỗ trợ chống dịch
Anh Lê Sa Lin (Bí thư Quận đoàn Bình Tân, TP.HCM) cho biết phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, quận đoàn đã thành lập bốn đội hình tham gia tình nguyện chống dịch gồm: “Đội hình phát cơm cho lực lượng trực chốt tại các điểm phong tỏa”, “Đội hình hỗ trợ nhập liệu, điều phối người dân đến lấy mẫu”, “Đội hình trực chốt tại các điểm phong tỏa, cách ly”, “Đội hình hỗ trợ tiêm chủng vaccine”.
Theo anh Sa Lin, khi tham gia hỗ trợ nhập liệu, điều phối cho người dân đến lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại các khu vực cách ly hoặc điểm lấy mẫu, các bạn đoàn viên cũng phải luôn mang dụng cụ y tế, mặc đồ bảo hộ nóng nực, không khác gì lực lượng y tế chuyên nghiệp.
“Lúc dịch mới bùng phát, các bạn cũng hơi e ngại khi phải vào làm TNV hỗ trợ lấy mẫu ở các khu vực phong tỏa. Nhưng khi đã quen rồi, các bạn đều xung phong, tranh nhau đi. Dù những hôm đó toàn phải làm tới 1-2 giờ sáng mới được về. Rồi ngay hôm sau lại đi tiếp, đi suốt, có nhiều bạn ít gặp gia đình hơn nhưng không vì vậy mà chùn bước” – anh Sa Lin kể.
Đoàn viên, thanh niên quận Tân Phú đang nhập liệu, hỗ trợ việc lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: LÊ HOÀNG
Bên cạnh việc đóng góp công sức của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên quận Bình Tân cũng tự đóng góp kinh phí cá nhân để hỗ trợ nhu yếu phẩm cho bà con khó khăn trên địa bàn quận.
Các bạn cũng tích cực liên lạc với các mạnh thường quân, hỗ trợ trên 280 triệu đồng cho quận cùng với rất nhiều loại nhu yếu phẩm; rồi tổ chức các bữa cơm 0 đồng, quầy hàng 0 đồng giúp bà con trong khu cách ly vượt qua khó khăn.
Giá tiêu hôm nay 29/6: Thế giới vẫn giảm, cao nhất 76.000đ/kg; giá tiêu Việt xuất khẩu liên tục tăng
Tính đến 0h15 ngày 29/6, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 41.800 Rupee/tạ (cao nhất), 41.666,65 Rupee/tạ (thấp nhất), giảm nhẹ so với phiên trước đó.
Giá tiêu hôm nay 29/6: Thế giới vẫn giảm, cao nhất 76.000đ/kg. (Nguồn: herbsnspices.vn)
Cập nhật giá tiêu thế giới
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 0h15 ngày 29/6, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 41.800 Rupee/tạ (cao nhất), 41.666,65 Rupee/tạ (thấp nhất), giảm nhẹ so với phiên trước đó.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 24-30/6/2021 là 311,96 VND/IRN.
Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 73.000 - 76.000 đ/kg tại các địa phương.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 73.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (74.000 đ/kg); Bình Phước (75.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 76.000 đ/kg.
Theo tổng hợp, với đà tăng giá từ đầu năm đến nay, so với cùng kỳ năm trước, giá tiêu đen tại Brazil đã tăng hai lần; tiêu Malaysia, Indonesia và Việt Nam ghi nhận mức tăng từ 50 - 60%; còn Ấn Độ đã tăng 28,7%.
Sự sụt giảm nguồn cung tại Việt Nam được cho là yếu tố chính đẩy giá hạt tiêu thế giới tăng cao trong thời gian qua. Ngoài Việt Nam, các thị trường khác cũng đang có báo cáo sản lượng suy giảm.
Theo dự báo, sản lượng hạt tiêu toàn cầu trong năm 2021 đạt 555 nghìn tấn, giảm 21 nghìn tấn so với năm 2020. Tuy nhiên, con số có thể thấp hơn khi mới đây Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) tiếp tục điều chỉnh hạ dự báo sản lượng hạt tiêu của Việt Nam.
Bên cạnh đó, sự thành công của hoạt động tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 thời gian qua tại Mỹ, châu Âu và một số nước đã cho phép nhiều quốc gia mở cửa trở lại, qua đó đẩy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng. Ngoài ra, giá tiêu tăng cũng để bù đắp 1 phần chi phí cước vận tải đang quá cao hiện nay.
Theo thống kê, nửa đầu tháng 6/2021, xuất khẩu tiêu của Việt Nam đạt 16.764 tấn với giá trị kim ngạch 59,02 triệu USD, giảm 12,41% về lượng nhưng lại tăng 31,35% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 3.521 USD/tấn, tăng 2,68% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 5/2021.
Thống kê trước đó cho thấy, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 5/2021 đạt 27.963 tấn các loại, giảm 4.269 tấn, tức giảm 13,24 % so với tháng trước và giảm 2.019 tấn, tức giảm 6,73 % so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu trong tháng đạt 95,88 triệu USD, giảm 9,34 triệu USD, tức giảm 8,88 % so với tháng trước nhưng lại tăng 35,52 triệu USD, tức tăng 58,85 % so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu tiêu 5 tháng đầu năm 2021 đạt tổng cộng 379,57 triệu USD, tăng 70,87 triệu USD, tức tăng 22,96 % so với cùng kỳ.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 5/2021 đạt 3.429 USD/tấn, tăng 5,02 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 4/2021.
Đã có gần đủ tiền để tiêm vaccine COVID-19 cho 75 triệu dân Theo dự kiến để mua 150 triệu liều vaccine cho khoảng 75 triệu người cần hơn 25.000 tỷ đồng. Tại phiên họp toàn thể Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội vào ngày hôm qua (24/6), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ, vừa qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bố trí 14.000 tỷ đồng từ...