Nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng 6 độ C vào cuối thế kỷ
Ngày 22/8, viện Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường thuộc bộ Tài nguyên môi trường phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Úc (AusAID) đã công bố kết quả dự án “Dự tính khí hậu tương lai với độ phân giải cao cho Việt Nam”.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Việt Nam chịu sự gia tăng nhiệt độ mạnh mẽ, đặc biệt là khu vực phía Bắc. Nhiệt độ các vùng dự tính tăng từ 0,8 – 3,4 độ C vào cuối 2050, kéo theo gia tăng số ngày nắng nóng (trên 35 độ C) và nắng nóng kéo dài (trên 5 ngày). Nhiệt độ trung bình năm được dự tính tăng từ 1,6 đến 5,8 độ C vào cuối thế kỷ.
Dự tính lượng mưa trong mùa hè có xu hướng giảm ở hầu khắp lãnh thổ (trừ Trung Bộ) gây ra tình trạng hạn hán cho nông nghiệp. Đặc biệt, xoáy thuận nhiệt đới (bão) trên biển Đông có xu thế giảm về số lượng nhưng cường độ lại tăng mạnh hơn. Việc dự báo hoạt động của bão càng trở nên khó khăn.
Mực nước biển tiếp tục tăng từ 100mm đến 400mm vào năm 2050 trên toàn dải bờ biển Việt Nam với mức tăng ít nhất ở khu vực phía Bắc, gây ảnh hưởng lớn tới hệ sinh thái và cộng đồng dân cư ven biển.
Theo Dantri
Kỳ lạ hải cẩu xuất hiện ở vùng biển nhiệt đới
Thông tin hải cẩu chui lưới ngư dân ở vịnh Đà Nẵng khiến nhiều người băn khoăn: Tại sao loài động vật này vốn sống ở xứ lạnh lại xuất hiện tại vùng biển Việt Nam?
Ông Chu Anh Khánh, Phó phòng Kỹ thuật - Truyền thông của Viện Hải dương học (Nha Trang, Khánh Hòa) nhận định: Trước Đà Nẵng, hải cẩu từng được ngư dân Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Quảng Ngãi, Ninh Thuận... bắt được khi đang đánh bắt ở khu vực biển ven bờ.
Video đang HOT
Hải cẩu xuất hiện ở Đà Nẵng có thể do lạc đàn
Con hải cẩu xuất hiện hồi tháng 7 nặng hoảng 30 kg, dài khoảng 1 mét - Ảnh: Nguyễn Tú
Trong khi đó hải cẩu chui lưới ngư dân sáng 19.8 to hơn, nặng hơn - Ảnh: Nguyễn Tú
Sự xuất hiện của hải cẩu tại vùng biển Việt Nam có thể là do chúng bị lạc đàn, rồi trôi dạt xuống vùng biển nước ta.
Hầu hết những con hải cẩu này đều còn nhỏ, thuộc loài hải cẩu có tên khoa học là Phoca largha, thường sống ở vùng biển Nhật Bản. Có thể con hải cẩu xuất hiện tại Đà Nẵng cũng thuộc loài này.
Ông Khánh cho biết, sau khi nhận được tin báo về con hải cẩu ở Đà Nẵng, Viện Hải dương học đã chuẩn bị ra tiếp nhận con hải cẩu này để về nuôi dưỡng, phục vụ công tác nghiên cứu. Tuy nhiên, không lâu sau đó thì con hải cẩu đã được thả về biển.
"Việc thả hải cẩu về tự nhiên chưa hẳn là giải pháp tốt nhất, vì hải cẩu không phân bố ở vùng biển nhiệt đới nên vùng biển nước ta không phù hợp để loài hải cẩu sinh sống. Bên cạnh đó còn nhiều địch họa từ những sinh vật biển có thể tấn công làm cho khả năng sống sót của hải cẩu sẽ rất thấp", ông Khánh nói.
Hiện Viện Hải dương học đang nuôi dưỡng hai con hải cẩu do ngư dân ở Thừa Thiên-Huế và Ninh Thuận bắt được, nhằm phục vụ công tác nghiên cứu và tham quan.
Có đến hai con hải cẩu?
Trong khi đó, chiều 19.8, ngư dân dọc vịnh Đà Nẵng vẫn còn bàn tán xôn xao chuyện hai lần liên tiếp trong tháng 7 và tháng 8.2013 bắt được hải cẩu.
Ngư dân Nguyễn Văn Xu (38 tuổi, trú tổ 122, P.Thanh Khê Tây, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng), người vừa được Chi cục Thủy sản TP.Đà Nẵng khen thưởng về việc thả hải cẩu về biển tháng 7 vừa qua khẳng định đã có lần thấy hai con hải cẩu cùng lúc xuất hiện.
Ông Xu cho rằng nơi hai con hải cẩu hay xuất hiện trên vịnh Đà Nẵng là khu Xuân Thiều, P.Hòa Hiệp Nam.
Ông Dương Hiển Đông, Chánh thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi cục Thủy sản TP.Đà Nẵng cho biết hải cẩu xuất hiện trên vịnh Đà Nẵng hồi tháng 7 đã kỳ lạ, đến hôm nay (19.8), ngư dân lại bắt được hải cẩu càng kỳ lạ hơn.
Ông Dương Hiển Đông nhận định hải cẩu sáng 19.8 già hơn hải cẩu được thả trước đo do có hệ móng và râu phát triển - Ảnh: Nguyễn Tú
Theo ông Đông, nếu so sánh về cân nặng, độ dài râu thì con hải cẩu chui lưới ngư dân Thuận sáng 19.8 già hơn, to hơn hải cẩu mà ngư dân Xu bắt được.
Hải cẩu được đưa ra khỏi vịnh Đà Nẵng, khu vực sát biển Lăng Cô
Các chuyên gia nhận định việc thả hải cầu về vùng biển nhiệt đới chưa chắc có lợi cho hải cẩu - Ảnh: Nguyễn Tú
"Trước đây vùng biển Đà Nẵng chưa bao giờ xuất hiện hải cẩu, nhưng từ tháng 7.2013 chúng tôi nghe nhiều ngư dân phản ánh nhiều về việc có hai con hải cẩu và đến nay thì đã "kiểm diện" được cả hai con" - ông Đông nói.
Trung tá Nguyễn Văn Thương, chính trị viên Đồn Biên phòng Phú Lộc, đơn vị quản lý vùng vịnh Đà Nẵng nơi liên tiếp phát hiện hải cẩu, cho biết thêm, sau khi thả hải cẩu về biển hồi tháng 7, lực lượng bộ đội biên phòng đã thường xuyên vận động ngư dân không nên sát thương con vật bởi hải cẩu thuộc nhóm động vật hoang dã quý hiếm. Tuy nhiên từ đó đến nay, lực lượng biên phòng thường xuyên nghe lời than phiền của ngư dân địa phương bởi không chỉ có một và đến hai con hải cẩu ăn cá khi ngư dân cất lưới.
Việc thả hải cẩu về tự nhiên chưa hẳn là giải pháp tốt nhất, vì hải cẩu không phân bố ở vùng biển nhiệt đới nên vùng biển nước ta không phù hợp để loài hải cẩu sinh sống. Bên cạnh đó còn nhiều địch họa từ những sinh vật biển có thể tấn công làm cho khả năng sống sót của hải cẩu sẽ rất thấp Ông Chu Anh Khánh, Phó phòng Kỹ thuật - Truyền thông của Viện Hải dương học (Nha Trang, Khánh Hòa)
Theo Thanh niên
Bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 gia tăng bất thường Trong 5 ngày nghỉ lễ 30-4, 1-5 vừa qua, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương đã xác định thêm 2 trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 và 3 ca nhiễm cúm A. Hai bệnh nhân mới nhất nhiễm cúm A/H1N1 đều là nam giới, trên 80 tuổi (sống tại huyện Thường Tín, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng viêm phổi, suy hô hấp,...