Nhiệt độ tăng lên, sông băng tan có thể giải phóng virus cổ xưa 15.000 tuổi
Những virus cổ đại chưa được biết đến với tuổi đời 15.000 năm được phát hiện trong các dòng sông băng thời tiền sử trên đỉnh cao nguyên Tây Tạng.
Nhóm nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc nghiên cứu hai lõi băng từ sông băng ở cao nguyên Tây Tạng và phát hiện 33 mầm bệnh, 28 trong số đó chưa từng được biết đến. Họ cho biết sự nóng lên toàn cầu đang đe dọa làm tan chảy sông băng trên thế giới và gây ra “kịch bản xấu nhất”, virus được giải phóng vào khí quyển.
Các nhà khoa học nghiên cứu virus mắc kẹt ở cao nguyên Tây Tạng (trong ảnh) tin rằng nhiệt độ toàn cầu tăng vọt có khả năng xả virus vào một thế giới không có khả năng miễn dịch.
Nhiệt độ tăng vọt có khả năng xả tất cả virus vào một thế giới không có khả năng miễn dịch. Tác hại của những virus này chưa được biết rõ, một số có khả năng gây tử vong và những loại khác có thể vô hại.
Các nhà khoa học từ Mỹ và Trung Quốc khoan sâu 165ft (50 mét) vào sông băng cao nguyên Tây Tạng để tìm hiểu về các mầm bệnh. Dự án kéo dài 5 năm, cho phép họ đảm bảo phát hiện ra các loại virus cổ xưa và không chỉ hạn chế sự ô nhiễm từ thế giới hiện đại.
Mặc dù các nhà nghiên cứu từ chối bình luận về nghiên cứu của họ vì nó vẫn chưa được đánh giá chéo, họ cho biết có rất nhiều mối quan tâm trong việc nghiên cứu các virus tuyệt chủng được lưu trữ trong sông băng.
Giáo sư Rogers viết trong cuốn sách của mình, có tựa đề “Rã đông vi khuẩn cổ đại: Bộ gene mới nổi trong một thế giới ấm hơn”: “Những nguy hiểm trong băng là có thật, và với sự gia tăng băng tan trên toàn thế giới, nguy cơ từ việc giải phóng vi khuẩn gây bệnh cũng đang gia tăng.”
Một loại vi khuẩn không hoạt động trong thời gian dài đã được giải phóng khỏi băng năm 2016, làm bùng phát dịch bệnh than ở Serbia bắt nguồn từ sự tan băng vĩnh cửu cổ xưa.
Hơn 2.300 con tuần lộc chết trong dịch, tại khu vực Yamalo-Nenets ở Siberia. Các gia đình di tản khỏi khu vực và quân đội được đưa vào để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Tám người được xác nhận là bị nhiễm bệnh than, có thể gây tử vong, và hàng chục người khác được kiểm tra để đảm bảo họ không bị nhiễm bệnh.
PHƯƠNG ANH (Nguồn: Daily Mail)
Video đang HOT
Theo vtc.vn
Hình ảnh so sánh cho thấy biến đổi khí hậu thay đổi Trái Đất như thế nào?
Chúng ta đang nhìn thấy sự tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu trong từng ngày từng giờ và ở mọi nơi trên Trái Đất.
Sông băng Pedersen ở Alaska cách đây 100 năm và bây giờ.
Thác nước Victoria ngoạn mục ngày nào nay chỉ còn những dòng nước nhỏ chảy xuống.
Cháy rừng đang khiến hành tinh của chúng ta mất dần màu xanh và mất đi nhiều loài động vật.
Các thành phố trên khắp thế giới bị ngập thường xuyên hơn.
Hình ảnh so sánh sông băng Okjokull ở Iceland trước đây và thời điểm tháng 8/2019.
Biến đối khí hậu đã gây suy giảm 89% rặng san hô mới ở Great Barrier Reef.
Toàn bộ dòng sông băng này đã biến thành nước cho thấy tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu tới hành tinh của chúng ta.
Chỉ trong vòng 6 năm, hồ Aculeo đã biến mất như thể nó chưa từng tồn tại.
Đập Theewaterskloof ở Nam Phi cũng đã biến mất.
Ngập lụt ở sông Ganges tại Allahabad, Ấn Độ đã khiến nhiều người mất nhà cửa.
Hồ Urmia ở Iran đã chuyển sang màu đỏ và dần cạn kiệt.
Những khu rừng trên khắp thế giới đang bùng cháy và đây là những gì xảy ra ở Amazon - lá phổi của hành tinh.
Sông Mississippi dâng cao khiến toàn bộ thành phố bị ngập lụt.
Sông băng Grinnell gần như không còn được gọi là một sông băng.
Chỉ trong vòng 3 năm, hồ Oroville ở California gần như cạn khô./.
Kiều Anh/VOV.VN
Theo vov.vn/Brightside
Kỳ lạ những dòng sông băng chảy giữa sa mạc Sự biến đổi của thời tiết đã tạo nên hiện tượng thiên nhiên cực kiếm: dòng sông băng chảy giữa sa mạc. Rất nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến dòng sông băng chảy giữa sa mạc rộng lớn ở Iran. Dòng sông băng nằm sâu bên trong hang động, dài gần 1000 mét. Nhìn sang khung cảnh sa mạc xung...