Nhiệt độ ở Sa Pa giảm tới 16,6 độ C
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương cho biết, từ đêm ngày 24/7 trở đi, do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp, sau suy yếu, kết hợp với tác động của dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh khiến miền Bắc xuất hiện đợt mưa trên diện rộng và kéo dài.
Nhiệt độ ở Sa Pa giảm tới 16,6 độ C vào hồi 7h ngày 31/7
Mưa đều khắp khiến nền nhiệt độ Bắc Bộ không cao, phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm. Tiết trời mát mẻ, vùng núi đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi cao một số nơi trời rét đến rét nhẹ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhiệt độ thấp nhất tại các địa phương xảy ra không đồng thời gian. Vào ngày 29/7, Trạm khí tượng Đồng Văn (Hà Giang) ghi nhận được nhiệt độ thấp nhất giảm đến 20,2 độ C. Đến ngày 30/7, tại Mộc Châu ( Sơn La) giảm xuống 20,7 độ C; Mù Cang Chải (Yên Bái) xuống mức 20 độ C, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) rét nhẹ 19,1 độ C. Hồi 7h ngày 31/7, quan trắc được nhiệt độ thấp nhất tại đèo Pha Đin (Sơn La) giảm đến 18,5 độ C; Sìn Hồ (Lai Châu) thấp hơn 18,3 độ C. Sa Pa ( Lào Cai) giảm tới 16,6 độ C. Đây là mức giảm nhiệt thấp nhất ghi nhận tại Sa Pa tính từ đầu tháng 7 đến nay.
Người dân địa phương cho hay, nhiều ngày qua khi ra đường, đến công sở làm việc vào buổi sáng mọi người phải mặc áo khoác mỏng, ban đêm đi ngủ phải đắp chăn.
Hải Dương
Theo moitruong
Vùng áp thấp gây mưa giông diện rộng trên Biển Đông
Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới nối với vùng thấp kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên trong ngày và đêm nay (11/7), khu vực bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa); khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan tiếp tục có mưa giông mạnh.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện nay (11/7), dải hội tụ nhiệt đới nối với vùng áp thấp lúc 1h sáng nay có vị trí ở khoảng 17.5-18.5 độ vĩ Bắc; 110.5-111.5 độ kinh Đông, nằm ở ngay trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa.
Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp chưa có dấu hiệu mạnh lên và có xu hướng dịch chuyển chậm về phía Tây.
Cảnh báo, trong khoảng ngày 12-13/7, dải hội tụ nhiệt đới tiếp tục hoạt động mạnh, vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, di chuyển hướng về phía Vịnh Bắc Bộ.
Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới nối với vùng thấp kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên trong ngày và đêm nay (11/7), khu vực bắc Biển Đông ( bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa); khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan tiếp tục có mưa giông mạnh. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2-4m; biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Vùng áp thấp trên Biển Đông di chuyển chậm, có khả năng mạnh thêm Vùng áp thấp trên Biển Đông mỗi giờ di chuyển được khoảng 5-10km và còn có khả năng mạnh thêm. Vị trí và hướng di chuyển của vùng áp thấp trên Biển Đông. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVTƯ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trong 12 giờ vừa qua, vùng áp thấp trên Biển Đông hầu như...