Nhiệt độ các đại dương trên thế giới tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục
Năm 2023, nhiệt độ các đại dương một lần nữa “xô đổ” các kỷ lục được thiết lập trước đó và xu hướng ấm lên sẽ tiếp tục tồn tại trong suốt thế kỷ này, ngay cả khi lượng phát thải khí nhà kính chững lại.
Nhận định này được đưa ra trong một nghiên cứu thường niên được công bố ngày 11/1 trên tạp chí Advances in Atmospheric Sciences.
Rạn san hô Great Barrier ở ngoài khơi bang Queensland, Australia bị tẩy trắng trên diện rộng, ngày 7/3/2022. Ảnh tư liệu, minh họa: AFP/TTXVN
Nghiên cứu trên do nhóm nhà khoa học đa quốc gia từ 17 viện nghiên cứu ở Trung Quốc, Mỹ, New Zealand, Italy và Pháp thực hiện. Họ phát hiện ra rằng trong 5 năm liên tiếp, nhiệt độ các đại đương đều xác lập kỷ lục mới, trong đó 2023 là năm ghi nhận nhiệt độ cao nhất từ trước tới nay.
Video đang HOT
Ông Cheng Lijing, tác giả chính của nghiên cứu và là nhà nghiên cứu tại Viện Vật lý Khí quyển thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, cho biết tình trạng ấm lên của các đại dương là một chỉ số quan trọng để đánh giá biến đổi khí hậu, vì đại dương hấp thụ hơn 90% lượng nhiệt dư thừa từ tình trạng ấm lên toàn cầu.
Theo ông, so với năm 2022, phần nước bề mặt dày 2.000m trên các đại dương đã hấp thụ một lượng nhiệt lớn hơn, đủ để đun sôi 2,3 tỷ bể bơi kích thước chuẩn Olympic.
Yếu tố này đã làm nhiệt độ nước biển tăng. Cụ thể, so với năm 2022, nhiệt độ mặt nước biển trung bình toàn cầu năm 2023 đã tăng 0,23 độ C.
Cũng theo nghiên cứu, đại dương ấm lên sẽ làm giảm lượng oxy trong nước biển và khả năng hấp thụ carbon dioxide (CO2), dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng đối với đời sống động, thực vật trong lòng đại dương. Hơn thế nữa, tình trạng này còn làm gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan. Nhiệt độ và độ ẩm tăng thêm xâm nhập vào khí quyển khiến các cơn bão gia tăng cường độ với mưa lớn hơn, gió mạnh hơn và lũ lụt nghiêm trọng hơn.
Theo các nhà khoa học, tình trạng nóng lên của đại dương là hiện tượng không thể đảo ngược và sẽ tồn tại trong suốt thế kỷ này, ngay cả khi lượng phát thải khí nhà kính có thể không tăng. Ông Cheng Lijing nhấn mạnh điều này đặt ra những thách thức mới đối với công tác quản trị khí hậu, không chỉ đòi hỏi giảm phát thải và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo mà còn phải tập trung nhiều hơn vào việc thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhà nghiên cứu này đồng thời kêu gọi các nước cần tăng cường khả năng giám sát khí hậu và cải thiện hệ thống dự báo cũng như cảnh báo sớm để ngăn ngừa thảm họa.
Lũ lụt nghiêm trọng ở miền Đông Bắc Australia
Mưa lớn do ảnh hưởng của bão Jasper khiến nhiều thị trấn du lịch dọc Rạn san hô Great Barrier ở Đông Bắc Australia bị cô lập, nhiều cư dân phải leo lên mái nhà vì nước sông dâng cao quá nhanh.
Ngập lụt do bão Jasper tại bang Queensland, Australia ngày 13/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Bão Jasper quét qua các vùng phía Bắc ở bang Queensland tuần trước tàn phá một vùng rộng lớn trước khi hạ cấp xuống mức bão nhiệt đới.
Do ảnh hưởng của bão, lượng mưa trong vài giờ cuối tuần qua bằng lượng mưa nhiều tháng trước đó cộng lại. Các đội cứu hộ đã sơ tán 200 người trong đêm, các trực thăng quân đội cũng đã được huy động để hỗ trợ những vùng bị nước lũ cô lập
Thủ hiến bang Queensland Steven Miles cho rằng nhiều thảm họa thiên nhiên đã xảy ra nhưng đây là lần tồi tệ nhất, mưa không ngớt cho đến khi bão tan, các hoạt động cứu trợ bằng máy bay tới các vùng xa xôi bị cản trở. Lãnh đạo cơ quan ngân khố bang Queensland, Cameron Dick, lo ngại mưa lớn tiếp diễn có thể dẫn tới thảm họa gây thiệt hại ước tính hàng tỷ USD.
Cairns, thị trấn cửa ngõ dẫn vào khu vực có rạn san hô Great Barrier, với trên 150.000 dân, đã ghi nhận lượng mưa khoảng 600 mm trong 40 giờ tính đến sáng 18/12. Lượng mưa này cao gấp hơn 3 lần lượng mưa trung bình 182 mm tại khu vực trong tháng 12 này. Các chuyến bay từ sân bay Cairns đều bị hoãn hoặc hủy trong sáng 18/12. Nhiều hình ảnh trên mạng xã hội còn cho thấy nhiều máy bay bị ngập nước. Giám đốc điều hành (CEO) sân bay Cairns, Richard Barker, cho biết đã huy động các máy bơm để hút nước liên tục nhưng cũng không kịp với tốc độ nước dâng.
Giới chức cảnh báo người dân không bơi trong nước lũ sau khi xuất hiện cá sấu tại thị trấn Ingham, cách Cairns 250 km về phía Nam.
Bão lớn gây lũ lụt nghiêm trọng tại Australia Cục Khí tượng Australia dự báo trong sáng 8/1, các khu vực trải dài từ Tây Nam bang New South Wales đến Đông Bắc bang Victoria sẽ hứng chịu lượng mưa lên tới 100mm, cao hơn lượng mưa cả tháng, do mưa rào và dông bão. Sóng lớn do ảnh hưởng của bão Jasper tại bang Queensland, Australia hồi tháng 12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN...