Nhiệt độ ảnh hưởng đến giới tính của rùa
Nhiệt độ ấm hơn được cho là yếu tố tác động đến giới tính của rùa.
Nhóm nghiên cứu phát hiện, 31 độ C là nhiệt độ tối ưu để tạo ra nhiều con cái hơn.
Nghiên cứu mới tại Trường Đại học Duke (Mỹ) cho thấy, những con rùa cái có khả năng sản xuất trứng cao hơn, ngay cả trước khi giới tính của chúng được thiết lập.
Phát hiện này có thể giải thích tại sao nhiều loài động vật ngoài rùa có sự xác định giới tính phụ thuộc vào nhiệt độ. Các nhà nghiên cứu phát hiện, số lượng “ tế bào mầm” – tiền trứng mà phôi mang theo tăng lên khi nhiệt độ ủ cao hơn. Trên thực tế, họ phát hiện, chính những tế bào mầm đó đóng một vai trò trong việc khiến phôi thai trở thành con cái.
“Xác định giới tính bằng nhiệt độ không chỉ là một cơ chế. Nhiệt độ cao hơn dường như ảnh hưởng đến việc xác định giới tính theo những cách gia tăng thông qua nhiều loại tế bào trong phôi”, tác giả nghiên cứu Blanche Capel – Giáo sư Sinh học Tế bào tại Trường Y khoa Duke cho biết.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Boris Tezak – đồng tác giả cho biết, bản thân các tế bào mầm dồi dào hơn dường như thúc đẩy quá trình nữ tính hóa. Bởi, nhiệt độ sinh ra con cái cũng làm tăng số lượng tế bào mầm. Số lượng tế bào mầm cao hơn cũng được biết là có tác dụng kiểm soát sự phát triển của con cái ở cá.
“Một con cái nở ra với nhiều tế bào mầm hơn có lẽ sẽ phù hợp hơn về mặt sinh sản. Điều đó làm tăng khả năng sinh sản của rùa để mang nhiều trứng hơn. Chúng tôi đã liên kết con đường sinh sản của con cái với số lượng tế bào mầm tăng lên. Nếu điều đó làm cho rùa cái phù hợp hơn về mặt sinh sản, thì sẽ giúp giải thích lý do tại sao sự phát triển giới tính phụ thuộc vào nhiệt độ vẫn tồn tại”, nhà nghiên cứu Tezak giải thích.
Khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng, câu hỏi đặt ra là: Điều gì sẽ xảy ra với rùa và các loài sinh sản nhạy cảm với nhiệt độ khác? Nhóm nghiên cứu cho biết sẽ xem xét việc nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến nhóm tế bào mầm như thế nào.
Để trả lời những câu hỏi này, Tezak cẩn thận nuôi dưỡng các lứa trứng rùa tai đỏ thu được từ một nhà lai tạo ở Louisiana. Trứng được nuôi trong các hộp nhựa chứa đầy môi trường ẩm, ở nhiệt độ không đổi trong phòng thí nghiệm. Một lồng ấp có 26 độ C, tạo ra nhiều con đực hơn. Trong khi đó, 31 độ C là nhiệt độ tối ưu để tạo ra nhiều con cái hơn.
Khi lấy một trong số chúng ra để kiểm tra tiến độ dưới ánh sáng rất chói, phôi được ủ ấm rõ rệt sẽ lớn hơn. Những phôi này cũng hoạt động tích cực hơn bên trong trứng.
Video đang HOT
“Chúng tôi đang đưa ra giả thuyết rằng có một ‘điểm nóng’ về nhiệt độ. Có một khoảng thời gian ngắn mà bạn nhận được một số lượng lớn các tế bào mầm và sau đó bắt đầu thấy sự suy giảm”, Giáo sư Capel cho biết.
Lão nông câu cá vớt được 'rùa lạ', không ngờ là bảo vật hơn 3.000 năm
Ông lão này không thể ngờ rằng con rùa bất động mà ông vớt được khi câu cá lại là bảo vật hơn 3.000 năm, cực kỳ quý hiếm trên đời.
Câu cá tìm thấy "vật thể lạ" đáng giá cả gia tài hóa ra là có thật. Câu chuyện dưới đây là một minh chứng.
Theo đó, vào năm 2003, hình ảnh một ông lão sống tại thành phố Lạc Dương, thuộc tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đi câu cá ở bờ sông An Dương đã rất quen thuộc với người dân trong vùng. Đây là sở thích của ông sau khi về hưu. Do đó, ông thường ngồi bên bờ sông gần như cả ngày.
Ông lão thường ngôi câu cá bên bờ sông An Dương. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, một ngày nọ, ông lão bất ngờ câu được một con cá lớn sau khi hạ lưỡi câu xuống. Ông đã phải mất rất nhiều công sức mới kéo được con vật này lên bờ. Nhưng đó không phải là cá. Nhìn từ xa, nó giống như một con rùa lớn. Tuy nhiên, sau khi xem kỹ, ông lão phát hiện con rùa này không chuyển động. Nó thực chất là một khối sắt hay đồng hình con rùa và điều đặc biệt là trên mai có cắm 4 mũi tên ngắn.
Ngoài ra, trên lưng của con vật này còn có chữ cổ. Ông lão không biết chữ cổ trên lưng con rùa này là gì nhưng cho rằng nó có thể là một vật trang trí bị bỏ rơi. Do ở dưới sông nên nó đã bị rỉ sét.
Không câu được cá, nhưng ông lão lại câu được một con rùa bằng kim loại. Ảnh: Toutiao
Đắn đo suy nghĩ, cuối cùng ông lão đành mang con rùa bằng kim loại mà ông câu được về nhà và đặt nó vào một góc.
Cùng năm 2003, khi biết thông tin về Cục Di sản Văn hóa thu hồi những bảo vật, di vật văn hóa bị thất truyền, ông đã đưa con rùa câu được ở sông đến để nhờ các chuyên gia thẩm định.
Ngay khi nhìn thấy con rùa mà ông lão mang đến, các chuyên gia đã phỏng đoán đây không phải là vật tầm thường. Đôi mắt của con vật mở to, tứ chi duỗi thẳng về phía sau, mô tả sinh động sự hoảng loạn, vùng vẫy và khát khao sống trong tuyệt vọng của nó.
Kết quả, sau khi tiến hành kiểm tra kỹ càng, các chuyên gia xác định rằng, đây là một con giải (thuộc chi rùa mai mềm), là một đồ vật bằng đồng được làm vào cuối triều đại nhà Thương (khoảng từ năm 1766 TCN - 1122 TCN). Chữ khắc trên mai của con vật này là Giáp cốt, kiểu chữ thời nhà Thương.
Bức tượng được ông lão tìm thấy mô phỏng về một loài rùa mai mềm. Ảnh: Sohu
Ông lão tò mò hỏi các chuyên gia: " Con rùa bằng đồng này đáng giá bao nhiêu?"
Một vị chuyên gia lắng nghe câu hỏi của ông lão, suy nghĩ một lúc rồi trả lời rằng: " Đây là đồ cổ thời nhà thương, hiện tại trị giá khoảng 1,8 tỷ NDT (tương đương với gần 6.000 tỷ đồng) . Cần câu của ông đã bắt được 1,8 tỷ NDT đấy".
Ông lão nghe xong liền sửng sốt, chỉ một "khối đồng" rỉ sét mà có giá trên trời như vậy. Đây quả là việc quá sức tưởng tượng của ông lão có niềm vui câu cá mỗi ngày này.
Tuy nhiên, câu nói tiếp theo của vị chuyên gia đã đưa ông lão trở lại thực tế. Đó là vì di vật văn hóa bằng đồng này cực kỳ quý giá. Văn tự ghi lại trên đó rất hữu ích với các chuyên gia trong việc nghiên cứu lịch sử của nhà Thương. Do đó, các chuyên gia hy vọng ông lão có thể bàn giao lại cổ vật này. Đương nhiên, Cục Di sản Văn hóa sẽ có một số tiền xứng đáng nhất định cho ông lão.
Sau khi nghe được điều này và tiến hành thương lượng, ông lão đã tự nguyện bàn giao lại món đồ bằng đồng có niên đại ít nhất hơn 3.000 năm cho cơ quan này.
Ông lão rất vui vì đã tìm được một bảo vật quý hiếm như vậy. Hiện, bức tượng hình con giải với các mũi tên cắm trên mai đang được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc.
Chữ khắc trên lưng bức tượng là gì?
Chữ khắc trên bức tượng này là loại chữ cổ thời nhà Thương. Ảnh: Toutiao
Sau khi tiến hành khôi phục và giải mã những chữ khắc trên con giải bằng đồng này, các chuyên gia đã tìm ra nguồn gốc của bức tượng và một câu chuyện lịch sử có thật thời nhà Thương.
Theo đó, chữ khắc trên thân bức tượng cho thấy thông tin về nghi lễ săn bắn vào thời Trụ Vương, vị vua cuối cùng của nhà Thương.
Trụ Vương thích săn bắn và thường tới khu vực ở gần sông An Dương. Tuy nhiên, do con giải là loài vật có kích thước lớn, sống gần sông hồ nên không dễ để săn bắt.
Một hôm nọ, khi đi săn, Trụ Vương nhìn thấy một con giải lớn nên đã gương cung bắn 4 mũi tên liên tiếp. Bốn mũi tên này đều trúng con giải và chúng bị mắc kẹt ở trên mình và trên mai của nó.
Sau khi trở về cung, để kỷ niệm cuộc đi săn đầy ý nghĩa này, Trụ Vương đã lệnh cho các nghệ nhân làm một bức tượng bằng đồng hình con giải và có đúc 4 mũi tên lên trên. Ngoài ra, những nghệ nhân này còn nhận được lệnh khắc chữ để kể về quá trình đi săn của ngày hôm đó trên mai của con vật. Chữ khắc trên mai của bức tượng đồng cho thấy Trụ Vương là một vị vua có tài bắn cung.
Chữ khắc và cả bức tượng bằng đồng này là một nguồn tư liệu sống động giúp các chuyên gia, nhà nghiên cứu hiểu hơn về triều đại nhà Thương, tồn tại cách đây ít nhất hơn 3.000 năm.
Khai quật mộ cổ 2.000 năm, giật mình thấy sinh vật sống bên trong bò ra Sự xuất hiện của sinh vật còn sống trong mộ cổ khiến các chuyên gia khảo cổ bối rối. Chuyện lạ này xảy ra trong đợt khai quật ngôi mộ cổ ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Thậm chí, việc này còn được giới khảo cổ Trung Quốc đánh giá là hiện tượng có một không hai. Mộ cổ hơn 2.000 năm tuổi...