Nhiệt điện Phả Lại đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2021 giảm 66%, chia cổ tức gần 60%
Nhiệt điện Phả Lại (PPC) dự kiến trình đại hội cổ đông thường niên 2021 thông qua kế hoạch chia cổ tức năm 2020 với tổng tỷ lệ gần 59%, tương đương giá trị gần 1.890 tỷ đồng.
Nhiệt điện Phả Lại tiếp tục với mục tiêu lợi nhuận khiêm tốn, chia cổ tức gần 60%
Theo tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên 2021, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (HoSE: PPC) đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi với doanh thu giảm 32%, lợi nhuận trước thuế giảm 66%, lần lượt đứng ở mức 5.658 tỷ đồng và 415 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đây không phải lần đầu PPC đưa ra các mục tiêu khiêm tốn so với thực đạt. Đơn cử như năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 7.929 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% và lợi nhuận sau thuế trên 1.000 tỷ đồng, giảm đến 20% so với năm trước.
Dù vậy, kết quả kinh doanh có phần kém sắc vẫn giúp PPC hoàn thành 99% mục tiêu về doanh thu và vượt mục tiêu về lợi nhuận năm.
Bên cạnh đó, ban lãnh đạo PPC dự kiến trình đại hội thông qua mức chia cổ tức năm 2020 với tổng tỷ lệ gần 59%, tương đương với giá trị gần 1.890 tỷ đồng. Trong đó doanh nghiệp đã chi tạm ứng 481 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 15%.
Video đang HOT
Đây là mức chia cổ tức lớn nhất mà doanh nghiệp thực hiện kể từ khi lên sàn năm 2007, các năm gần đây tỷ lệ chia cổ tức khoảng 20-30% bằng tiền mặt.
Tại ngày 31/12/2020, tổng tài sản của PPC tăng thêm gần 190 tỷ đồng với đầu năm, lên mức 7.444 tỷ đồng. Chủ yếu sự tăng trưởng này đến từ tiền nhàn rỗi và khối tài sản dở dang dài hạn
Nhờ sạch nợ vay ngắn hạn, cùng với việc giảm bớt các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác, tổng nợ phải trả của PPC giảm hơn 320 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, đạt giá trị hơn 963 tỷ đồng tại ngày kết thúc quý IV/2020.
Trên thị trường, cổ phiếu PPC tăng 1.400 đồng lên mức 27.500 đồng/cổ phiếu (kết phiên ngày 5/4).
Eximbank đặt mục tiêu lãi 2.150 tỷ đồng: Có quá sức?
Eximbank đặt mục tiêu đạt lợi nhuận trước thuế 2.150 tỷ đồng năm 2021, tăng 63% so với năm trước, trong khi năm 2020 ngân hàng lao dốc về cả huy động vốn và cho vay.
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã chứng khoán EIB) vừa ban hành nghị quyết về kế hoạch kinh doanh năm 2021 với hầu hết các kế hoạch đều tăng trưởng so với kết quả năm 2020.
Eximbank là ngân hàng duy nhất có dư nợ cho vay và tiền gửi huy động từ khách hàng đều giảm so với hồi đầu năm, mức giảm tương ứng 10% và 4%. (Ảnh: EIB)
Cụ thể, Eximbank đặt mục tiêu tổng tài sản đến hết năm sẽ tăng 10%, đạt 177.000 tỷ đồng; huy động vốn tăng 10% lên mức 148.000 tỷ đồng. Dư nợ cấp tín dụng mục tiêu là 117.000 tỷ đồng, tăng 15% so với 2020, nhưng con số sẽ thay đổi trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước phê duyệt mức tăng trưởng tín dụng khác.
Nhà băng này cũng đặt mục tiêu tỷ lệ nợ xấu nội bảng trên tổng dư nợ tối đa là 2,5%. Kế hoạch lãi trước thuế năm 2021 là 2,150 tỷ đồng, tăng 63% so với kết quả đạt được năm 2020.
Những con số này cho thấy Eximbank khá tham vọng khi xây dựng kế họach kinh doanh 2021, nhất là khi dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, ngân hàng này lại vừa trải qua một năm suy giảm dư nợ cho vay và tiền gửi huy động từ khách hàng.
Báo cáo tài chính của Eximbank cho thấy nợ xấu tăng vọt tại thời điểm cuối 2020. Theo đó, tổng nợ xấu tăng 31% so với đầu năm, lên mức hơn 2.534 tỷ đồng. Nợ nghi ngờ tăng gấp 3,3 lần và nợ có khả năng mất vốn tăng gấp 2,3 lần so với đầu năm (tương đương tăng 133%). Do cho vay khách hàng giảm mạnh 11% nên tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 1,71% lên 2,52%.
Tiền gửi của khách giảm 4% xuống 133.918 tỷ đồng do giảm tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác giảm 30%, ở mức 5,627 tỷ đồng.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm đến 32% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn hơn 400 tỷ đồng
Vẫn theo báo cáo, tính đến 31/12/2020, tổng tài sản EIB giảm 4% so với đầu năm, chỉ còn hơn 160.435 tỷ đồng.
Quý IV/2020, hoạt động kinh doanh của Eximbank không có nhiều tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 50%, lãi từ mua mua bán chứng khoán đầu tư giảm 93%.
Tuy vậy, Eximbank vẫn báo lãi trước và sau thuế quý IV gần 236 tỷ đồng và hơn 199 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ báo lỗ do giảm sâu chi phí rủi ro.
Lũy kế cả năm, Eximbank báo lãi trước, sau thuế tăng 22% và 24% so với năm trước, đạt gần 1.340 tỷ đồng và hơn 1.070 tỷ đồng, chủ yếu nhờ tiết giảm một số chi phí như chi phí hoạt động và chi phí dự phòng.
Eximbank cũng là ngân hàng khá đặc biệt khi đến nay vẫn chưa thể tiến hành đại hội cổ đông thường niên lẫn bất thường năm 2020. Hai lần trước, EIB thông báo hoãn đại hội trước ngày khai mạc vì lý do COVID-19.
Ngân hàng này cũng có hai lần phải hoãn đại hội cổ đông thường niên và một lần hoãn đại hội cổ đông bất thường vì không đủ tỷ lệ để tiến hành, hậu quả tranh chấp giữa các nhóm cổ đông.
Trong năm 2020, mâu thuần giữa các nhóm cổ đông Eximbank diễn ra gay gắt khi một số nhóm liên tục có văn bản đề nghị thanh lọc Hội đồng quản trị. Một nhóm cổ đông sở hữu trên 10% vốn thậm chí đề nghị Hội đồng quản trị đưa vào chương trình đại hội cổ đông thường niên ngày 15/12 việc miễn nhiệm 4 thành viên là các ông Yasuhiro Saitoh, Lê Minh Quốc, Cao Xuân Ninh và Lê Văn Quyết.
Hiện Hội đồng quản trị của Eximbank gồm 9 người là các ông Saitoh, Cao Xuân Ninh, Lê Minh Quốc, Ngô Thanh Tùng, Lê Văn Quyết, Nguyễn Quang Thông, Đặng Anh Mai, Hoàng Tuấn Khải và bà Lương Thị Cẩm Tú.
Trên sàn giao dịch, hiện cổ phiếu EIB giao dịch mức 18.600 đồng/cổ phiếu, giảm 150 đồng so phiên liền trước.
BVSC đặt kế hoạch tổng doanh thu tăng 11%, lợi nhuận đi ngang Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC, HNX: BVS) vừa công bố tài liệu họp ĐHCĐ thường niên. BVSC đặt kế hoạch tổng doanh thu tăng 11%, lợi nhuận đi ngang BVSC kỳ vọng tổng doanh thu năm 2021 đạt 661 tỷ đồng, tăng 11% so với mức thực hiện năm 2020. Tổng chi phí năm 2021 dự kiến là 504...