Nhiếp ảnh gia gốc Việt Nick Út bị tấn công ở Washington
Nick Út, tác giả bức ảnh “Em bé Napalm”, bị người lạ hành hung, một ngày sau khi được Tổng thống Trump trao Huân chương nghệ thuật quốc gia.
Ông Nick Út, 70 tuổi, đang trên đường đi ăn tối cùng một người bạn vào tối 14/1 thì bị một kẻ lạ mặt tiếp cận và hành hung.
“Tôi thực sự không nhìn thấy gã đã tấn công mình tối đó và tôi chỉ nghe tiếng la hét, nhưng quá muộn, anh ta đã đấm tôi”, nhiếp ảnh gia gốc Việt kể lại sự việc xảy ra ở thủ đô Washington trên trang Instagram của mình.
Ông cho biết mình bị ngã xuống đất và va vào hàng rào kim loại xung quanh một cái cây.
“Anh ta đánh tôi ngã xuống và làm tôi bị thương ở xương sườn, lưng và chân trái. Đó là cái chân tôi từng bị trúng đạn cối trong chiến tranh Việt Nam”, ông nói thêm.
Nick Út thăm nhà của Phan Thị Kim Phúc ở Trảng Bàng, Tây Ninh, năm 2012. Ảnh: AP .
Các nhân viên mật vụ Mỹ sau đó nhanh chóng có mặt và can thiệp. Mark Edward Harris, một đồng nghiệp và là bạn lâu năm của Nick Út, đã chụp lại bức ảnh ông sau vụ tấn công, cho hay nghi phạm đã bị cảnh sát bắt.
Video đang HOT
Sở Mật vụ chưa phản hồi yêu cầu bình luận về sự việc và không rõ Nick Út bị tấn công có chủ đích hay ngẫu nhiên.
Một ngày trước đó, ông vừa được Tổng thống Donald Trump trao Huân chương nghệ thuật quốc gia. Đây là giải thưởng cao nhất do chính phủ liên bang trao cho các nghệ sĩ, người bảo trợ nghệ thuật vì những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của nền nghệ thuật Mỹ.
Trong buổi lễ, Trump đã phát biểu về tầm quan trọng của nhiếp ảnh và hành trình từ Việt Nam tới Mỹ của Nick Út. Tổng thống nhận xét bức ảnh “Em bé Napalm” đã “thay đổi thế giới”.
Nick Út cho hay sự kiện là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của ông.
“Khi Tổng thống đeo chiếc huân chương vào cổ tôi, đó là khoảnh khắc hạnh phúc nhất cuộc đời. Mọi người đều vỗ tay và chúc mừng tôi”, ông kể trên tờ Newsweek. Nhiếp ảnh gia đã tặng Trump một bức ảnh “Em bé Napalm” có chữ ký của ông và Phan Thị Kim Phúc, nhân vật chính trong ảnh.
Bức ảnh “Em bé Napalm” chụp tại Trảng Bàng, Tây Ninh năm 1972. Ảnh: Nick Út.
Nick Út tên thật là Huỳnh Công Út, sinh năm 1951 tại Long An. Ông nổi tiếng nhờ ghi lại khoảnh khắc cô bé Phan Thị Kim Phúc, 9 tuổi, hoảng loạn bỏ chạy trong tình trạng không áo quần cùng một số đứa trẻ khác, sau khi máy bay của quân đội Việt Nam Cộng hòa thả bom Napalm xuống Trảng Bàng, Tây Ninh năm 1972. Ông đã đưa bé gái đến bệnh viện kịp thời, giúp các bác sĩ cứu sống cô.
Bức ảnh “Em bé Napalm” được đăng tải rộng rãi khắp thế giới và được ca ngợi là góp phần kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam. Năm 1973, ảnh nhận giải báo chí Pulitzer.
Nick Út sau đó sang Mỹ định cư và làm phóng viên của hãng AP tại Los Angeles, theo dõi tất cả tin tức từ động đất, cháy rừng cho đến thể thao, ngôi sao điện ảnh. Ông nghỉ hưu vào năm 2017.
Nick Út cho biết ông có kế hoạch ở lại Washington đến hết lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden để ghi lại các hình ảnh của sự kiện này.
Ivanka bị tố cấm mật vụ Mỹ dùng toilet chung
Ivanka bị tố là không cho các mật vụ bảo vệ gia đình cô dùng chung toilet trong nhà, khiến họ phải thuê căn hộ riêng với giá 3.000 USD/tháng.
Sau khi được yêu cầu không sử dụng bất kỳ cái nào trong số 6 toilet tại nhà của vợ chồng Ivanka Trump ở khu dân cư Kalorama, tây bắc Washington, các nhân viên mật vụ Mỹ đã phải chuyển sang nhiều phương án khác, trong đó có việc dùng toilet công cộng và ở dinh thự của Phó tổng thống Mike Pence cách đó khá xa, một nguồn tin tiết lộ với Washington Post hôm 14/1.
Đến năm 2017, họ bắt đầu thuê một căn hộ nhỏ gần nhà của Ivanka với giá 3.000 USD/tháng để giải quyết vấn đề này và đến nay đã chi tới 100.000 USD tiền ngân sách để trả tiền nhà.
Ivanka Trump tại cuộc mít tinh vận động tranh cử ở Dalton, Georgia hôm 4/1. Ảnh: AFP .
Nhà Trắng thừa nhận thông tin trên nhưng cho hay yêu cầu không dùng chung toilet trong nhà không phải do gia đình Ivanka đưa ra, mà là quyết định của Sở Mật vụ.
"Đây là một câu chuyện không đúng sự thật", Judd Deere, phát ngôn viên Nhà Trắng, cho hay. "Khi thảo luận về việc bảo vệ nhà của họ năm 2017, Ivanka và Jared Kushner đã làm rõ rằng họ luôn chào đón những nhân viên an ninh tuyệt vời của mình. Việc thuê căn hộ riêng chỉ diễn ra sau khi Sở Mật vụ Mỹ quyết định rằng các nhân viên của họ phải tìm chỗ ở khác".
Deere khẳng định gia đình Ivanka, con gái cả kiêm cố vấn cấp cao của Tổng thống Trump, rất tôn trọng các nhân viên mật vụ."Nhà họ luôn rộng mở và rất biết ơn vì sự phục vụ của các nhân viên mật vụ suốt 4 năm qua", ông nói.
Việc sắp xếp chỗ ăn nghỉ của nhân viên an ninh để đảm bảo quyền riêng tư cho những người được bảo vệ không phải là lạ. Tuy nhiên, trường hợp này gây chú ý do các giải pháp bất thường mà mật vụ Mỹ phải áp dụng để giải quyết vấn đề. Thông thường khu vực được bảo vệ sẽ có toilet dành riêng cho các đặc vụ.
Phát ngôn viên Sở Mật vụ Mỹ Justine Whelan từ chối bình luận về những người mà họ bảo vệ.
Khi Ivanka chuyển tới Kalorama sinh sống, hàng xóm ở khu dân cư cao cấp này đã phàn nàn về những phiền toái liên quan tới gia đình cô và các nhân viên mật vụ, cáo buộc họ "chiếm cả con phố".
"Mọi thứ đều có chút xáo trộn như thể một doanh nghiệp rất năng nổ được phép vào khu dân cư này", hàng xóm Marti Robinson nói.
Hàng chục mật vụ Mỹ nhiễm nCoV Hàng chục nhân viên Mật vụ Mỹ làm nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống Trump được cho là đã nhiễm nCoV, khi ổ dịch Covid-19 Nhà Trắng lan rộng. Hai nguồn thạo tin của chính phủ Mỹ xác nhận rằng nhiều nhân viên của Cơ quan Mật vụ dương tính với nCoV, nhưng không cung cấp con số cụ thể. Một nguồn cho...