Nhiếp ảnh gia cứu các nhà hàng thoát ế mùa dịch
Hiện Jeryl Tan đang nhận giúp nhiều nhà hàng, quán ăn ở Singapore có được bộ ảnh sản phẩm đẹp như ý muốn. Qua đó, họ có thể đăng chúng lên mạng và cải thiện tình hình kinh doanh.
Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, không chỉ hàng loạt trường học, nhà hàng, khu vực công cộng bị đóng cửa mà hoạt động kinh doanh của những người làm nghề tự do như nhiếp ảnh gia, chuyên viên trang điểm cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Jeryl Tan (28 tuổi) – nhiếp ảnh gia tại Singapore – cho biết các đơn đặt hàng của anh đã giảm đến 70% kể từ khi đảo quốc áp dụng các biện pháp phong tỏa vào đầu tháng 4/2020.
Tuy nhiên, thay vào đó, Jeryl Tan quyết định cung cấp các dịch vụ chụp ảnh và tạo kiểu miễn phí để giúp những quán ăn, nhà hàng gặp khó khăn.
Những món ăn trở nên sinh động hơn nhờ ý tưởng chụp ảnh của Jeryl Tan.
“Phí thuê nhiếp ảnh gia ở Singapore rất đắt đỏ và hầu hết doanh nghiệp dành phần lớn vốn ban đầu, chi phí cho việc thuê mặt bằng, nhân lực, thực phẩm. Nếu chỉ với 5 bức ảnh đơn giản mà có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ hòa vốn, sống sót qua dịch bệnh và kiếm đủ tiền để trang trải những vật dụng cần thiết thì điều đó rất đáng để giúp đỡ”, Jeryl Tan nói với SCMP.
Tan cho hay nhiều doanh nghiệp liên hệ với anh đều chưa hề tiếp cận hình thức giới thiệu trực tuyến trước đây. Họ đến nhờ Tan giúp đỡ do lệnh phong tỏa kéo dài đang ảnh hưởng nặng nề đến doanh số bán hàng của họ.
Kể từ đầu tháng 5/2020, 23 quán ăn đã liên lạc với Tan với hy vọng thu hút nhiều khách hàng hơn qua mạng xã hội.
Video đang HOT
Arcade Fish Soup là cửa hàng đầu tiên liên hệ với Jeryl Tan. Eric Lee (37 tuổi), người điều hành quán ăn nhượng quyền Arcade Fish Soup, cho biết anh chưa bao giờ thấy việc truyền thông trên mạng xã hội hoặc hợp tác với các đối tác giao hàng là cần thiết cho đến khi Singapore phong tỏa.
Lee cố gắng tìm kiếm những bức ảnh cũ trước khi quyết định chụp một bộ ảnh mới để sử dụng quảng cáo trên Facebook nhưng đa số không mang lại hiệu quả.
“Họ không muốn bất cứ thứ gì trông quá lạ mắt. Đây là lần đầu tiên họ sử dụng nền tảng trực tuyến và bức ảnh cuối cùng họ chụp là khoảng 6 năm trước, vì vậy họ cần một bộ ảnh mới”, Tan nói.
Thep SCMP, 3 cửa hàng của Lee đều nằm trong khu thương mại trung tâm của Singapore. Điều đó có nghĩa doanh thu của cửa hàng phụ thuộc rất nhiều vào nhân viên văn phòng.
Nhờchạy quảng cá o trên các phương tiện truyền thông cùng với sự giúp đỡ từ các bức ảnh của Tan, việc kinh doanh của Lee đã hồi phục khoảng 50%.
“Đơn đặt hàng dao động từ 50-100 đơn mỗi ngày. Đôi khi chúng tôi còn nhận được một số đơn hàng lớn. Những đơn hàng lớn đã giúp chúng tôi rất nhiều qua phản hồi rất tích cực. Nó cũng giúp chúng tôi tự tin hơn trong việc quảng cáo trực tuyến”, Lee chia sẻ.
Mỗi món ăn đều được xây dựng concept khác nhau.
Chủ nhà hàng, quán ăn gửi nguyên liệu, đồ sành sứ và các món ăn cho Tan, anh sẽ là người tạo kiểu và chụp ảnh cho chúng.
Tan cho biết một số chủ nhà hàng đã sử dụng những bức ảnh của anh để tạo ra một cái nhìn nhất quán hơn trong thực đơn của họ với hy vọng cải thiện lưu lượng truy cập trực tuyến. Nhiều chủ quán ăn hiện dành gần 10 giờ mỗi ngày để nhận đơn đặt hàng qua mạng.
“Tôi thấy vui mừng vì những nỗ lực của mình đã được đền đáp. Tôi thật sự biết ơn tất cả cơ hội đến với mình trong những năm qua, kể cả hiện tại. Vì vậy, đây là cách tôi đền đáp lại cho những người có nhu cầu”.
Khi chụp ảnh bánh cookie cho Buttercubesg, Tan chọn phong cách đơn giản.
Cách ly mùa dịch vẫn sống ảo siêu bá: Chụp chân dung cực nghệ từ xa bằng Facetime, chẳng cần máy ảnh xịn xò
Vì phải cách ly trong nhà, một nhiếp ảnh gia đã tìm cách sử dụng Facetime để chụp ảnh cho khách hàng của mình
Cách ly toàn xã hội đang làm gián đoạn cuộc sống của mọi người ở các mức độ khác nhau. Các nhiếp ảnh gia là một trong những người không may mắn khi dịch bệnh ảnh hưởng đến công việc vì không có sự kiện nào được tổ chức cần đến dịch vụ chụp ảnh.
Tuy nhiên, điều đó không thể làm các người làm nghệ thuật dừng sáng tạo, người thì chụp cover lại loạt ảnh bất hủ, người thì biến những bức chân dùng thành phong cách cổ điển. Và mới đây, một nhiếp ảnh gia ở Anh có tên là Tim Dunk đã tìm ra cách để chụp ảnh chân dung cho khách hàng ngay cả khi bị cách ly bằng cách sử dụng Facetime.
Bức ảnh của một cặp đôi được Dunk chụp qua Facetime
"Tôi đã may mắn vì những bức chân dung được chụp qua FaceTime của tôi đã thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng", Dunk trả lời trên trang web Petapixel. Ngoài ra, Dunk cũng mô tả quy trình chụp ảnh của anh làm việc online với các khách hàng.
Dunk chụp qua FaceTime từ Macbook và Camera thì là từ chiếc iPhone của anh. Anh bảo lúc đầu anh định sử dụng iPad nhưng camera của iPad không tốt cho lắm.
Yêu cầu để có thể chụp ảnh kiểu này là thiết bị phải chạy iOS 11 trở lên. Phải bật FaceTime Live Photos (Cài đặt> FaceTime> Live Photos> bật) để có thể chụp ảnh, và điện thoại phải luôn kết nối trực tiếp với iCloud để lưu trữ ảnh ngay lập tức. Ảnh lưu vào máy, rồi sau đó được chuyển vào ứng dụng Lightroom để chỉnh sửa.
Toàn bộ các bức ảnh đều chỉ chụp trong nhà nhưng cực kì chất
Các buổi chụp được thực hiện ngay trong nhà của người bị cách ly nên anh phải hướng dẫn khách hàng của mình tìm nơi có ánh sáng tốt hoặc background phù hợp nhưng không kém phần độc đáo, ví dụ đơn giản như chỉ là tấm màn treo cửa sổ. Các hình ảnh chụp mọi người trong nhà rất đa dạng và thú vị như bất kỳ buổi chụp chân dung ngoài trời nào khác.
Hiện này Dunk đã chụp ảnh qua Facetime cho gần 50 khách hàng và được họ quyên góp khoảng 12 USD từ mỗi bức ảnh chụp.
Tung Phan
Loạt ảnh stock "múa rìu qua mắt thợ" khiến những người trong nghề không nhịn được cười Kém chuyên nghiệp thế không biết. Ảnh stock là cái gì? Thông tường, ảnh stock được biết đến như những bức ảnh chuyên nghiệp, chụp các địa điểm, địa danh, sự kiện... Được mua và bán trên cơ sở bản quyền, sử dụng với mục đích thương mại. Tuy nhiên, đôi khi ảnh stock được tạo ra bởi những nhiếp ảnh gia thiếu...