Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra, Kiểm toán được quan tâm, bàn bạc
Một số nội dung về Dự án Luật Quản lý thuế ( sửa đổi) mà đại biểu Quốc hội quan tâm, vừa có ý kiến tại Quốc hội ngày 15/11, trong đó, trong nội dung về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước đã và đang tiếp tục được Tổng cục Thuế tiếp thu, hoàn thiện để dự thảo.
Tổng cục Thuế đang tiếp thu ý kiến của các tổ chức, cơ quan để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi). Ảnh: Internet
Tổng cục Thuế cho biết, Ban Soạn thảo Dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) sẽ phối hợp với Uỷ ban Tài chính ngân sách và các cơ quan liên quan để tiếp tục hoàn thiện Sự thảo Luật trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp sau theo hướng: Tạo thuận lợi cho cơ quan thanh tra, kiểm toán hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, không chồng chéo; đảm bảo quy định đúng Hiến pháp, không mâu thuẫn với Luật Thanh tra, Luật Kiểm toán.
Đồng thời, để Luật phù hợp với tổ chức bộ máy Nhà nước; đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người nộp thuế và đảm bảo cơ sở pháp lý cho cơ quan quản lý thuế thực hiện đúng pháp luật thuế, pháp luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.
Trước đó, Dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét có phạm vi sửa đổi rộng, bổ sung nhiều nội dung mới (dự kiến sửa đổi 108/120 điều và bổ sung 32 điều mới).
Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội thảo luận ở Tổ ngày 12/11 (có 165 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu) và tại Hội trường ngày 15/11 (có 21 đại biểu Quốc hội phát biểu) về Dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi), nhiều nội dung được các đại biểu quan tâm.
Trong đó, về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước đa số ý kiến nhất trí với quy định cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm toán các hoạt động đối với cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về kiểm toán Nhà nước, về thanh tra, về quản lý thuế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Một số ý kiến đề nghị xem xét lại quy định của dự thảo Luật trong trường hợp có sự khác nhau giữa cơ quan Thanh tra, Kiểm toán với cơ quan quản lý thuế.
Video đang HOT
Theo quy định hiện hành cơ quan Kiểm toán Nhà nước chỉ kiểm toán đối với các đơn vị có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Hiện nay, được biết Kiểm toán Nhà nước đang đề xuất mở rộng đối tượng kiểm toán bằng Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để quy định chi tiết Điều 4, Điều 55 của Luật Kiểm toán Nhà nước theo hướng Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán tổ chức, đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Vấn đề này sẽ được Quốc hội xem xét cho ý kiến. Do đó, Luật Quản lý thuế không quy định nội dung này.
Luật Quản lý thuế (sửa đổi) chỉ quy định việc xử lý kết luận của thanh tra, kiểm toán Nhà nước khi thanh tra, kiểm toán cơ quan quản lý thuế và có kết luận, kiến nghị về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Hay nói cách khác là giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan quản lý thuế, người nộp thuế và các cơ quan có liên quan.
Ban soạn thảo hoàn toàn đồng tình với ý kiến các đại biểu: Trường hợp cơ quan Thanh tra, Kiểm toán thực hiện thanh tra, kiểm toán các hoạt động đối với cơ quan quản lý thuế, trong đó có hoạt động đối chiếu nghĩa vụ của người nộp thuế thì cơ quan quan quản lý thuế phải thực hiện theo kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm toán. Vấn đề đặt ra là việc thực hiện phải được xử lý bằng quyết định hành chính và nghĩa vụ thực hiện ở đây là người nộp thuế.
Theo Tổng cục Thuế, thực tế khi kiểm toán, thanh tra tại cơ quan thuế, cơ quan Thanh tra hoặc Kiểm toán Nhà nước chỉ thực hiện đối chiếu nghĩa vụ của người nộp thuế thông qua các hồ sơ mà người nộp thuế nộp cho cơ quan thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp và việc kiểm toán tại trụ sở cơ quan quản lý Thuế chỉ lập biên bản kiểm tra, đối chiếu số liệu với người nộp thuế tại cơ quan quản lý thuế thì tính hiệu lực pháp lý chưa cao.
Hiện nay, theo quy định của Luật Quản lý thuế, doanh nghiệp tự khai, tự tính, tự nộp thuế, cơ quan thuế thông qua phân tích cơ sở dữ liệu tiêu chí quản lý rủi ro để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Hàng năm thực hiện thanh tra, kiểm tra 18-20% số lượng doanh nghiệp. Trong trường hợp ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, có kết luận và quyết định xử lý thì khi không thống nhất người nộp thuế có quyền khiếu nại và khởi kiện…
Các ý kiến của đại biểu Quốc hội trong nội dung liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước góp phần để Ban soạn thảo dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) tiếp thu, tổng hợp và tiếp tục bàn bạc với các cơ quan liên quan, hoàn thiện hơn. Qua đó, góp phần giúp Luật khi ban hành sẽ thực sự đi vào cuộc sống.
Tràng An
Theo thanhtra.com.vn
Tài sản không rõ nguồn gốc: Tranh luận 'nóng' 2 phương án xử lý
Ngày 25/10, Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau tại dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi.
Liên quan đến điều 52, xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội hai phương án: Xử lý bằng con đường tòa án và xử lý bằng thu thuế. Hai phương án này tiếp tục nhận được ý kiến trái chiều từ các đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương
Cần có lộ trình xử lý?
Tại phiên thảo luận, Phó trưởng Ban dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, cần bổ sung cơ chế xác minh tài sản thu nhập. Qua đó, cơ quan quản lý tài sản khi nhận được bản kê khai tài sản thu nhập cá nhân thì gửi hồ sơ về địa phương để xác minh, sau đó gửi cho cơ quan chức năng. Trong trường hợp nghi vấn, cơ quan trung ương sẽ thành lập đoàn tiếp tục xác minh.
Về phương án xử lý tài sản tăng thêm không rõ nguồn gốc, ông Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, cả hai phương án đưa ra đều không đảm bảo. Theo ông Nhưỡng, nếu sử dụng tòa án hành chính thì không có khái niệm này. Còn nếu sử dụng tố tụng dân sự có hai vấn đề quan trọng, một là phải có hợp đồng, hai là có thiệt hại ngoài hợp đồng.
Còn về phương án đánh thuế, theo ông Nhưỡng lại xuất hiện những vấn đề rất khó giải thích. "Cử tri nói với tôi, kể cả tài sản có được bằng tài sản tham nhũng thì nó cũng đã được mua. Đã được mua thì cũng có nghĩa là nó đã chịu thuế rồi. Vậy chúng ta tiếp tục đánh thuế thì sẽ là biện pháp chồng thuế. Như vậy không ổn cả về khía cạnh chúng ta sử dụng thuế", ông Nhưỡng cho hay.
Không đồng tình, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) tranh luận với đại biểu Lưu Bình Nhưỡng. Theo ông Hồng, "nói như đại biểu Nhưỡng thì chúng ta không có lối thoát". Ủng hộ phương án 2, ông Hồng đưa ra lý lẽ để tranh luận lại với đại biểu có ý kiến về phương án 1. Đại biểu đoàn Bình Dương cho rằng, chúng ta phải dùng giải pháp kinh tế để xử lý những vấn đề kinh tế.
"Hiện nay bí nhất là việc thu hồi tài sản. Đất nước ta đang thiếu nguồn lực, nếu chúng ta xử lý tốt điều này thì sẽ có nguồn lực rất lớn huy động phát triển kinh tế", tuy nhiên theo ông Hồng, phương án xử lý tài sản này phải có lộ trình, nếu không người dân sẽ đặt vấn đề đang tìm cách hợp thức hóa. "Tôi đề nghị lộ trình đến năm 2025 và cũng có phân loại từng loại tài sản để xử lý. Ví dụ với nhà đất, buộc phải đăng ký, buộc phải sang tên, đóng thuế tài sản chứ không phải thuế tiêu thụ đặc biệt", ông Hồng nêu.
Khó xử lý tại tòa hay mất niềm tin?
Cũng liên quan đến phương án xử lý tài sản, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đề nghị Quốc hội xem xét thật kỹ lưỡng và "không thể đồng tình" với phương án xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được nguồn gốc sẽ chuyển cho tòa án. Ông phân tích, cơ quan thanh tra, kiểm toán, cơ quan điều tra mà không chứng minh được tài sản thu nhập do vi phạm pháp luật mà có thì không thể có chứng cứ, không có cơ sở pháp lý để quy tội và không thể chuyển cho Tòa án xét xử.
"Thực tế nhiều vụ án phạm tội nhận hối lộ người ta khai là đưa cho ông A, ông B nhưng tòa cũng không thể kết tội cho ông A, ông B được, bởi vì không có căn cứ. Trong thực tế có những vụ án chủ tịch xã với trưởng phòng quản lý đất đai khi nhận tiền của người dân nhưng bị truy tố thì chủ tịch xã không bị tội mà phòng quản lý đất đai bị tội. Vì có ghi đầy đủ ngày tháng nhận tiền nhưng không có căn cứ cụ thể.
Về tài sản thực tế của cá nhân, theo ông Phương, cơ quan có thẩm quyền không chứng minh được vi phạm pháp luật mà có nhưng lại giao cho tòa xử lý để thu hồi, điều này có vi phạm với Hiến pháp hay không? "Điều 32 Hiến pháp có quy định "mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải, nhà ở, tư liệu sinh hoạt... Như vậy, nhà ở của tôi là tôi có sổ đỏ, pháp luật đã công nhận; xe của tôi đăng ký tên của tôi, tất cả những điều này đã được pháp luật thừa nhận, bây giờ tôi không kê khai thu nhập lại cho đây là bất hợp lý thì cũng không được", ông Phương phân tích và đồng ý với phương án thu thuế.
Tranh luận với quan điểm này, đại biểu Phạm Hồng Phong (Hậu Giang) cho rằng, Hiến pháp quy định giao cho Tòa án thực hiện quyền tư pháp. Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhân danh nhà nước phán quyết bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, của nhà nước, bảo vệ công lý, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
"Tòa án là một công cụ của Đảng, Nhà nước mà đại biểu Phương lại không có niềm tin vào Tòa án thì sẽ là mất tất cả", ông Phong bày tỏ.
Cũng liên quan đến phương án xử lý tài sản, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đề nghị Quốc hội xem xét thật kỹ lưỡng và "không thể đồng tình" với phương án xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được nguồn gốc sẽ chuyển cho tòa án" .
THÀNH NAM
Theo TPO
Tổng Kiểm toán Nhà nước tranh luận trước giải trình của Bộ trưởng Bộ Tài chính Trước phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, "kiểm toán thực hiện đối chiếu sai nên các đối tượng nộp thuế kiện, liên luỵ đến cơ quan thuế", Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc đã có tranh luận với "Tư lệnh" ngành Tài chính.. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình các ý kiến ĐBQH...