Nhiệm vụ năm 2019: Thách thức được đặt ra cho báo chí toàn quốc
Chiều 28-12, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Hội nghị báo chí toàn quốc Tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019.
Báo cáo tổng kết công tác báo chí năm 2018 và nhiệm vụ 2019 tại Hội nghị, ông Lê Mạnh Hùng – Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết: Năm 2018 các cơ quan báo chí thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng của Đảng, Nhà nước; thông tin, tuyên truyền kịp thời, trung thực, toàn diện đời sống chính trị, kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế; là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn thực sự tin cậy của nhân dân, là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội.
Báo chí đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về chính trị, tư tưởng… nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ, góp phần tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Báo chí đã kịp thời chuyển tải các hoạt động của Quốc hội đến cử tri và nhân dân cả nước; thông tin, tuyên truyền sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trên các lĩnh vực để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội đất nước, đặc biệt là việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 01NQ-CP ngày 01-01-2018 với 56 giải pháp và 242 nhiệm vụ; chuyển tải kịp thời thông điệp của Chính phủ là “Liêm chính, kiến tạo, hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp”…
Bên cạnh những thành tích đó, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng cũng cho rằng hoạt động báo chí vẫn còn những khuyết điểm, hạn chế, như thông tin thiếu nhạy cảm về chính trị, chưa phù hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân, chưa đúng định hướng thông tin vẫn còn xảy ra trên một số báo, tạp chí, gây những tác động xấu đến dư luận xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của tổ chức, của người dân, gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Thông tin thiên về khai thác mặt trái xã hội; thông tin phản cảm, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam, thiếu nhân văn và phản giáo dục, giật tít mang tính “giật gân”, “câu khách”,… vẫn chưa được khắc phục triệt để.
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng báo cáo tại hội nghị
Những thông tin trên mạng xã hội nếu không kiểm chứng thông tin sẽ dẫn đến bị dẫn dắt, lôi kéo theo các thông tin sai sự thật, có thể gây tác động xấu đến dư luận xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của tờ báo. Rất nhiều các cơ quan báo chí đang thực hiện những chiến lược nhằm khai thác mạng xã hội để thu hút, gia tăng lượng người truy cập, quảng bá hình ảnh, thương hiệu chất lượng thông tin đến cộng đồng mạng. Tuy nhiên, khi những mạng xã hội lớn dùng tính năng hạn chế chia sẻ đường link báo chí trên nền tảng của họ thì báo chí có nguy cơ bị sụt giảm lượng người đọc và giảm khả năng tương tác.
Video đang HOT
Một số văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của cơ quan báo chí tại địa phương và đội ngũ cộng tác viên hoạt động không đúng chức năng, nhiệm vụ; tình trạng vi phạm đạo đức nghề báo vẫn xảy ra.
Tại hội nghị, các đại biểu đã chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm của nhiều cơ quan báo chí trong đó là việc tồn tại thông tin thiếu nhạy cảm về chính trị, chưa phù hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân, chưa đúng định hướng thông tin vẫn xảy ra trên một số báo và tạp chí. Thông tin về mặt trái của xã hội phản cảm, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam, thiếu nhân văn, phản giáo dục, kiểu giật tít mang tính giật gân, câu khách vẫn chưa được khắc phục triệt để.
Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: Năm 2019 có vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội XII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020, điều đó đòi hỏi những người làm công tác báo chí phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đồng chí Võ Văn Thưởng cũng đánh giá cao, biểu dương những kết quả và đóng góp quan trọng của nền báo chí nước nhà, của đội ngũ những người làm báo cả nước vào những thành quả quan trọng của đất nước.
Bên cạnh kết quả đạt được, đồng chí Võ Văn Thưởng cũng chỉ ra hoạt động báo chí năm 2017 vẫn còn những hạn chế thiếu sót. Một số khuyết điểm có biểu hiện nghiêm trọng hơn như có cơ quan báo chí xa rời tôn chỉ mục đích, vi phạm giấy phép hoạt động; sự lẫn lộn giữa tạp chí điện tử, báo chí điện tử.
Trong năm 2019, các cơ quan báo chí cần tiếp tục rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, văn hóa, trình độ chuyên môn, chính trị của đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Trong sự phát triển của công nghệ thông tin, người làm báo cần tự tin, bản lĩnh chọn lọc thông tin, mang đến cho người đọc thông tin chất lượng tốt từ đó mang lại nhận thức tốt cho người đọc.
Đề cập đến quy hoạch đào tạo cán bộ, đồng chí Võ Văn Thưởng đề nghị các cơ quan quản lý chủ quản cần quan tâm hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng với các phóng viên. Cán bộ báo chí là cán bộ chính trị của Đảng, Nhà nước và đoàn thể, do vậy, bên cạnh bồi dưỡng trình độ chuyên môn còn phải nâng cao trình độ chính trị, học tập thường xuyên và không có điểm dừng. Vấn đề kinh tế báo chí cần tiếp tục nghiên cứu hệ thống để giải quyết căn cơ trước sự xuất hiện của mạng xã hội đang rất phát triển như hiện nay.
Các cơ quan báo chí trong đó có Báo An ninh Thủ đô đã có thành tích xuất sắc trong thông tin, tuyên truyền, thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2018 nhận Bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương
Cũng tại hội nghị, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tặng Bằng khen cho 5 cơ quan chủ quản, cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý, cơ quan tham mưu báo chí đã có thành tích xuất sắc trong công tác báo chí năm 2018. Hội nghị cũng đã trao Bằng khen cho 20 cơ quan báo chí trong đó có Báo An ninh Thủ đô đã có thành tích xuất sắc trong thông tin, tuyên truyền, thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2018.
Theo ANTD
Báo chí có nguy cơ bị truyền thông xã hội "vượt mặt"
Hội nghị báo chí toàn quốc diễn ra chiều nay 28-12 đã đưa ra thách thức, đó là báo chí có nguy cơ bị truyền thông xã hội "vượt mặt" trong việc cung cấp thông tin đến độc giả.
ông Lê Mạnh Hùng, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, phát biểu tại hội nghị
Chiều 28-12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019. Ông Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, dự và chỉ đạo hội nghị.
Trình bày báo cáo tổng kết công tác báo chí năm 2018, ông Lê Mạnh Hùng, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, cho biết nhiệm vụ của hội nghị lần này là đánh giá đúng ưu điểm, thành tích của báo chí trong năm qua; chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm trong hoạt động báo chí và công tác chỉ đạo, quản lý báo chí; xác định những nhiệm vụ, giải cho năm 2019 và các năm tiếp theo.
Hiện cả nước có 844 cơ quan báo chí in và 24 cơ quan báo chí điện tử độc lập; 67 đài phát thanh - truyền hình. Tính đến tháng 11-2018, cả nước có khoảng 19.000 nhà báo được cấp thẻ nhà báo; gần 24.000 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.
Trong năm qua, các cơ quan báo chí thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; thông tin, tuyên truyền có chất lượng, hiệu quả công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thể hiện rõ nét là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân; là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với xã hội. Báo chí đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về chính trị, tư tưởng... nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng,chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, góp phần tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Bên cạnh đó, ông Lê Mạnh Hùng đánh giá hoạt động báo chí vẫn còn những khuyết điểm, hạn chế, như thông tin thiếu nhạy cảm về chính trị, chưa phù hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân, chưa đúng định hướng thông tin vẫn còn xảy ra trên một số báo, tạp chí, gây những tác động xấu đến dư luận xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của tổ chức, của người dân; bị một số báo nước ngoài, một số trang mạng xã hội thiếu thiện chí lợi dụng để xuyên tạc, kích động, gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Thông tin thiên về khai thác mặt trái xã hội; thông tin phản cảm, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam, thiếu nhân văn và phản giáo dục, giật tít mang tính "giật gân", "câu khách",... vẫn chưa được khắc phục triệt để.
Thông tin chưa theo kịp diễn biến tình hình thực tế; đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, trong nhiều trường hợp còn thụ động, chưa sắc sảo; việc khai thác thông tin từ ý kiến của cá nhân trên mạng xã hội không kiểm chứng vẫn tiếp diễn.
Một số văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của cơ quan báo chí tại địa phương và đội ngũ cộng tác viên hoạt động không đúng chức năng, nhiệm vụ; tình trạng vi phạm đạo đức nghề báo vẫn xảy ra. Khuynh hướng xa rời tôn chỉ, mục đích chưa được khắc phục. Tình hình khiếu nại về nội dung thông tin trên báo chí có chiều hướng gia tăng,...
Ông Lê Mạnh Hùng cho biết trong năm 2018, những sai phạm trong hoạt động báo chí tiếp tục được xử lý quyết liệt bằng nhiều biện pháp; tăng cường kiểm tra, rà soát, đánh giá việc thực hiện tôn chỉ, mục đích của một số cơ quan báo chí, nhất là các tạp chí điện tử, nhằm ngăn chặn tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích, "báo hoá" các tạp chí điện tử.
Theo ông Hùng, nhiều cơ quan báo, tạp chí vi phạm đã bị đình bản có thời hạn, một số nhà báo vi phạm đã bị thu hồi thẻ nhà báo. "Việc xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm đã góp phần duy trì trật tự kỷ cương trong hoạt động báo chí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước".
Báo chí có nguy cơ bị truyền thông xã hội "vượt mặt"
Trong báo cáo đánh giá, đã nêu những thách thức trong hoạt động báo chí hiện nay, đó là báo chí có nguy cơ bị truyền thông xã hội "vượt mặt", mất vị trí độc quyền cũng như qua mặt về tốc độ trong việc cung cấp thông tin đến độc giả cũng như sử dụng tài khoản của các thành viên để đăng tải các thông tin, bài viết vi phạm các quy định về cung cấp thông tin trên mạng.
Thông tin trên mạng xã hội mang tính cá nhân, phạm vi thông tin dàn trải, vụn vặt, thiếu kiểm chứng, động cơ, mục đích không rõ ràng, thậm chí là với mục đích xuyên tạc, lừa đảo, tung tin giả để lôi kéo sự chú ý. Cơ quan báo chí không kiểm chứng thông tin sẽ dẫn đến bị dẫn dắt, lôi kéo theo các thông tin sai sự thật, có thể gây tác động xấu đến dư luận xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của tờ báo.
Bài-ảnh-video: Văn Duẩn
Theo NLĐO
Thứ trưởng Bộ Y tế giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Sáng 30/10, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ. Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí...