“Nhiệm vụ lịch sử mới” của PLA tạo ra rủi ro khá lớn cho Trung Quốc
Sách trắng yêu cầu quân đội nỗ lực cung cấp bảo đảm vững chắc cho hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả, thực hiện phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.
Quân đội Trung Quốc trong lễ duyệt binh (ảnh tư liệu)
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 22 tháng 6 dẫn trang mạng “Quỹ Jamestown” Mỹ ngày 19 tháng 6 đăng bài viết “Quan niệm an ninh quốc gia tổng thể: An toàn hóa chính sách và rủi ro ngày càng tăng của khủng hoảng quân sự” của tác giả Timothy Heath.
Bài viết cho rằng, sách trắng “Chiến lược quân sự” gần đây của Trung Quốc đã phản ánh trọng điểm phát triển của chính phủ Trung Quốc, cho thấy Trung Quốc đang chuyển đổi sang một giai đoạn trỗi dậy tạo ra sức ép cao hơn.
Do sự thúc đẩy bởi quyết tâm khắc phục những cản trở phát triển mạnh ở trong và ngoài nước, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã mở rộng lớn phạm vi của an ninh quốc gia, về cơ bản đã bao trùm tất cả lĩnh vực chính sách.
Chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách theo hướng “tập quyền” và đã tăng cường sự phục tùng của quân đội đối với mục tiêu chiến lược quốc gia nhằm kiểm soát rủi ro xảy ra xung đột không mong muốn.
Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu tàng hình J-20
Bài viết cho rằng, mặc dù vậy, việc ngày càng coi trọng đối với bảo vệ lợi ích quốc gia không ngừng mở rộng vẫn đánh dấu một sự thay đổi sâu sắc của chính sách an ninh.
Mặc dù vẫn nhấn mạnh thông qua phương thức hòa bình tăng cường kiểm soát đối với lợi ích cốt lõi và nâng cao vị thế chiến lược, nhưng Trung Quốc cũng đang chuẩn bị cho sự lựa chọn có sức ép cao hơn trừ chiến tranh.
Cuối tháng 5, Trung Quốc đã công bố sách trắng quốc phòng đầu tiên với chủ đề rõ ràng là “Chiến lược quân sự”. So với phiên bản năm 2013, sách trắng mới nhất này đã phản ánh rõ ràng hơn tư tưởng chính trị công tác chính sách của chính phủ hiện nay.
So với sách trắng trước đây, nó đã tập trung trình bày hơn về mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược của quốc gia. Chẳng hạn, sách trắng nói, mục tiêu chiến lược quốc gia của Trung Quốc chính là đến năm 2021 hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả, đến năm 2049 xây dựng xong quốc gia hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh và hài hòa,
điều này đã đại diện cho “giấc mơ Trung Quốc” phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa. Những mục tiêu này hoàn toàn không phải mới, nhưng sách trắng trước đây chỉ đề cập mơ hồ đến chúng.
Máy bay chiến đấu J-11B Trung Quốc
Theo bài viết, sách trắng đã phản ánh vai trò ảnh hưởng của hoạch định ở tầm cao nhất, đã giải thích nguyên tắc chỉ đạo, chính sách và công tác của quân đội ( PLA) hỗ trợ như thế nào cho mục tiêu chiến lược phục hưng dân tộc.
Để nhấn mạnh tầm quan trọng của điểm này, sách trắng lần đầu tiên đề xuất một “nhiệm vụ lịch sử mới” của quân đội, đó là, yêu cầu quân đội nỗ lực cung cấp bảo đảm vững chắc cho hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả, thực hiện phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.
Video đang HOT
“Nhiệm vụ mới” này thực ra là tái khẳng định đối với tất cả “nhiệm vụ lịch sử” khác, nhưng tầm quan trọng của nó là mang tính chính trị. Điều nhấn mạnh lại này là, tất cả hoạt động của quân đội đều phải hỗ trợ hoặc ít nhất không thể cản trở Trung Quốc thực hiện mục tiêu chiến lược – hoàn thành xây dựng quốc gia mạnh, phồn vinh, ổn định và hiện đại.
Tư tưởng an ninh mới là “quan niệm an ninh quốc gia tổng thể” – cách nói này đã thể hiện xu thế thực hiện “tập quyền” trong quyết sách của giới lãnh đạo Trung Quốc, là quan điểm chính sách không thể tách rời đối với việc hoạch định chiến lược và chính sách từ trên xuống dưới và ở tất cả các lĩnh vực.
Máy bay vũ trang không người lái Dực Long, Trung Quốc
Sách trắng còn cho biết, phải kiên trì “quan niệm an ninh quốc gia tổng hợp”, hoạch định thống nhất giữa an ninh nội bộ và an ninh bên ngoài, an ninh lãnh thổ và an ninh quốc dân, an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống, an ninh sinh tồn và an ninh phát triển, an ninh tự thân và an ninh chung.
Có bình luận cho rằng, khái niệm này nhằm thúc đẩy thực hiện chính sách an ninh, trong khi đó, sách trắng trước đây tập trung hơn vào lý tưởng chính sách, không cung cấp nguyên tắc chỉ đạo cụ thể trong thực hiện.
Bài viết cho rằng, cùng với sự lớn mạnh của Trung Quốc, môi trường an ninh của họ đã không thể thỏa mãn nhu cầu, vì vậy nhà lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu đánh giá lại chính sách an ninh từ trước tới nay.
“Quan niệm an ninh quốc gia tổng thể” của Tập Cận Bình đã bao hàm việc tăng cường đối với chính sách an ninh, thực hiện theo hướng “tập quyền” và “mở rộng phản ánh”. Bắc Kinh cho rằng, muốn phá vỡ hạn chế của trỗi dậy quốc gia thì cần có cách làm mới và có thể mang tính rủi ro hơn.
Tàu ngầm thông thường Type 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn sẽ tránh chiến tranh, đặt phương thức hòa bình lên vị trí đầu tiên, nhưng họ khắc phục lực cản, quyết tâm tăng cường kiểm soát đối với lợi ích quốc gia quan trọng sẽ làm cho khả năng xung đột thậm chí nổ ra khủng hoảng quân sự tăng lớn.
Sau khi nhận thức được thực tế này, Bắc Kinh cũng đang tìm kiếm phương pháp, tiến hành chuẩn bị đầy đủ để tận dụng cục diện này, thông qua một phương thức có thể sử dụng nhiều tài sản quân sự hơn nhưng tránh được chiến tranh để thúc đẩy mục tiêu chiến lược của họ.
Bài báo cho rằng, loại tư duy này mặc dù có thể lý giải, nhưng cũng sẽ tạo ra rủi ro tương đối lớn cho Trung Quốc. Đối với Mỹ, tình hình đang thay đổi hiện nay cho thấy, sớm tiến hành tính toán đối với các cuộc xung đột có thể xảy ra giữa Trung Quốc với các nước láng giềng là rất quan trọng.
Điều quan trọng tương tự còn gồm có, cần tăng cường tiếp xúc và đối thoại giữa Trung Quốc với Mỹ và đồng minh, để bảo đảm các sự kiện trong tương lai sẽ không leo thang thành các cuộc xung đột mang tính bi kịch mà các bên đều muốn tránh.
Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
Theo Giáo Dục
Đội đặc nhiệm SEAL 6: Anh hùng hay những kẻ giết người khát máu
Sau vụ đột kích tiêu diệt thành công trùm khủng bố Osama bin Laden tại Pakistan hồi năm 2011, Đội SEAL 6 đã bước từ bóng tối ra ánh sáng, từ một lực lượng không được thừa nhận sự tồn tại trở thành các anh hùng được nước Mỹ tung hô.
Nhưng liệu họ có đẹp đẽ như những gì người ta ca ngợi, hay chỉ là các cỗ máy đã quen với việc giết chóc?
Nổ súng là có người chết
Có thể nói Đội SEAL 6 sinh ra từ sự thất bại của chiến dịch giải cứu 53 con tin Mỹ bị khống chế trong vụ chiếm Đại sứ quán Mỹ ở Tehran hồi năm 1980. Lần ấy, việc lên kế hoạch tồi và thời tiết xấu đã buộc các chỉ huy quân đội Mỹ phải hủy bỏ nhiệm vụ. Tuy nhiên, vẫn có tới 8 lính đặc nhiệm SEAL thiệt mạng, khi 2 chiếc máy bay chở họ va vào nhau trên sa mạc Iran.
Sau thất bại, hải quân đã đề nghị Tư lệnh Richard Marcinko, một cựu chiến binh thời chiến tranh Việt Nam, tạo dựng ra một biệt đội SEAL có thể phản ứng nhanh với các vụ khủng hoảng do khủng bố gây ra, và đặc biệt là không thể thất bại.
Marcinko là sản phẩm còn sót lại từ thời Chiến tranh Lạnh nên đã mang tư duy này vào lực lượng mới của ông, thể hiện ngay từ cái tên. Khi ấy, Mỹ chỉ có 2 đội SEAL, nhưng Marcinko vẫn gọi lực lượng mới là Đội SEAL 6, với hy vọng người Liên Xô sẽ đánh giá vượt mức kích cỡ của lực lượng đặc nhiệm Mỹ.
Ông viết lại quy định, nhào nặn đội 6 thành một lực lượng chiến đấu đáng nể, nhưng cũng nổi tiếng vô kỷ luật. Sau này, hải quân phải ra tay can thiệp, loại bớt những kẻ ưa lộn xộn. Thành viên đội 6 giờ có giáo dục hơn, khỏe mạnh hơn, lớn tuổi và trưởng thành hơn. Tuy nhiên thách thức kỷ luật vẫn là một trong các đặc tính cố hữu của đội 6. Đó dường như là lý do vì sao một số cựu quân nhân đội 6, sau khi giải ngũ đã viết sách nói về bí mật quanh lực lượng này, khiến nhiều người lính trong các lực lượng đặc nhiệm khác tròn mắt kinh ngạc.
Từ sau vụ khủng bố 11.9.2001, tiền bắt đầu đổ vào quân đội Mỹ, đặc biệt là các lực lượng tinh nhuệ như đội 6, ngày một nhiều hơn. Việc này đã giúp đội 6 mở rộng quy mô, tăng số lượng thành viên lên gần 300 người, bên cạnh đội ngũ hỗ trợ tới 1.500 người.
Giải cứu con tin hiển nhiên là một trong những ưu tiên hàng đầu của đội 6. Đó là các nhiệm vụ nguy hiểm, phức tạp mà họ chưa có cơ hội thực hiện trước năm 2001. Kể từ đó, đội 6 đã thực hiện ít nhất 10 vụ giải cứu, gồm cả thành công và thất bại.
Lính đội 6 nói rằng trong các nhiệm vụ giải cứu, họ phải di chuyển nhanh hơn và khiến bản thân chịu nguy hiểm lớn hơn. Khi thực hiện những nhiệm vụ như thế, lính đội 6 thường giết phần lớn những kẻ bắt cóc con tin, để giảm thiểu tối đa rủi ro.
Năm 2003, họ giải cứu thành công nữ quân nhân Jessica Lynch. Họ tiếp tục cứu thuyền trưởng Richard Phillips của tàu Maersk Alabama hồi năm 2006, con tin Jessica Buchanan hồi năm 2012. Trong 2 vụ sau, những kẻ bắt cóc con tin đều bị bắn chết.
Không phải lần nào đội 6 cũng thành công. Tháng 10.2010, một thành viên đội 6 đã mắc sai lầm khi giải cứu Linda Norgrove, một nhân viên cứu trợ nhân đạo 36 tuổi người Anh, bị Taliban giữ làm con tin. Thảm họa xảy ra trong 2 phút đầu tiên, sau khi lính đặc nhiệm xuống khỏi trực thăng chở họ ở các vùng núi nằm tại tỉnh Kunar, Afghanistan.
Khi họ tiến nhanh về phía tòa nhà của Taliban, thành viên mới nhất của đội đã bị kẹt súng. Tưởng rằng có 2 tay súng Taliban đang nấp trong một rãnh nước chờ mình, anh đã liệng một quả lựu đạn về phía đó.
Nhưng sau khi chạm súng và tiêu diệt những kẻ bắt cóc con tin, lính SEAL thấy Norgrove nằm gục trong rãnh nước. Ban đầu người lính ném lựu đạn và một thành viên khác của đội SEAL nói Norgrove chết vì Taliban đánh bom tự sát. Song câu chuyện của họ nhanh chóng bị lộ tẩy. Video giám sát cuộc giải cứu cho thấy nạn nhân gần như chết ngay do trúng mảnh lựu đạn vào đầu và lưng.
Một cuộc giải cứu khác hồi năm 2012 đã thành công, nhưng gây thiệt hại không nhỏ cho đội 6. Trong đêm tháng 12 năm đó, những người lính SEAL xông vào một tòa nhà ở Afghanistan, nơi Taliban đang giam giữ tiến sĩ Dilip Joseph, thành viên một tổ chức nhân đạo. Người lính đầu tiên tiến vào đã lĩnh một viên đạn trúng đầu và đổ sụp xuống. Những người lính khác trả đũa bằng cách giết chết toàn bộ 5 kẻ bắt cóc.
Lính Đội SEAL 6 chờ lên máy bay để thực hiện một cuộc đột kích ở Falluja, Iraq.
Giết chóc đã trở thành điều quen thuộc
"Văn hóa" không ngại giết chóc khi tham chiến này còn được thành viên đội 6 áp dụng trong nhiều dạng nhiệm vụ khác. Giai đoạn từ năm 2002 tới 2008, họ thường xuyên phải chiến đấu tại Afghanistan và Iraq. Năm 2006, với sự thay đổi chiến lược quân sự, lính đội 6 và các lực lượng đặc nhiệm khác thậm chí đã được giao nhiệm vụ đánh bại Taliban ở Afghanistan.
Mệnh lệnh dẫn tới nhiều năm đội 6 phải thực hiện các cuộc đột kích liên miên vào đêm, nhằm tìm diệt nhiều nhân vật lãnh đạo của Taliban. Kết quả là một đơn vị tinh nhuệ nhất như đội 6, được sinh ra để đảm bảo thành công cho các nhiệm vụ rủi ro nhất, rốt cục lại bị tung vào xử lý nhiều nhiệm vụ chiến đấu như lính chiến bình thường.
Không có thống kê nào cho thấy đội 6 đã thực hiện bao nhiêu cuộc đột kích và giết bao nhiêu người. Quân đội Mỹ nói rằng phần lớn các cuộc đột kích không có tiếng súng. Nhưng các thành viên đội 6 cho New York Times biết giai đoạn 2006 tới 2008, họ thường xuyên phải tiến hành các đợt lùng giết mục tiêu đối phương, có lúc kéo dài nhiều tuần lễ.
Thời gian đó, trung bình mỗi đêm lính đội 6 giết từ 10 - 15 người. Có đêm họ giết tới 25 người. Chiến thuật quen thuộc của lính SEAL là dùng vũ khí hãm thanh để giết đối phương khi họ đang ngủ. "Tôi thường lẻn vào nhà người khác khi họ đang ngủ" - Paul Bissonnette người lính đội 6 đã tham gia giết trùm khủng bố Bin Laden, viết trong cuốn hồi ký "No Hero" - "Nếu thấy họ mang súng bên mình, tôi sẽ giết họ".
Do phải tiến hành quá nhiều cuộc đột kích, thành viên đội 6 trở nên dữ dằn. "Các lễ hội giết chóc trở thành chuyện thường xuyên" - một cựu thành viên nói. Khi bị phóng viên New York Times hỏi dồn về chi tiết một vụ đột kích, một thành viên đội 6 trả lời: "Có quá nhiều mục tiêu, tới mức mỗi nhiệm vụ mới cũng chỉ là một cái tên khác. Cho dù họ là những kẻ hợp tác, chỉ huy cấp thấp, cấp cao hay chuyên gia tài chính của Taliban, chuyện cũng chẳng quan trọng nữa".
Một thành viên khác của đội 6 còn đánh giá thấp hơn vài nhiệm vụ họ phải thực hiện. "Tới năm 2010, đội đã phải săn lùng cả các tay anh chị trên đường phố. Lực lượng được huấn luyện tốt nhất thế giới rốt cục lại săn lùng cả tội phạm đường phố" - người này nói đầy ngán ngẩm.
Việc lính SEAL sử dụng vũ khí mạnh, chiến thuật bạo lực cũng khiến nhiều vụ bắn nhầm dân thường đã diễn ra. Britt Slabinski, một cựu binh đội 6, nói rằng ông chứng kiến đồng đội giết nhầm dân thường khoảng "4 hay 5 lần" trong suốt thời gian được điều đi làm nhiệm vụ.
Năm 2008, những người cao tuổi trong một ngôi làng ở tỉnh Helmand của Afghanistan đã kiện lính đặc nhiệm Mỹ vì giết quá nhiều dân thường. Giới chức quân đội Mỹ đã cho chất vấn thành viên đội 6, được giao nhiệm vụ tiến vào làng để bắt hoặc giết một nhân vật có tên Pantera.
Lãnh đạo nhóm SEAL thực hiện nhiệm vụ là Peter G. Vasely trả lời tỉnh bơ rằng anh ta cùng đồng đội đã giết mọi người đàn ông họ tìm thấy, đơn giản bởi tất cả đều mang súng. Và bất chấp việc bị cáo buộc giết dân thường, nhóm SEAL này đã không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào.
Với việc đã được điều động chiến đấu liên tục trong 13 năm qua, Đội SEAL 6 cũng chịu những tổn thất sinh mạng không hề nhỏ. New York Times cho biết khoảng hơn 30 lính đặc nhiệm và nhân viên hỗ trợ đã chết trong các nhiệm vụ chiến đấu khác nhau. Họ gồm 15 thành viên Tiểu đội Vàng và 2 chuyên gia phá bom, đã thiệt mạng vào năm 2011, khi chiếc trực thăng chở họ mang mã Extortion 17 bị bắn hạ ở Afghanistan. Đây là ngày thiệt hại nhân lực nặng nề nhất trong lịch sử Đội SEAL 6.
Hơn 1 năm sau, một nhiệm vụ khác của đội 6 lại vấp phải sự phản đối dữ dội từ người Afghanistan. Ngay sau nửa đêm ngày 27.12.2009, hàng chục lính Mỹ và Afghanistan hạ cánh bằng trực thăng cách làng Ghazi Khan ở tỉnh Kunar và tiến tới làng trong bóng tối. Khi họ rời đi, 10 dân thường đã bị giết.
Các nạn nhân về sau được xác định là học sinh, đang theo học ở một số ngôi trường địa phương và hoàn toàn không có thành viên Taliban nào trong đó. Nhưng quân đội Mỹ vẫn cố vớt vát nói rằng một số nạn nhân có súng nên không thể loại trừ việc họ có quan hệ với Taliban.
Như thế, một lần nữa lính Mỹ lại chẳng bị buộc tội gì dù phạm tội ác. Thực tế, cuộc điều tra của New York Times cho thấy có rất ít lính đội 6 phải chịu trách nhiệm cho các vụ giết người quá mức mà họ đã thực hiện.
Lính Đội SEAL 6 chờ lên máy bay để thực hiện một cuộc đột kích ở Falluja, Iraq.
Với việc đã được điều động chiến đấu liên tục trong 13 năm qua, Đội SEAL 6 cũng chịu những tổn thất sinh mạng không hề nhỏ. New York Times cho biết khoảng hơn 30 lính đặc nhiệm và nhân viên hỗ trợ đã chết trong các nhiệm vụ chiến đấu khác nhau. Họ gồm 15 thành viên Tiểu đội Vàng và 2 chuyên gia phá bom, đã thiệt mạng vào năm 2011, khi chiếc trực thăng chở họ mang mã Extortion 17 bị bắn hạ ở Afghanistan. Đây là ngày thiệt hại nhân lực nặng nề nhất trong lịch sử Đội SEAL 6.
Giống nhiều lực lượng đặc nhiệm khác, vũ khí của lính đội 6 đều đã qua chỉnh sửa theo yêu cầu riêng. Hầu hết các loại súng đều được gắn ống giảm thanh để che tia lửa đầu nòng và giảm bớt tiếng nổ khi chiến đấu. Súng được gắn thiết bị chiếu tia laser để hỗ trợ bắn chính xác hơn. Người lính được trang bị kính nhìn đêm và kính dò thân nhiệt để tiện săn lùng và tiêu diệt kẻ thù. Có tin nói lính đội 6 còn mang theo cả rìu tomahawk để phá khóa và giết người khi cận chiến.
Tang lễ của các nạn nhân bị thành viên đội 6 bắn chết ở Gazi Khan, Afghanistan, hồi năm 2009.
Theo Lao Động
10 lý do khiến Trung Quốc sợ một cuộc chiến tranh hiện đại Việc quân đội Trung Quốc (PLA) đưa vào sử dụng các hệ thống vũ khí trang thiết bị mới đã thu hút sự chú ý của thế giới trong hơn một thập kỷ qua. Bài viết của tác giả Dennis J. Blasko, Trung tá lục quân Hoa Kỳ (đã nghỉ hưu) phục vụ 23 năm trong Văn phòng Tình báo Quân sự và...