Nhiệm vụ khó khăn của Phó tổng thống Mỹ
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã trực tiếp đưa vấn đề vùng phòng không trên biển Hoa Đông trước các lãnh đạo Trung Quốc.
Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp Phó tổng thống Joe Biden ở Bắc Kinh – Ảnh: AFP
Ngày 4.12, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân chuyến thăm chính thức Bắc Kinh. Trong cuộc họp báo chung tại Đại lễ đường Nhân dân, ông Biden nhấn mạnh quan hệ Mỹ – Trung phải dựa trên nền tảng lòng tin và quan điểm tích cực đối với nhau. Theo ông, quan hệ song phương nếu được dẫn dắt đúng hướng sẽ góp phần cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của thế giới trong thế kỷ 21, theo Reuters.
Video đang HOT
Về phần mình, Chủ tịch Tập nhận định quan hệ Mỹ – Trung đã và đang tiến triển tốt nhưng cũng thừa nhận rằng “những vấn đề nóng bỏng trong khu vực liên tục xuất hiện”. Trước khi gặp ông Tập, ông Biden đã có cuộc thảo luận với Phó chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều và dự kiến sẽ gặp Thủ tướng Lý Khắc Cường trong hôm nay 5.12 trước khi lên đường sang Hàn Quốc vào cùng ngày.
Tuy hai bên đều dùng những lời lẽ tốt đẹp để nói về nhau và không ai đề cập vấn đề Vùng nhận diện phòng không biển Hoa Đông (ECSADIZ) do Trung Quốc vừa thiết lập, nhưng AFP dẫn lời giới chuyên gia cho rằng các cuộc gặp không phải là suôn sẻ. Cuộc họp kín giữa Chủ tịch Tập và Phó tổng thống Biden kéo dài đến 2 giờ đồng hồ trong khi dự định ban đầu chỉ là 45 phút. Sau cuộc họp báo chính thức, 2 ông lại tiếp tục gặp nhau.
Trước đó, tại Nhật Bản, ông Biden đã cùng Thủ tướng chủ nhà Shinzo Abe bày tỏ quan ngại sâu sắc về “những hành động muốn đơn phương thay đổi hiện trạng tại biển Hoa Đông” thể hiện qua ECSADIZ, vốn cũng bị Hàn Quốc phản đối. Vì thế, quan ngại về vùng phòng không này được cho là một trong những trọng tâm bên cạnh các vấn đề kinh tế, thương mại của các cuộc nói chuyện tại Bắc Kinh. Trước đó, Kyodo News dẫn lời một quan chức cao cấp Mỹ tháp tùng Phó tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ cũng yêu cầu Trung Quốc không lập vùng nhận dạng phòng không mới ở biển Đông mà không tham vấn trước với các bên liên quan.
Theo các chuyên gia, với chuyến công du Đông Bắc Á lần này, Phó tổng thống Biden mang theo một nhiệm vụ khó khăn. Đó là vừa trấn an các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc lẫn các đối tác bên ngoài về vai trò của Mỹ trong khu vực trước động thái mới của Trung Quốc, vừa tìm cách góp phần tháo gỡ các ngòi nổ căng thẳng hiện nay lại vừa không làm tổn hại quan hệ hợp tác với Trung Quốc. Ngay trước khi ông Biden đến Bắc Kinh, tờ China Daily đã “chào đón” ông bằng một bài xã luận quyết liệt với những câu như: “Ông Biden đừng mong chờ bất cứ tiến triển nào nếu ông lặp lại những tuyên bố sai lầm và một chiều của chính phủ Mỹ trước đó”.
Theo TNO
Mỹ yêu cầu Trung Quốc kiềm chế lập ADIZ ở biển Đông
Không chỉ cảnh báo về nguy cơ đụng độ ở Hoa Đông, Mỹ còn yêu cầu Trung Quốc không lập Vùng nhận dạng phòng không mới ở biển Đông.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (phải) và Phó tổng thống Mỹ Joe Biden tại Tokyo ngày 3.12 Ảnh: AFP
Ngày 3.12, hãng Kyodo News dẫn lời một quan chức cao cấp Mỹ tháp tùng Phó tổng thống nước này Joe Biden trong chuyến thăm Nhật cho biết Washington sẽ yêu cầu Bắc Kinh không lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mới ở biển Đông mà không tham vấn trước với các bên liên quan. Trước đó một ngày, Đại sứ Trung Quốc ở Philippines Mã Khắc Khanh tuyên bố Bắc Kinh có quyền lập ADIZ ở biển Đông, nơi nước này có tranh chấp chủ quyền với nhiều nước láng giềng.
Phát biểu sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ở Tokyo hôm qua, ông Biden tuyên bố Mỹ "quan ngại sâu sắc" về nỗ lực của Trung Quốc đơn phương thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông, cụ thể là việc thành lập Vùng nhận dạng phòng không tại đây (ECSADIZ). "Hành động này gây căng thẳng khu vực và tăng nguy cơ đụng độ và tính toán sai lầm", AFP dẫn lời ông Biden nhấn mạnh. Còn Thủ tướng Abe tuyên bố hai bên xác định không tha thứ cho nỗ lực thay đổi hiện trạng bằng vũ lực và sẽ hợp tác xử lý vấn đề ECSADIZ. Ông Abe còn nhấn mạnh các chiến dịch quân sự của Tokyo - Washington sẽ không thay đổi vì ECSADIZ, theo Kyodo News.
Mặt khác, ông Biden tuyên bố Mỹ có lợi ích trong việc hạ nhiệt căng thẳng ở khu vực, và sẽ hợp tác chặt chẽ với Nhật, Hàn Quốc cùng một số nước khác về vấn đề này. Ông cho rằng Tokyo và Bắc Kinh cần thiết lập cơ chế quản lý khủng hoảng và các kênh liên lạc hiệu quả để giảm nguy cơ căng thẳng, theo AFP. Ông Biden tiết lộ ông sẽ nêu trực tiếp những quan ngại về ECSADIZ với giới lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh vào ngày mai 5.12. Sau Trung Quốc, ông Biden sẽ đến điểm cuối cùng trong chuyến công du 3 nước châu Á lần này là Hàn Quốc. Trái với đồn đoán trước đó của truyền thông Nhật, ông Biden và ông Abe không ra tuyên bố chung yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ECSADIZ trong cuộc hội đàm hôm qua.
Trung Quốc tuyên bố lập ECSADIZ ngày 23.11 và ban hành quy định yêu cầu các máy bay phải khai báo trước khi vào khu vực này. Tuy nhiên, trong mấy ngày qua, máy bay quân sự của Nhật, Mỹ và Hàn Quốc liên tục bay vào ECSADIZ mà không báo trước với phía Trung Quốc. Seoul và Tokyo cũng yêu cầu các hãng hàng không của họ không trình kế hoạch bay cho Trung Quốc. Ngày 2.12, Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh Washington không chấp nhận các quy định về ECSADIZ, dù tuần trước bộ này tỏ ý muốn các hãng hàng không Mỹ báo kế hoạch bay cho giới chức Trung Quốc.
Đáp lại, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 3.12 tuyên bố những quốc gia có máy bay không khai báo kế hoạch bay khi vào ECSADIZ là "vô trách nhiệm", theo Reuters. Trước chuyến công du châu Á của ông Biden, hải quân Mỹ đã triển khai 2 máy bay săn tàu ngầm hiện đại P-8A Poseidon đến tỉnh Okinawa của Nhật.
Theo TNO
Ấn Độ quan ngại vì Bangladesh mua tàu ngầm Trung Quốc Hải quân Ấn Độ muốn tăng cường sự hiện diện tại Vịnh Bengal trước những thông tin gây quan ngạitrong khu vực. Tàu chiến của Hải quân Ấn Độ diễn tập tại Vịnh Bengal - Ảnh: Reuters Chính quyền Dhaka đã quyết định mua 2 tàu ngầm từ Trung Quốc, trong khi đó Hải quân Ấn Độ nghi ngờ các tàu ngầm Trung...