Nhiệm vụ đặc biệt của trực thăng quân sự va chạm với máy bay Mỹ
Chiếc trực thăng va chạm với máy bay thương mại làm 67 người thiệ.t mạn.g trực thuộc một phi đội có nhiệm vụ đặc biệt trong quân đội Mỹ.
Xác máy bay rơi trên sông Potomac sau vụ ta.i nạ.n (Ảnh: Reuters).
Chiếc trực thăng quân sự đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện thường lệ khi va chạm với một máy bay dân dụng trên sông Potomac vào đêm 29/1.
Trực thăng UH-60 Black Hawk thuộc Tiểu đoàn Không quân số 12 có nhiệm vụ đặc biệt: Nhanh chóng sơ tán các quan chức cấp cao của Mỹ đến các địa điểm an toàn, ví dụ như một cơ sở ở Pennsylvania, trong trường hợp xảy ra thảm họa hoặc một cuộc tấ.n côn.g vào chính phủ Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào ngày 31/1 rằng chiếc trực thăng đang thực hiện một cuộc diễn tập giúp “duy trì hoạt động của chính phủ”, giúp các phi công “luyện tập trong những tình huống phản ánh kịch bản thực tế”. Ông từ chối cung cấp thêm chi tiết vì không muốn tiết lộ “những thông tin thuộc diện mật.”
Chính phủ Mỹ không tiết lộ chi tiết về kế hoạch sơ tán các quan chức cấp cao, nhưng có khả năng điểm đến sẽ bao gồm cả Raven Rock Mountain, một cơ sở ở Pennsylvania được sử dụng từ những năm 1950 như một trung tâm chỉ huy dự phòng trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân.
“Các kế hoạch duy trì hoạt động của chính phủ là một trong những bí mật được Lầu Năm Góc giữ kín nhất. Chúng liên quan đến việc ai sẽ được sơ tán, bằng cách nào và họ sẽ đi đâu”, Mark Cancian, nhà phân tích quốc phòng của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận định.
Tầm quan trọng của nhiệm vụ này là lý do tại sao Lầu Năm Góc vẫn tiếp tục các chuyến bay huấn luyện trong không phận đông đúc quanh Sân bay Quốc gia Ronald Reagan Washington, ngay cả khi số lượng các chuyến bay thương mại ngày càng tăng trong những năm gần đây.
Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) cho biết từ năm 2017 đến 2019 đã có khoảng 88.000 chuyến bay trực thăng trong khu vực này, trong đó 37% là các chuyến bay quân sự. Báo cáo này được thực hiện theo yêu cầu của các nhà lập pháp địa phương do những phàn nàn về tiếng ồn.
Vụ ta.i nạ.n khiến 64 người trên máy bay của hãng American Airlines và 3 quân nhân trên trực thăng thiệ.t mạn.g, thu hút sự chú ý đến lưu lượng giao thông hàng không dày đặc trên bầu trời thủ đô Mỹ.
Vào ngày 31/1, Cục Hàng không Liên bang (FAA) đã đình chỉ các chuyến bay của đội trực thăng, điều này có thể tạm thời dừng một trong những nhiệm vụ của Tiểu đoàn Không quân số 12 đang huấn luyện: Vận chuyển các lãnh đạo cấp cao của chính phủ.
Ông Hegseth cho biết trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng vào ngày 30/1 rằng, trực thăng gặp nạn khi đang thực hiện “cuộc huấn luyện bay đêm định kỳ hàng năm trên hành lang tiêu chuẩn cho nhiệm vụ duy trì hoạt động của chính phủ”. Chiếc trực thăng này đóng quân tại Sân bay Quân sự Davison thuộc Fort Belvoir, Virginia.
“Một phần nhiệm vụ của họ là hỗ trợ Bộ Quốc phòng trong trường hợp xảy ra sự cố nghiêm trọng ở khu vực này và chúng tôi cần di chuyển các lãnh đạo cấp cao”, Jonathan Koziol, Chánh văn phòng của Cục Hàng không Lục quân Mỹ, phát biểu.
“Họ cần hiểu rõ môi trường, lưu lượng không lưu và các tuyến đường để đảm bảo sự an toàn khi sơ tán các lãnh đạo cấp cao trong chính phủ”, ông cho biết.
Năm 2019, Bloomberg News tiết lộ rằng theo các tài liệu ngân sách của Lục quân, họ đã yêu cầu Quốc hội phê duyệt khoản ngân sách 1,55 triệu USD để bảo trì máy bay, hỗ trợ phi hành đoàn và chi phí di chuyển cho một “nhiệm vụ bay bí mật”.
Khoản tiề.n này ban đầu được sử dụng để vận hành 10 chiếc trực thăng UH-60 Black Hawk, chủ yếu vào ban đêm. Cuối năm đó, Lục quân xác nhận rằng “các cơ sở hiện đang được cải tạo” để phục vụ cho một nhiệm vụ lâu dài.
Một số nhà lập pháp từ Virginia, Maryland và đại diện của đặc khu Columbia đã gửi thư yêu cầu ông Hegseth “tiếp tục tạm dừng hoạt động hoặc điều chuyển đơn vị này ra khỏi khu vực sân bay” cho đến khi Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (NTSB) công bố báo cáo sơ bộ.
Trong diễn biến mới nhất, cuộc điều tra về nguyên nhân vụ ta.i nạ.n đang diễn ra và các bên đã trục vớt được toàn bộ 3 hộp đen của máy bay thương mại và trực thăng quân sự.
Máy bay Mỹ chở 64 người va chạm trực thăng: Khoảnh khắc nổ như cầu lửa
Vụ trực thăng va chạm máy bay Mỹ làm 67 người chế.t: Thảm họa chờ sẵn?
Không phận trên sân bay ở thủ đô Washington, Mỹ, nơi gần với hiện trường vụ va chạm giữa trực thăng quân sự và máy bay thương mại làm 67 người chế.t, từ lâu đã là nỗi ám ảnh với các phi công.
Xác máy bay nổi trên sông Potomac sau vụ va chạm thảm khốc (Ảnh: Tuần duyên Mỹ).
Vùng trời quanh Washington DC đông đúc và phức tạp là điều mà các chuyên gia hàng không từ lâu đã lo ngại có thể dẫn đến thảm họa.
Những lo ngại đó đã trở thành hiện thực vào đêm 29/1 khi một máy bay thương mại của American Airlines va chạm với một trực thăng quân sự, khiến 67 người thiệ.t mạn.g, bao gồm 3 binh sĩ, hơn 10 vận động viên trượt băng nghệ thuật và 2 công dân Trung Quốc.
Ngay cả trong điều kiện bay lý tưởng, các chuyên gia cho biết vùng trời quanh Sân bay Quốc gia Reagan Washington (viết gọn là Sân bay Reagan) cũng có thể là một thách thức đối với những phi công giàu kinh nghiệm nhất, những người phải điều khiển giữa hàng trăm máy bay thương mại, máy bay quân sự và các khu vực hạn chế xung quanh những địa điểm nhạy cảm.
"Đây là một thảm họa đã được báo trước", Ross Aimer, một cựu cơ trưởng của United Airlines và Giám đốc điều hành của Aero Consulting Experts, nhận định.
"Những người trong ngành như chúng tôi đã cảnh báo trong suốt thời gian qua rằng điều này sẽ xảy ra vì hệ thống của chúng ta đang bị đẩy đến giới hạn", ông cho biết.
Các nhà điều tra đã bắt đầu xem xét mọi khía cạnh của vụ ta.i nạ.n, bao gồm cả câu hỏi về việc tại sao trực thăng Black Hawk của quân đội Mỹ lại bay cao hơn khoảng 30 mét so với độ cao cho phép và liệu tháp kiểm soát không lưu có được bố trí nhân sự đầy đủ hay không.
Một báo cáo của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) mô tả mức độ nhân sự tại tháp điều khiển không lưu là "không bình thường so với thời điểm trong ngày và lưu lượng giao thông".
Khi các nhà chức trách tiếp tục điều tra vụ ta.i nạ.n hàng không nghiêm trọng nhất của Mỹ trong nhiều năm qua, thảm kịch này đã làm dấy lên những lo ngại mới về những nguy hiểm cụ thể tại Sân bay Reagan, nơi từng xảy ra một loạt sự cố suýt dẫn đến va chạm trong những năm gần đây.
Các chuyên gia và một số nhà lập pháp lo ngại rằng tình trạng ùn tắc trên không sẽ còn tồi tệ hơn sau khi Quốc hội Mỹ năm ngoái quyết định nới lỏng các hạn chế về số lượng chuyến bay thẳng đến và đi từ sân bay này, vốn trước đây bị giới hạn trong phạm vi khoảng 2.000km quanh Washington, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.
Các nhà lập pháp đã cho phép các hãng bay mở thêm các tuyến mới đến những địa điểm như Seattle và San Francisco. Kế hoạch này gây ra nhiều tranh cãi giữa việc cân bằng giữa sự thuận tiện và tình trạng tắc nghẽn trên không. Một số nghị sĩ hoan nghênh các chuyến bay mới đến bang của họ, trong khi những người khác cảnh báo về nguy cơ thảm kịch hàng không.
Tắc nghẽn trên bầu trời
Phát Video
Vụ nổ trên bầu trời sau khi máy bay va chạm với trực thăng quân sự Mỹ (Video: X).
Máy bay thương mại đi vào và ra khỏi Sân bay Reagan từ lâu đã phải đối mặt với nguy cơ từ các trực thăng quân sự hoạt động trong cùng khu vực, đôi khi ở khoảng cách đáng báo động.
"Ngay cả khi mọi người đều làm đúng quy trình, khoảng cách giữa các máy bay hạ cánh và trực thăng quân sự di chuyển dọc theo tuyến đường này chỉ cách nhau vài trăm mét. Điều đó không để lại nhiều dư địa cho các sai sót xảy ra", Jim Brauchle, một cựu hoa tiêu của Không quân Mỹ và luật sư hàng không, cho biết.
Nhiều phi công từ lâu đã cảnh báo về một "kịch bản ác mộng" gần sân bay, nơi các máy bay phản lực thương mại và trực thăng quân sự có thể cắt ngang đường bay của nhau, đặc biệt là vào ban đêm khi ánh đèn sáng rực của thành phố khiến việc nhìn thấy máy bay đến gần trở nên khó khăn hơn.
Darrell Feller, một cựu phi công đã nghỉ hưu năm 2014 của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ, cho biết vụ va chạm chế.t người khiến ông nhớ lại một sự cố mà mình gặp phải cách đây một thập niên khi đang điều khiển một trực thăng quân sự bay dọc theo sông Potomac gần sân bay này.
Một nhân viên kiểm soát không lưu đã cảnh báo ông hãy chú ý đến một máy bay phản lực đang hạ cánh xuống đường băng, một tuyến tiếp cận yêu cầu máy bay cắt thẳng qua lộ trình mà các trực thăng quân sự và thực thi pháp luật thường xuyên sử dụng khi bay qua thủ đô.
Phi công Feller, người từng là giảng viên huấn luyện phi công cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia Washington DC, kể lại hôm 30/1 rằng, ông không thể nhìn thấy chiếc máy bay phản lực đang tiến đến do ánh sáng của thành phố và đèn xe trên cây cầu gần đó. Ông lập tức hạ độ cao, bay cách mặt nước chỉ khoảng 15 mét để đảm bảo máy bay phản lực sẽ bay qua trên đầu mình.
"Tôi không thể nhìn thấy nó. Tôi đã bị mất dấu nó trong ánh sáng thành phố. Nó khiến tôi thực sự sợ hãi", cựu phi công cho biết.
Trải nghiệm của ông Feller có nhiều điểm tương đồng với những gì các chuyên gia tin rằng có thể đã xảy ra với tổ lái chiếc trực thăng quân đội Mỹ vào tối 29/1.
Chưa đầy 30 giây trước khi xảy ra vụ va chạm, một nhân viên điều hành bay đã hỏi phi công chiếc trực thăng liệu họ có nhìn thấy máy bay của American Airlines hay không, và phi công quân sự đã trả lời là có.
Người kiểm soát sau đó chỉ thị trực thăng Black Hawk bay ra phía sau máy bay phản lực. Vài giây sau khi nhận lệnh, hai máy bay đã đâ.m vào nhau, nổ tung như một quả cầu lửa.
Feller cho biết, ông luôn đặt ra một số quy tắc cho các phi công mới để tránh những vụ va chạm như vậy. Ông yêu cầu họ phải bay dưới mức trần theo quy định dành cho trực thăng và luôn cảnh giác với những máy bay hạ cánh vì chúng rất khó phát hiện.
"Đèn hạ cánh của những máy bay đó không hướng thẳng vào bạn. Chúng bị hòa lẫn với ánh sáng mặt đất, với đèn xe cộ", ông chia sẻ.
Jack Schonely, một cựu phi công trực thăng của Sở Cảnh sát Los Angeles, cho biết ông đã từng đi trên trực thăng bay qua Washington DC và luôn ấn tượng với mức độ phức tạp của không phận này đối với các phi công.
"Có quá nhiều thứ diễn ra trong một khu vực quá nhỏ", ông nói.
Robert Clifford, một luật sư hàng không, cho rằng Chính phủ Mỹ nên tạm dừng các chuyến bay trực thăng quân sự trong khu vực có máy bay thương mại gần sân bay Reagan.
"Chúng ta đã bàn luận về vấn đề tắc nghẽn này trong một thời gian dài, và giờ đây, thảm họa đã thực sự xảy ra", ông cho biết.
Hé lộ đường bay bất thường của chiếc Black Hawk trước khi va chạm máy bay chở khách Chiếc trực thăng quân sự có thể đã lệch khỏi đường bay được chấp thuận và bay cao hơn bình thường trước khi xảy ra vụ ta.i nạ.n chết người ngay tại thủ đô Washington D.C. Lực lượng cứu hộ và thợ lặn tìm kiếm các nạ.n nhâ.n trong vụ va chạm máy bay chở khách của Hãng hàng không American Airlines với...