Nhiễm virus corona: Vì sao có người biểu hiện triệu chứng, người không?
Khi nhiễm virus corona, có bệnh nhân biểu hiện triệu chứng đường hô hấp, có người có các triệu chứng về đường tiêu hóa, một số không thể ngửi thấy mùi vị, và một số thì không có triệu chứng nào cả.
Có nhiều bí ẩn bao quanh Covid-19, nhưng có lẽ bí ẩn lớn nhất là lý do tại sao nó giết chết một số người và hầu như không ảnh hưởng đến những người khác. Bác sĩ nội khoa Natasha Fuksina, làm việc tại astraMDhealth ở New Jersey, đã phần nào lý giải tại sao một số người bị virus corona không có triệu chứng.
BS Fuksina nói rằng giả định hiện tại là 25% quần thể nhiễm Covid-19 “vẫn không có triệu chứng và không bao giờ phát triển các triệu chứng hoặc có kết quả dương tính trên X quang ngực”. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 80% những người nhiễm Covid-19 là “người mang mầm bệnh thầm lặng”, không có hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ. Lý do của điều này vẫn là một câu hỏi đối với cộng đồng y tế và khoa học.
Mặc dù có thể dễ dàng cho rằng những người mang Covid-19 không có triệu chứng khỏe mạnh hơn những người bị diễn biến xấu hay thậm chí tử vong, nhưng không đơn giản như vậy, BS Fuksina giải thích. “Trong khi bằng trực giác, người ta có thể nghĩ rằng một người thực sự không có triệu chứng là một người khỏe mạnh hơn, có rất nhiều yếu tố ở đây,” bà nói.
Thứ nhất, có dấu hiệu cho thấy xét nghiệm Covid-19 không hoàn hảo, đây là một vấn đề quan trọng. Tỷ lệ dương tính giả và âm tính giả đâu đó quãng từ 3 đến 15%, có thể gán cho ai đó là người mang mầm bệnh nhưng thực ra không phải, hoặc coi ai đó là âm tính khi họ nhiễm virus corona.
Ngoài ra, tải lượng virus cũng là vấn đề, nghĩa là người đó phơi nhiễm mức độ nào với virus gây bệnh Covid-19. “Một số nhân viên y tế tuyến đầu bị bệnh nặng khi họ phơi nhiễm với lượng lớn các hạt virus”, BS Fuksina giải thích. “Nếu một người hít phải một lượng nhỏ giọt bắn virus và hệ thống miễn dịch của họ có thể phát động một cuộc tấn công thành công vào virus, họ có thể không bao giờ phát triển bất kỳ triệu chứng nào.”
Video đang HOT
Về lý do tại sao Covid-19 biểu hiện triệu chứng ở một số người chứ không phải ở những người khác, BS Fuksina nói: “Tôi nghiêng về suy đoán từ những sự thật đã biết rằng bệnh nhân lớn tuổi và ốm yếu với hệ thống miễn dịch yếu hơn sẽ mắc bệnh nghiêm trọng hơn. Những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn cũng sẽ có xu hướng tạo ra phản ứng nhanh hơn và đầy đủ để tiêu diệt virus trước khi nó bắt đầu sao chép và gây nên những triệu chứng nặng”.
Nói một cách đơn giản, những người già đã bị bệnh hoặc bị tổn thương hệ thống miễn dịch dễ có triệu chứng, trong khi những người có hệ miễn dịch mạnh hơn có thể xử lý virus tốt hơn nhiều. Về cơ bản, “một người cần phải khỏe mạnh để có thể đáp ứng miễn dịch thích hợp với nhiễm trùng”, Abela Mahimbo, Tiến sĩ, chuyên gia sức khỏe cộng đồng, viết.
“Chúng tôi sẽ cần thiết kế một nghiên cứu để thử nghiệm mẫu quần thể lớn để có thể chứng minh giả thiết này một cách khoa học”, BS Fukisina nói. “Vì việc xét nghiệm ngày càng mở rộng, chúng tôi sẽ có thể tìm hiểu các đặc điểm miễn dịch và chuyển hóa của những người vẫn thực sự mang mầm bệnh không triệu chứng”.
Lưu ý khi rửa tay để bảo vệ sức khỏe
Rửa tay thường xuyên là thói quen tốt góp phần bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
Rửa tay với nước không chưa đủ đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Bởi nước chỉ làm trôi những vết bẩn nhìn thấy được nhưng không diệt được virus, vi khuẩn.
Bàn tay sau khi rửa với nước không vẫn chứa nhiều mầm bệnh. Trong đó có các bệnh về đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính như SARS, Cúm A (H5N1, H1N1)...
Quy trình rửa tay đúng cách: Làm ướt hai bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà hai lòng bàn tay vào nhau. Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
Quy trình rửa tay đúng cách: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
Quy trình rửa tay đúng cách: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại (làm sạch ngón tay cái). Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và lau khô tay.
Thời điểm nào cần phải rửa tay:Luôn luôn rửa tay trước và sau khi: ăn uống, chuẩn bị chế biến thực phẩm, điều trị vết thương, đeo hoặc gỡ kính áp tròng, sử dụng nhà vệ sinh, xì mũi...
Chú ý: Rửa tay bằng nước và xà phòng khi bàn tay có vết bẩn. Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu 30 giây. Các bước cần làm đi làm lại tối thiểu 5 lần./.
CTV Vũ Gia/VOV.VN (biên dịch)
Theo Brightside
Cần làm gì khi nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn? Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hóa. Bệnh thường khởi phát đột ngột sau khi ăn phải thức ăn đã bị ô nhiễm bởi vi sinh vật, vi khuẩn trong quá trình bảo quản, chế biến. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng gây nên tình trạng bệnh lý nguy hiểm,...