Nhiễm virus corona: Thủ phạm thực sự gây ra cái chết là gì?
Virus corona mới không thực sự là thủ phạm, chính hệ miễn dịch của người bệnh mới phá hủy các cơ quan bên trong cơ thể.
Vấn đề khó khăn nhất với đại dịch Covid-19 hiện nay nằm ở chỗ các nhà khoa học và các bác sĩ chỉ hiểu về virus và căn bệnh nó gây ra trong tình trạng luôn luôn thay đổi. Hiểu biết về nó thay đổi gần như hàng ngày và được đăng tải trên hàng trăm các báo cáo khoa học sơ bộ mà các bác sĩ tuyến đầu có thể không có thời gian để sàng lọc hết thông tin vì họ còn bận cứu sống bệnh nhân.
Một số chuyên gia băn khoăn liệu các nhà khoa học có đang đi quá nhanh trong cuộc chạy đua có chủ ý nhằm hiểu biết được đại dịch này không, thành ra gây hoang mang nhiều hơn.
Những thông tin thay đổi liên tục cũng là một trong những lý do khiến cho chúng ta nhận được những lời khuyên khác nhau, đôi khi còn trái ngược nhau, từ các cơ quan chức năng, ví dụ như việc đeo khẩu trang hay không đeo, hay đâu là các triệu chứng ban đầu để nhận biết căn bệnh.
Một số người vẫn nói rằng “nó chỉ là cúm thường thôi mà” bất chấp bằng chứng cho thấy đây là một căn bệnh chết người có thể xảy đến với bất cứ ai.
Khi đại dịch mới xảy ra, chúng ta được cung cấp thông tin rằng ho và sốt là những dấu hiệu chắc chắn của Covid-19. Còn bây giờ chúng ta biết rằng căn bệnh này có thể gây ra rất nhiều triệu chứng khác hẳn nhau và có khi lại hoàn toàn không có triệu chứng nào.
Người ta cho rằng khoảng 50% người nhiễm virus này không có triệu chứng, đây là một trong những yếu tố chính khiến cho căn bệnh có thể lây lan rất dễ dàng.
Nhiều chi tiết chính xác về căn bệnh này vẫn chưa được tìm ra. Các bác sĩ vẫn đang tìm cách chữa trị căn bệnh này gần như theo từng ca một cho dù hiện nay phác đồ điều trị đang được hoàn thiện dần.
Dưới đây là một số thông tin chính được các bác sĩ ở tuyến đầu cung cấp để giúp mọi người hiểu đúng hơn về căn bệnh, và biết vì sao nó lại nguy hiểm cho cộng đồng và cho hệ thống y tế của chúng ta.
Covid-19 diễn biến như thế nào?
Bác sĩ Roger Paredes, Trưởng khoa bệnh truyền nhiễm của bệnh viện Germans Trias i Pujol, Tây Ban Nha, cho biết có 3 giai đoạn nhiễm bệnh với các triệu chứng như sau:
Giai đoạn nhân bản virus: là khi virus nhân bản rất nhanh bên trong hệ hô hấp. Các triệu chứng lúc này giống với cúm thường và tự biến mất sau khoảng 6 đến 10 ngày. Điều này xảy ra với 80% bệnh nhân. Giai đoạn tổn thương phổi: 20 bệnh nhân còn lại có thể sẽ bị viêm phổi. Đây là một dạng viêm phổi đặc biệt, nó tấn công cả hai lá phổi và gây ra suy hô hấp. Giai đoạn bệnh nặng: khoảng 10% bệnh nhân sẽ xuất hiện “bão cytokine”, đây là một phản ứng viêm không thể kiểm soát của hệ miễn dịch và gây ra hầu hết các tình trạng nguy kịch mà cuối cùng sẽ là tử vong.
Thủ phạm thực sự gây ra cái chết là gì?
Video đang HOT
Các bác sĩ tuyến đầu báo cáo rằng các ca bệnh nặng không dẫn đến tải lượng virus cao (nồng độ virus trong cơ thể) mà họ bị hội chứng bão cytokine.
Bác sĩ Rafael Máez, Trưởng khoa điều trị tích cực của Bệnh viện Bellvitge, Tây Ban Nha, cho biết bão cytokine là một vấn đề hay gặp ở các bệnh nhân phải điều trị tích cực. Một số căn bệnh gây viêm nhiễm khác hoặc một số loại thuốc có thể gây ra bão cytokine. Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta không có cách điều trị, dù là điều trị chống lại virus hay chống viêm. Chúng ta chỉ có cách điều trị hỗ trợ để bảo vệ các bộ phận quan trọng bên trong cơ thể bệnh nhân. Các bác sĩ thường dùng máy thở, hoặc thuốc huyết áp hoặc thuốc corticoids để giảm triệu chứng viêm. Có một biện pháp nữa là dùng thuốc ức chế interlukin-6, một cytokine do hệ miễn dịch sản xuất ra.
Bác sĩ Máez nói rằng người bệnh không cần một hệ miễn dịch khỏe mà cần một hệ miễn dịch cân bằng.
Bác sĩ Paredes đang chủ trì một nghiên cứu lâm sàng phối hợp với Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ về việc sử dụng thuốc remdesivir để ngăn chặn bão cytokine. Nghiên cứu này kéo dài trong 3 năm.
Bão cytokine, một hội chứng chưa được biết nhiều
Bác sĩ Parades nói rằng chúng ta gần như chưa biết gì về các cơ chế chính xác của bão cytokine. Phản ứng viêm là phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch. Phản ứng này cần thiết để chữa cho các tế bào bị tổn thương. Ở bệnh viêm phổi thông thường, các vi trùng tấn công tế bào phổi và hệ miễn dịch sinh ra phản ứng viêm để ngăn chặn vi trùng. Hệ miễn dịch tiêu diệt một số tế bào để chữa cho các tế bào khác. Điều đang xảy ra với virus corona hiện nay là thay vì gửi một vài tế bào đi thì hệ miễn dịch lại gửi “hàng tấn” tế bào dẫn đến phản ứng viêm không thể kiểm soát, không chỉ ở phổi mà còn khắp cơ thể.
Đúng là như vậy, đã có các báo cáo về tổn thương thận, ruột hoặc động mạch vành. Bác sĩ Máez cho biết ông còn có một bệnh nhân Covid-19 trẻ tuổi sau đó đã bị viêm cơ tim.
Một số bệnh nhân còn bị đau đầu dữ dội có thể là do viêm não.
Chưa ai biết những yếu tố nào làm cho bệnh nhân mắc phải những hội chứng này. Đối với Covid-19, yếu tố độ tuổi rất quan trọng. Độ tuổi bệnh nhân là chìa khóa để hiểu ai có nguy cơ cao nhất. Bác sĩ Paredes cho biết khoảng 70% bệnh nhân của ông là người già trên 70 tuổi và khoảng 10-15% là dưới 60 tuổi.
Các nhà khoa học tin rằng gen di truyền đóng vai trò chính trong các ca bệnh hiếm là những người trẻ tuổi gặp phải những hội chứng nói trên.
Bác sĩ Parades cho biết khi bệnh nhân ở bất kì độ tuổi nào bị bão cytokine tấn công thì tình hình sức khỏe suy yếu đi vô cùng nhanh nên điều cực kỳ quan trọng là phải xác định được những dấu hiệu sớm.
Theo bác sỹ Máez, béo phì có thể làm tăng nguy cơ sinh ra phản ứng viêm.
Covid-19 có thể tấn công hệ thần kinh
Nghiên cứu và kinh nghiệm tại chỗ cho thấy virus corona mới có thể tấn công hệ thần kinh trung ương. Bác sĩ Paredes đã có những báo cáo cho biết một số bệnh nhân suy hô hấp đôi khi không cảm thấy bị thiếu oxygen hoặc không cảm nhận được tình trạng viêm phổi của mình.
Ông nghi ngờ rằng một số bệnh nhân bị suy hô hấp chính xác là do hệ thần kinh của họ không điều khiển việc thở một cách phù hợp. Một số báo cáo trước đó cũng đã đề cập đến vấn đề này.
Bác sĩ Paredes cho rằng trong một số trường hợp, mất khứu giác và vị giác cũng liên quan đến hệ thần kinh.
Các bác sĩ trên khắp thế giới đang báo cáo về các trường hợp có vấn đề về hệ kinh cho thấy virus có thể xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, như là huyết khối, chóng mặt, bối rối hoặc co giật. Bệnh viện Đại học Brescia ở Ý đã mở riêng một khoa Covid Thần kinh để chăm sóc các bệnh nhân này.
Một nhóm nghiên cứu ở Vũ Hán, Trung Quốc, đã có báo cáo ban đầu cho biết 36,4% trong số 214 bệnh nhân có vấn đề về thần kinh ở các mức độ khác nhau. Virus SARS và virus MERS cũng có thể xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương.
Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy đây chỉ là những trường hợp hiếm nhưng không nên đánh giá thấp.
Sau khi hết bệnh thì sao?
Ngay cả khi các nhà khoa học đã bắt đầu và đang dần dần hiểu thêm về căn bệnh này thì vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp về khả năng phục hồi của các bệnh nhân, như là họ sẽ có miễn dịch trong bao lâu hay là ảnh hưởng lâu dài đến các cơ quan bên trong cơ thể ở mức độ nào.
Theo bác sĩ Paredes, những bệnh nhân ở Tây Ban Nha được ra viện sẽ được cách ly tại nhà thêm 2 tuần, sau đó sẽ được xét nghiệm lại. Vấn đề đang được bàn cãi hiện nay là những bệnh nhân này có thể lây truyền cho người khác trong thời gian bao lâu. Các xét nghiệm PCR hiện nay không thể xác định điều này chính xác 100%, mà phụ thuộc vào các xét nghiệm kháng thể ở số lượng lớn các mẫu của cộng đồng dân cư.
Trong khi nhiều nước đang chuẩn bị kết thúc phong tỏa thì Trung tâm Kiểm soát bệnh tật châu Âu (ECDC) cảnh báo rằng vội vàng như vậy có thể dẫn đến bùng phát đột ngột và với các dữ liệu đã có, không một nước châu Âu nào sẵn sàng dỡ bỏ những hạn chế về đi lại cũng như các biện pháp giãn cách xã hội vì khi đó sẽ rất khó kiểm soát tình hình.
ECDC cho biết trước khi xem xét dỡ bỏ bất cứ biện pháp nào, các nước thành viên cần đảm bảo rằng họ đã hoàn thiện được các hệ thống xét nghiệm và giám sát dân cư và các bệnh viện đã sẵn sàng có các chiến lược trước mọi tình huống và đánh giá các hậu quả dịch tễ.
Cho dù khoa học tiến bộ đến đâu thì việc ở nhà khi không có việc phải ra đường, rửa tay với xà phòng và các biện pháp giữ vệ sinh khác là những cách cơ bản để chống lại virus. Bác sỹ Máez tổng kết lại rằng “chúng ta đã không hề biết, chúng ta tưởng với kiến thức đã có thì điều này không thể xảy ra, nhưng với cuộc khủng hoảng này, chúng ta nhận ra rằng chúng ta rất dễ bị tổn thương”.
Phạm Hường
Anh nghi ngờ hàng triệu bộ xét nghiệm nCoV
Giới chức Anh có thể hủy đặt mua hàng triệu bộ xét nghiệm nhanh nCoV sau khi các chuyên gia hoài nghi độ chính xác của chúng.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hồi tháng 3 nói các bộ xét nghiệm nCoV cho kết quả trong 20 phút có tiềm năng "thay đổi tình thế" và đưa chúng vào danh sách 5 chiến lược xét nghiệm của chính phủ. Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock ngày 24/3 thông báo nước này sẽ mua 3,5 triệu bộ xét nghiệm kháng thể dùng máu chích từ đầu ngón tay, chủ yếu từ các hãng Trung Quốc.
Tuy nhiên, các thử nghiệm của Đại học Oxford cho thấy bộ xét nghiệm kháng thể bằng máu chích từ đầu ngón tay có kết quả không chính xác và không đủ tin cậy để sử dụng rộng rãi.
"Thật đáng buồn, các bộ xét nghiệm mà chúng tôi xem xét cho tới nay không thể hiện tốt. Chúng tôi thấy nhiều trường hợp âm tính giả (không tìm thấy kháng thể dù có trong máu) và cũng có dương tính giả", giáo sư John Bell của Đại học Oxford, cố vấn chính phủ Anh về khoa học đời sống, ngày 6/4 viết. Theo giáo sư Bell, tới nay chưa một quốc gia nào trên thế giới triển khai được chương trình xét nghiệm kháng thể nCoV đáng tin cậy.
Bộ trưởng Hancock hồi tuần trước thông báo chính phủ Anh đặt hàng 17,5 triệu bộ xét nghiệm do 9 công ty sản xuất, một số có trụ sở tại Anh, và khẳng định "chỉ sử dụng nếu chúng có hiệu quả". Tới 5/4, Hancock lại nói các bộ xét nghiệm trên "chưa đủ tốt" để sử dụng.
"Chúng tôi đang tiếp tục làm việc và thảo luận với các công ty, phản hồi rằng sản phẩm của họ không đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc. Nếu các xét nghiệm không có tác dụng, chúng tôi sẽ hủy đơn đặt hàng và thu hồi chi phí bất cứ khi nào có thể", phát ngôn viên của Thủ tướng Anh nói ngày 6/4.
Một nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV cho nhân viên Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh ở trạm lưu động trong bãi đỗ xe ở Wembley, tây bắc London ngày 4/4. Ảnh: AFP.
Bất chấp một số nguồn tin cho biết chính phủ Anh sẽ phối hợp cùng các hãng sản xuất cải thiện độ tin cậy của bộ xét nghiệm, các chuyên gia như giáo sư Bell khuyến cáo nên từ bỏ chúng và quay sang phát triển công cụ mới. Bell cho biết mục tiêu chế tạo bộ xét nCoV sử dụng tại nhà "có thể đạt được" nhưng phải mất thêm vài tháng nữa.
Một số chuyên gia tham gia kiểm định bộ xét nghiệm cho biết chưa có bất cứ sản phẩm nào trên thị trường đủ tin cậy. Một số bộ xét nghiệm được cho có tỷ lệ chính xác đến 90% dường như mới chỉ được thử nghiệm với các bệnh nhân có triệu chứng đáng kể được điều trị tại bệnh viện.
Một chuyên gia khoa học Anh đang nghiên cứu xét nghiệm kháng thể đối với nCoV nói ông "ngạc nhiên khi chính phủ đủ tự tin" để đặt mua hàng triệu bộ xét nghiệm kháng thể. "Nhiều người trong số chúng tôi 'đứng hình' khi nghe tin này", ông nói.
Giáo sư John Newton thuộc Cơ quan Y tế Cộng đồng Anh (PHE), người được chỉ định giám sát hoạt động xét nghiệm, cho biết các bộ xét nghiệm do Trung Quốc sản xuất không phát hiện được kháng thể ở những người nhiễm nCoV triệu chứng nhẹ.
"Bộ xét nghiệm được phát triển ở Trung Quốc phù hợp với các bệnh nhân nặng có nồng độ virus lớn và tạo ra nhiều kháng thể, trong khi chúng tôi muốn sử dụng chúng với nhiều đối tượng nhiễm khác nhau, bao gồm cả những người có triệu chứng nhẹ", Newton nói.
Trong cuộc họp báo tại Phố Downing hôm qua, giáo sư Chris Whitty, trưởng ban cố vấn y tế của chính phủ Anh, nói "không ngạc nhiên" khi các bộ xét nghiệm bị phát hiện là không đáng tin cậy và nói chúng đang ở "kỳ kiểm tra đầu tiên". Whitty nói xét nghiệm kháng thể sẽ hữu ích hơn vào thời kỳ cuối đại dịch, khi kháng thể có thời gian phát triển và dễ phát hiện hơn.
Tính chính xác của các bộ xét nghiệm nhanh nCoV bị một số quốc gia nghi ngờ. Hồi cuối tháng 3, giới chức Tây Ban Nha gửi trả 58.000 bộ xét nghiệm do một công ty Trung Quốc sản xuất với lý do độ chính xác của chúng chỉ đạt 30%, có thể để lọt nhiều ca dương tính.
Nguyễn Tiến
Tìm thấy dấu hiệu SARS-CoV-2 lây lan trong quần thể mèo ở Vũ Hán Một nghiên cứu mới trên 102 con mèo nhà và mèo hoang ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), cho thấy những thông tin rất đáng quan tâm liên quan đến SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19. Nghiên cứu của các bác sĩ thú y Trung Quốc được công bố trên trang bioRxiv đã kết luận SARS-CoV-2 có thể được phát hiện ở...