Nhiễm trùng sau sinh mổ
Nhiễm trùng hậu sản là tai biến thường gặp khiến sản phụ bị chướng bụng, sản dịch ra ít, có mùi hôi, đau vết mổ, sưng tấy đỏ và sốt cao.
Bác sĩ Đỗ Tiến Dũng, khoa Sản, Bệnh viện Bưu điện, Hà Nội, cho biết sinh mổ được chỉ định trong những trường hợp cụ thể như nhau tiền đạo, mẹ có khối u ở tử cung, buồng trứng hay nguy cơ tiền sản giật, ngôi ngược, khung chậu bất thường, tử cung đã có vết mổ… Sau sinh, sản phụ tiếp tục ở lại viện từ 3 đến 4 ngày để theo dõi và chăm sóc, tránh nguy cơ biến chứng hay di chứng sau mổ.
Theo bác sĩ, nhiễm trùng vết mổ là tai biến thường gặp nhất trong những tai biến sản khoa. “Mặc dù các phác đồ điều trị sau mổ đã được hoàn thiện và nâng cao, tuy nhiên, vẫn không có bác sĩ sản nào dám khẳng định 100% không có nhiễm trùng”, bác sĩ Dũng nói. “Điều này phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó có cả những yếu tố ngoài tầm kiểm soát như là cơ địa”.
Thông thường, vi khuẩn gây nhiễm trùng vết mổ là liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, vi khuẩn yếm khí… Chúng thường xuyên có mặt ở môi trường xung quanh, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở gây nhiễm trùng. Mức độ nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào sức khỏe của sản phụ, độc tính của vi khuẩn và thời gian phát hiện, điều trị sớm hay muộn.
Khi bị nhiễm trùng vết mổ, sản phụ thường sốt cao 38-39 độ C, vết mổ chảy nước, đau hay cảm thấy đau tức vùng bụng dưới đặc biệt là xung quanh vết mổ, ngực bị cương đau…
Bác sĩ Dũng (bên phải) cùng đồng nghiệp tiến hành ca sinh mổ tại Bệnh viện Bưu điện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Thông thường, những ngày đầu sau khi sinh mổ, sản phụ sẽ được y tá chăm sóc vết mổ và thay băng mỗi ngày. Trong quá trình này, các mẹ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh, thuốc co tử cung và giảm đau.
“Nếu vết mổ được xử lý tốt, chỉ sau 1-2 ngày là mẹ có thể cai thuốc giảm đau để ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ và các biến chứng nguy hiểm khác”, bác sĩ Dũng chia sẻ.
Sang tuần thứ hai, vết mổ sẽ được kiểm tra lại và cắt chỉ. Sau đó, sản phụ tự chăm sóc vết mổ tại nhà. Cách chăm sóc vết mổ là tắm xong nên thấm khô nước xung quanh vết mổ. Khi tắm tránh để nước vào vết mổ,i dùng dung dịch Betadin hoặc Povidine 10% thấm lên bề mặt vết mổ để sát khuẩn, giúp vết mổ nhanh lành và tránh bị nhiễm trùng.
Không nên bịt kín vết mổ bằng bông băng, để hở và thoáng vết mổ sẽ nhanh lành hơn. Tránh ăn rau muống, lòng đỏ trứng, đồ nếp vì có thể gây sẹo lồi. Khi vết mổ lành hẳn mới sử dụng các loại kem trị sẹo.
Hạn chế làm việc nặng nhọc. Dành thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân đến khi vết mổ lành hẳn.
Bác sĩ khuyến cáo sản phụ sinh mổ vẫn tắm rửa bình thường, chỉ cần che kỹ hoặc tránh khu vực vết mổ. Tắm rửa không chỉ vệ sinh thân thể, còn giúp mẹ bầu thư giãn và tránh stress sau sinh. Khi tắm không đụng và chà xát vào vết mổ, lau khô người và dùng bông thấm khô vùng xung quanh vết mổ. Tuyệt đối không được thoa bất kỳ loại kem nào cho đến khi vết mổ lành hoàn toàn.
Theo bác sĩ, thời gian lý tưởng để có bầu lại sau khi sinh mổ là 18-23 tháng để vết sẹo tử cung hồi phục hoàn toàn. Thai phụ trên 35 tuổi, có thể có thai trở lại sớm hơn một chút, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có kế hoạch sinh con tiếp theo.
Phụ nữ mang thai lần ba sau hai lần sinh mổ là nhóm nguy cơ cao, cần theo dõi thai kỳ cẩn thận để hạn chế tai biến, biến chứng nguy hiểm cho cả hai mẹ con.
Trên thực tế, mỗi người phụ nữ có tình trạng sức khỏe khác nhau nên thời gian phục hồi sau sinh mổ cũng khác nhau. Hầu hết đều sẽ thấy bớt đau sau khi tập đi lại một vài ngày và hồi phục hoàn toàn sau 6 tuần nghỉ ngơi hợp lý.
Nếu vết mổ bị căng tức, nhiễm trùng hay có bất thường, sản phụ cần đến bác sĩ khám, điều trị kịp thời.
Tai biến sản khoa: Chuyên gia cho biết tai biến số 2 khiến cả sản phụ và bác sĩ đều lo ngại
Tai biến sản khoa không chỉ là nỗi ám ảnh của mẹ bầu mà còn là nỗi ám ảnh của cả nhân viên y tế và bác sĩ vì những diễn biến nhanh, bất ngờ và nguy hiểm phải đối mặt với tính mạng của mẹ bầu và thai nhi.
Cơ quan Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em UNICEF Việt Nam cho biết, hiện nay tỷ lệ tử vong của mẹ tại Việt Nam đã giảm nhiều trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, tai biến sản khoa vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Hằng năm có đến 600 ca tử vong mẹ và hơn 10.000 ca trẻ sơ sinh tử vong tại Việt Nam.
Theo TS. BS Nguyễn Hữu Trung, giảng viên bộ môn Phụ sản tại Đại học Y dược TP.HCM. Hiện giữ chức Trưởng phòng khám Phụ Sản tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho đã chỉ ra 5 tai biến sản khoa thường gặp. Đây là những tai biến có tỷ lệ gây ra tử vong cho người mẹ và trẻ sơ sinh nhiều nhất.
1. Vỡ tử cung là tai biến sản khoa
Một trong những tai biến sản khoa thường gặp là vỡ tử cung. Khi bị vỡ tử cung có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ và thai nhi.
Tình trạng vỡ tử cung xảy ra trong lúc chuyển dạ, cơn co bóp tử cung làm tăng quá mức nhưng thai nhi lại không được đẩy ra ngoài vì đường ra bị cản trở có thể xảy ra do khung chậu của người mẹ bị hẹp.
Trong khi đó, đoạn dưới của tử cung người mẹ mỏng quá mức rồi vỡ. Trường hợp người mẹ bị vỡ tử cung cũng có thể xảy ra do thai quá to, ngôi thai bất thường, đa thai hoặc có thể do tử cung có sẹo mổ.
Video đang HOT
Trường hợp người mẹ bị vỡ tử cung cũng có thể xảy ra do thai quá to, ngôi thai bất thường,... - Ảnh mom365
Triệu chứng lâm sàng của vỡ tử cung ở sản phụ:
- Thông thường, các dấu hiệu cảnh báo vỡ tử cung ở sản phụ là triệu chứng đau dữ dội sau cơn nhói đột ngột.
- Sản phụ bị choáng.
- Mặt mẹ bầu tái nhợt.
- Vã mồ hôi.
- Mạch của sản phụ nhanh.
- Sản phụ bị tụt huyết áp và có thể ngất.
Tử cung của sản phụ lúc này đã không còn ở hình dạng bình thường, cơn co tử cung, tim thai không còn hoạt động và ra máu âm đạo. Vỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ của mẹ bầu là một tai biến sản khoa vô cùng nguy hiểm.
Khi có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung mẹ bầu cần xác định khối thai có thể vỡ bất kỳ lúc nào và cần được theo dõi bởi các bác sĩ kịp thời. Ngoài ra, nếu không được chữa trị kịp thời vỡ tử cung ở sản phụ có thể gây tử vong ở cả sản phụ và thai nhi.
Mẹ bầu cần thăm khám để phát hiện các dấu hiệu bất thường khi mang thai để kịp thời có hướng điều trị phù hợp không gây nguy hiểm đến tính mạng - Ảnh Comparethemarket
2. Sản phụ bị băng huyết sau sinh
Tình trạng băng huyết sau sinh xảy ra khi sản phụ bị mất từ 500 ml máu sau khi sinh đường âm đạo hoặc hơn 1 lít máu sau khi mổ lấy thai.
Trường hợp băng huyết sau sinh ở sản phụ thường xảy ra trong vòng 24 giờ đầu sau sinh ở thể nguyên phát. Cũng có thể xảy ra từ 1 đến 12 tuần ở thể thứ phát vô cùng nguy hiểm đối với sản phụ sau sinh. Diễn biến của băng huyết sau sinh bất ngờ, nhanh và rất khó lường.
Tại Việt Nam, băng huyết sau sinh là tai biến sản khoa gây tử vong ở người mẹ hàng đầu.
Những nguyên nhân gây ra tình trạng băng huyết sau sinh ở sản phụ:
- Người mẹ từng nạo hút thai nhiều lần.
- Sản phụ có con đầu lòng với thời gian chuyển dạ dài hay sinh nhiều lần.
- Khi sản phụ bị rối loạn đông máu, thiếu máu.
- Băng huyết sau sinh xảy ra do sản phụ có đa thai, đa ối hoặc bị sót nhau,...
Quá trình xử lý trong thai kỳ tốt hoàn toàn có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ băng huyết sau sinh ở sản phụ.
Các chuyên gia cho biết rằng tình trạng băng huyết sau sinh của sản phụ có diễn biến rất nhanh. Do đó nếu không kịp thời thực hiện các biện pháp cầm máu nhanh, chính xác và các biện pháp hồi phục sức khỏe đem lại hiệu quả có thể khiến sản phụ tử vong.
Các chuyên gia cho biết rằng tình trạng băng huyết sau sinh của sản phụ có diễn biến rất nhanh, nếu không kịp thời có thể khiến sản phụ tử vong - Ảnh Bioworld
3. Sản giật là biến chứng cấp tính của tiền sản giật
Sản giật xảy ra kèm các triệu chứng khiến sản phụ bị co giật, hôn mê. Sản giật cũng có thể xuất hiện tử chỉ vài cơn co giật cho đến hơn 10 cơn.
Tuy nhiên, khi không kịp thời điều trị ức chế cơn co giật, sản phụ sẽ bị co giật liên tiếp. Điều này sẽ gây ra các biến chứng khác, thậm chí có thể khiến sản phụ tử vong.
Triệu chứng của tiền sản giật gồm:
- Sản phụ bị huyết áp cao, sau tuần 20 của thai kỳ và sau 6 tuần sau sinh sản phụ có huyết áp cao hơn bình thường.
- Nước tiểu của sản phụ có chất đạm (protein).
- Sản phụ bị phù.
- Thể nặng sản phụ còn có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như: đau đầu nhiều, hoa mắt, chóng mặt hoặc bị đau vùng phía trên rốn. Đối với một số triệu chứng đi kèm khi sản phụ bị tiền sản giật gồm đau lệch bên phải vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, xuất hiện cảm giác bị ngộp thở, đau ngực hoặc gặp các bất thường trên chức năng gan, thận, chức năng đông máu.
Đến nay, nguyên nhân gây ra tiền sản giật ở sản phụ vẫn chưa được biết chính xác. Tuy nhiên, cũng có một vài yếu tố có thể góp phần trong sự xuất hiện của tiền sản giật như sau:
- Người phụ nữ từng bị tiền sản giật trong lần sinh trước.
- Gia đình có người bị tiền sản giật.
- Sinh con so.
- Phụ nữ sinh con khi lớn tuổi, trên 35 tuổi.
- Tiền sản giật có thể xảy ra do mang đa thai.
- Sản phụ mắc các bệnh lý nội khoa khác như: tiểu đường, cao huyết áp, lupus,... trước khi mang thai.
Tiền sản giật gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sản phụ - Ảnh News.sanfordhealth
Tiền sản giật còn có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm ở sản phụ khác như: Làm hạn chế sự phát triển của bào thai, bà bầu bị sinh non, nhau bong non, gặp phải hội chứng HELLP, bị sản giật hoặc tổn thương cơ quan khác hay bị bệnh tim mạch,...
Để bảo vệ sức khỏe mẹ bầu, mẹ nên thực hiện các xét nghiệm tầm soát tiền sản giật nhằm chủ động phòng ngừa, điều trị. Đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ, khi xuất hiện những biểu hiện bất thường liên quan đến tiền sản giật như phù chân, bạn có thể thực hiện thăm khám bác sĩ để được tư vấn.
4. Nhiễm trùng hậu sản ở sản phụ
Tình trạng nhiễm trùng hậu sản ở sản phụ có thể xảy ra trong giai đoạn sau 6 tuần sau khi sản phụ sinh con.
Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng hậu sản:
Thực tế, sau khi sinh sản phụ có những tổn thương tại vị trí nhau bám, trong khi đó vết may tầng sinh môn hoặc các vi trùng nằm trong đường âm đạo xâm nhập và gây nhiễm trùng tầng sinh môn, viêm nội mạc tử cung. Khi không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh sẽ gây nhiễm trùng hậu sản.
Sản phụ bị viêm nội mạc tử cung, sức đề kháng yếu, dinh dưỡng kém, bị thiếu máu trước và trong mang thai cũng là yếu tố nguy cơ cao có thể dẫn để tình trạng nhiễm trùng hậu sản.
Triệu chứng của nhiễm trùng hậu sản rõ ràng với các biểu hiện:
- Sản phụ có biểu hiện mơ hồ, sốt cao sau sinh.
- Xuất hiện tình trạng bụng đau căng sau sinh.
- Trường hợp sản dịch ra nhiều, hôi, vết may tầng sinh môn hở, chảy dịch mủ,...
Sản phụ cần có những biện pháp phòng tránh trước nguy cơ nhiễm trùng hậu sản - Ảnh Pregnancyandbaby
Sản phụ cần có những biện pháp phòng tránh trước nguy cơ nhiễm trùng hậu sản như: Trước khi mang thai cần khám phụ khoa và sức khỏe định kỳ, trong thai kỳ cần thăm khám phát hiện điều trị sớm các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, tiểu đường hay tăng huyết áp. Sản phụ sau sinh cần ăn uống đủ chất, không khiêng kem quá mức, hạn chế vận động sớm, giữ vệ sinh sạch sẽ,...
Nhiễm trùng hậu sản ở phụ nữ sau sinh có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí gây tử vong cho người bệnh. Do đó, khi mẹ xuất hiện các triệu chứng bất thường cần lập tức tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
5. Uốn ván ở trẻ sơ sinh
Một trong những căn bệnh nặng của trẻ sơ sinh là uốn ván trẻ sơ sinh do hệ thần kinh trung ương của trẻ bị nhiễm độc tố uốn ván Clostridium tetani.
Các biểu hiện lâm sàng và diễn biến rất nặng của bệnh uốn ván sơ sinh như sau: Trẻ xuất hiện tình trạng co cứng, co giật và hầu hết các trường hợp trẻ bị uốn ván sơ sinh đều tử vong.
Uốn ván trẻ sơ sinh là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong hàng đầu trong các bệnh ở trẻ em. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mỗi năm có đến khoảng 500.000 trẻ bị tử vong vì uốn ván sơ sinh.
Chưa kể, uốn ván cũng có thể xảy ra do chính sản phụ trong quá trình sinh nếu không được đảm bảo vô trùng.
Tại Việt Nam, tỉ lệ trẻ bị uốn ván sơ sinh, uốn ván rốn thường gặp nhiều tại vùng nông thôn, miền núi do điều kiện vô trùng kém khi hỗ trợ sinh sản. Cũng có nhiều trường hợp xử trí can thiệp không đảm bảo yêu cầu vệ sinh ở những trẻ đẻ rơi.
Do đó, để bảo vệ trẻ sơ sinh sau khi sinh cần tiêm vaccine uốn ván. Đây được coi là biện pháp quan trọng nhất và hữu hiệu trong việc phòng tránh bệnh uốn ván sơ sinh cho cả sản phụ và em bé.
Tiêm phòng uốn ván là biện pháp quan trọng nhất và hữu hiệu trong việc phòng tránh bệnh uốn ván sơ sinh cho cả sản phụ và em bé - Ảnh Ravishly
Triệu chứng cho biết trẻ bị uốn ván sơ sinh như sau:
- Trẻ có biểu hiện sốt cao.
- Trẻ uốn ván bỏ bú.
- Xuất hiện tình trạng quấy khóc ở trẻ.
- Miệng trẻ chúm chím, không há to được, trẻ bị cứng hàm.
- Trẻ tăng trương lực cơ, người ưỡn ra sau và hai chân duỗi ra trước.
- Triệu chứng trẻ bị co giật toàn thân.
- Khi rốn trẻ bị rụng sớm và có thể ẩm ướt, bẩn, bị hôi.
Hạn chế và phòng ngừa uốn ván hiệu quả, phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, phụ nữ mang thai cần được tiêm phòng vaccine phòng uốn ván, vaccine phòng bạch hầu, ho gà,...
Ngoài ra, tại Việt Nam vaccine phòng uốn ván được khuyến cáo cần tiêm ngừa cho tất cả trẻ nhỏ với 3 liều cơ bản khi trẻ 2, 3, 4 tháng và 1 liều nhắc lại khi trẻ 18 tháng. Trẻ nhỏ có thể được tiêm nhắc lại từ 4 đến 6 tuổi và 10 đến 13 tuổi. Vaccine phòng uốn ván cũng được khuyến cáo tiêm cho cả người lớn và người cao tuổi.
Đối với các trường hợp trẻ sơ sinh nghi ngờ bị uốn ván, phụ huynh nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám và điều trị kịp thời tránh gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Bác sĩ căng thẳng giúp thai phụ nặng 152 kg sinh con ở Quảng Ninh Khi lên bàn mổ, sản phụ 31 tuổi nặng tới 152kg, nguy cơ tử vong cao trong quá trình bắt con. BS Vũ Thị Dung, Phó trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Việt Nam Thuỵ Điển Uông Bí, Quảng Ninh cho biết, tỉ lệ phụ nữ thừa cân, béo phì mang thai ngày càng nhiều. Chỉ trong 9 tháng đầu...