Nhiễ.m trùn.g nặng vì bôi cao sim chữa bỏng bô xe máy
Mới đây, Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên đã tiếp nhận và điều trị thành công một trường hợp bỏng nặng gây biến chứng nghiêm trọng.
Đây là một bài học cảnh tỉnh về hậu quả của việc tự chữa trị không đúng cách bằng cao sim – một loại cao bôi tự chế được sử dụng phổ biến trong dân gian.
Các bác sĩ thực hiện ca ghép da cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân là anh Đ.V.Đ, 28 tuổ.i. Theo lời kể của bệnh nhân, anh bị bỏng ở vùng mu bàn tay và các ngón tay trong khi sửa xe giúp bố, do vô tình chạm vào ống bô xe máy còn nóng. Sau khi xảy ra ta.i nạ.n, anh đã được đưa đến Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên để rửa vết thương và nhận hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, thay vì tuân thủ chỉ định y khoa, anh Đ lại sử dụng cao sim để bôi lên vết thương. Việc làm này không chỉ khiến vết bỏng không lành mà còn dẫn đến nhiễ.m trùn.g nặng, viêm loét sâu, co kéo khớp ngón tay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động.
Sau một tháng tự điều trị không đúng cách, anh Đ nhập viện trở lại trong tình trạng nhiễ.m trùn.g nặng, vết bỏng hoại tử và chảy dịch mủ, da và mô mềm tổn thương sâu, các khớp ngón tay bị dính chặt. Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng này, bác sĩ Nguyễn Đức Hoàn cùng đội ngũ y bác sĩ tại Trung tâm đã tiến hành phẫu thuật. Quá trình điều trị bao gồm việc cắt lọc mô hoại tử, làm sạch tổ chức nhiễ.m trùn.g, giải phóng gân các ngón tay, phẫu thuật ghép da tự thân và nẹp cố định các ngón tay bị co rút. Da ghép được lấy từ cẳng tay của chính bệnh nhân, sau đó được ghép tỉ mỉ nhằm đảm bảo khả năng bám dính và phục hồi tốt.
Video đang HOT
Ca phẫu thuật kéo dài hơn một giờ đồng hồ đã diễn ra thành công. Hiện tại, anh Đ đang hồi phục tích cực dưới sự chăm sóc tận tình của đội ngũ y tế. Các vết ghép da đã bắt đầu bám dính và cải thiện rõ rệt, sức khỏe bệnh nhân ổn định.
Bác sĩ Nguyễn Đức Hoàn chia sẻ, cao sim – trước đây được xem là một phương pháp dân gian hỗ trợ làm khô tổ chức bỏng – nay đã không còn phù hợp trong y học hiện đại. Việc sử dụng cao sim sai cách không chỉ gây hoại tử nặng hơn mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt tại các vùng khớp vận động. Bác sĩ nhấn mạnh, để điều trị bỏng đúng cách, người dân cần đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn và điều trị chuyên môn.
Qua trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần xử lý bỏng đúng cách bằng cách làm mát vết thương ngay lập tức, không bôi các loại cao hoặc thuố.c không rõ nguồn gốc, đến cơ sở y tế để xử lý an toàn và tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ. Sự an toàn và sức khỏe của bản thân luôn cần được đặt lên hàng đầu, tránh xa những phương pháp chữa trị dân gian không được kiểm chứng khoa học.
Cô gái trẻ ở Hà Nội thủng mũi, lộ chỉ chi chít
Sau khi căng chỉ nâng mũi tại một cơ sở gần nhà được khoảng 3 tháng, mũi cô gái bị nhiễ.m trùn.g, hoại tử, thủng ở sống mũi, lộ chỉ chi chít dọc sống mũi.
Ngày 20/12, Trung tâm Thẩm mỹ - Bệnh viện Trung ương 108 cho biết, cô gái trẻ 25 tuổ.i ở Hà Nội đến viện trong tình trạng nhiễ.m trùn.g nặng, hoại tử ở mũi. Các sợi chỉ đã lộ ra ngoài, gây nhiễ.m trùn.g.
Tình trạng cô gái khi đến viện, thủng mũi lộ cả chỉ (Ảnh: Bác sĩ cung cấp).
ThS.BS Ngô Gia Tiến, Trung tâm thẩm mỹ cho biết, bác sĩ đã tiến hành xử lý ổ áp xe và tháo khoảng 15 sợi chỉ ra khỏi mũi. Tuy nhiên, do thời gian căng chỉ đã kéo dài (3 tháng), các sợi chỉ đã bị ngâm trong môi trường nhiễm khuẩn lâu, khiến chúng vỡ ra và mủ chảy ra ngoài.
"Với tình trạng này, điều trị rất khó để tránh khỏi việc để lại sẹo không thẩm mỹ. Mặc dù vậy, bác sĩ vẫn phải đảm bảo loại bỏ hoàn toàn dị vật ra khỏi mũi và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tiếp tục", BS Tiến thông tin.
Cô gái trẻ cho biết, cách đó 3 tháng, cô được bạn giới thiệu đến một spa để cấy chỉ nâng mũi. Sau 3 tháng căng chỉ, cô bắt đầu thấy mũi sưng đỏ, mưng mủ và thủng. Chưa dừng lại ở đó, sống mũi cũng bắt đầu lộ các sợi chỉ.
Bác sĩ lấy ra 15 sợi chỉ ở mũi bệnh nhân (Ảnh: Bác sĩ cung cấp).
Theo BS Tiến, biến chứng do căng chỉ gây nhiễm khuẩn có thể cực kỳ nguy hiểm. Bởi khi sợi chỉ đã bị nhiễm khuẩn, việc loại bỏ chúng trở nên rất khó khăn và thường không thể lấy hết hoàn toàn.
Để lâu, những sợi chỉ này sẽ dần tan trong môi trường nhiễm khuẩn, gây tổn thương nghiêm trọng cho khuôn mặt. Quá trình xử lý sẽ không thể tránh khỏi việc để lại sẹo và có thể dẫn đến biến dạng khuôn mặt nếu không xử lý kịp thời.
Dịp Tết cũng là dịp nhu cầu làm đẹp của người dân ngày càng tăng cao, BS Tiến khuyến cáo mọi người cần tìm hiểu kỹ về cơ sở thực hiện phẫu thuật nâng mũi, đảm bảo chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động hợp lệ, cũng như độ uy tín của cơ sở đó.
Nếu sau khi nâng mũi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ giàu kinh nghiệm để được khám và xử lý kịp thời, tránh biến chứng nghiêm trọng.
BS Tiến thông tin thêm, căng chỉ mũi là phương pháp sử dụng các sợi chỉ y khoa để nâng cao sống mũi, tạo dáng mũi thẳng và giúp mũi cao hơn.
Các sợi chỉ này được làm từ chất liệu tự tiêu hoặc không tiêu, giúp kích thích sản sinh collagen, tạo nên hiệu ứng căng da và nâng mũi. Đây là phương pháp thẩm mỹ được nhiều người ưa chuộng bởi sự nhanh chóng, tiện lợi và ít xâm lấn.
Tuy nhiên, phương pháp này chưa được FDA công nhận, không dài lâu, và gây ra rất nhiều những biến chứng như nghiêng, vẹo sống mũi, bao xơ dày lộ sóng, hoặc thủng mũi.
Cảnh báo chữa bỏng bằng mẹo dân gian Vừa qua, khoa Chấn thương Chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận bệnh nhi H.Đ.K. (13 tháng tuổ.i, trú tại Yên Thành, Nghệ An) bị bỏng nước sôi ở bàn tay trái, kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn. TS. BSCKII Thái Văn Bình chăm sóc, kiểm tra vết bỏng cho bệnh nhi H.Đ.K. Theo lời kể của gia...