Nhiễm trùng nặng do chó nhà cắn nhưng vào viện điều trị muộn
Bị chó nhà cắn gây ra vết thương nặng nhưng không nhập viện điều trị sớm, bệnh nhân bị nhiễm trùng và phải phẫu thuật chuyển vạt da.
Tổn thương vùng chân của bệnh nhân sau khi được xử trí.
Thông tin từ Trung tâm Y tế Tân Kỳ ( Nghệ An), Trung tâm vừa tiếp nhận bà N.T.L. trong tình trạng chân sưng nặng, đau và vết thương lớn đang bị lở loét.
Theo bệnh nhân và người nhà kể lại, bà bị chó nhà cắn bay 1 mảng da có diện tích 25cm nơi chân cách vào viện 3 ngày. Tuy nhiên, bà không nhập viện ngay mà ở nhà chữa trị.
Video đang HOT
Các y bác sĩ Khoa Ngoại xác định: Bệnh nhân điều trị không đúng cách đã dẫn đến nhiễm trùng nặng. Vì vậy, bệnh nhân cần phải điều trị hết nhiễm trùng sau đó sẽ tiến hành phẫu thuật chuyển vạt da.
Các bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân.
Chiều ngày 10/11, bệnh nhân đã được kíp mổ tiến hành chuyển vạt da che phủ vùng da bị khuyết. Ca phẫu thuật đã thực hiện thành công và bệnh nhân đang được theo dõi tại phòng hậu phẫu của Khoa Ngoại.
Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo: Người dân khi bị chó hoặc các loại động vật khác cắn cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn. Không nên tự ý điều trị ở nhà sẽ dẫn đến nhiễm trùng và rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Sáng chế băng y tế làm từ kim cương giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng
Các nhà khoa học Australia đã phát triển loại băng y tế có thể phát hiện nhiễm trùng và cải thiện việc chữa lành vết thương do bỏng, ghép da và vết thương mãn tính.
Hình: Đại học RMIT Australia
Nghiên cứu do các nhà khoa học của Đại học RMIT thực hiện, đã sáng chế ra băng dán y tế thông minh làm bằng sợi tơ và nano kim cương. Loại băng dán này có khả năng cảm nhận hiệu quả nhiệt độ vết thương, một dấu hiệu nhiễm trùng sớm, thúc đẩy quá trình chữa lành và giảm nhiễm trùng do một số vi khuẩn.
"Xử lý vết thương truyền thống là thách thức đáng kể đối với các bác sĩ, những người phải thường xuyên kiểm tra tình trạng nhiễm trùng bằng cách tìm các dấu hiệu đỏ, nóng và sưng. Tuy nhiên, một khi những dấu hiệu được nhận biết bằng mắt thì tình trạng viêm và nhiễm trùng đã tiến trở nên nặng hơn, khiến cho các liệu pháp hoặc can thiệp về cơ bản trở nên khó khăn hơn.
Công nghệ mới này sẽ hỗ trợ các bác sĩ lâm sàng phát hiện nhiễm trùng sớm hơn và không xâm lấn mà không cần thủ thuật cắt bỏ băng gây đau đớn" - Giáo sư Brant Gibson, thành viên nhóm nghiên cứu, chia sẻ.
Để kết hợp khả năng cảm nhận nhiệt, nhóm nghiên cứu đã chuyển sang nghiên cứu kim cương, được biết là có thể phát hiện nhiệt độ sinh học ở mức độ chính xác cao.
"Bằng cách nhúng các viên nano kim cương vào sợi tơ bằng quy trình quay điện, chúng tôi có thể phát triển một loại băng vết thương có nguồn gốc tự nhiên có thể cảm biến nhiễm trùng" - Tiến sĩ Asma Khalid giải thích. Khả năng cảm biến nhiệt cho phép giám sát vết thương mà không cần tiếp xúc bởi các bác sĩ lâm sàng. Thay vào đó, họ có thể có thông tin về tình trạng vết thương từ bảng đọc nhiệt độ nano kim cương.
Thử nghiệm về khả năng kháng vi khuẩn gram âm và gram dương, những tác nhân chính gây nhiễm trùng vết thương trên da cho thấy các màng tơ nano kim cương có khả năng kháng khuẩn cực cao đối với vi khuẩn gram âm.
Bé bị bỏ rơi ở ruộng khoai nhiễm trùng nặng Một tuần sau khi được phát hiện bị bỏ rơi, bé gái điều trị tại Bệnh viện Nhi Thái Bình, nhiễm trùng nặng, điều trị kháng sinh phối hợp. Thông tin được đại diện Bệnh viện Nhi Thái Bình cung cấp ngày 3/8. Bé gái được người dân phát hiện ở ruộng khoai ngày 26/7, đưa vào viện với thể trạng yếu ớt,...