Nhiễm trùng da vì dùng rượu ngâm kiến ba khoang chữa hắc lào
Thiếu niên 14 tuổi nổi nốt mẩn đỏ ở bẹn, gia đình ngâm kiến ba khoang với rượu đắp vào khiến vùng sinh dục bị tổn thương nặng nề.
Ảnh minh họa
Em được đưa đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh sau 3 ngày điều trị tại nhà không khỏi. Toàn bộ vùng sinh dục xuất hiện vết viêm da tấy đỏ, đau ngứa, da viêm loét. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị viêm loét da vùng bẹn bìu, sinh dục nặng và chỉ định nhập viện điều trị.
Bệnh nhi đã được các bác sĩ vệ sinh, cắt lọc da 20% diện tích cơ thể, dùng kháng sinh chống viêm, truyền dịch, rửa nước muối sinh lý. Bé phải điều trị liên tục trong khoảng 10-15 ngày nữa.
Video đang HOT
Bác sĩ Trịnh Trương Tuyên cho biết, người bệnh không nên chủ quan, lơ là khi có các dấu hiệu nhiễm trùng trên cơ thể, đặc biệt xung quanh vùng sinh dục. Không nên dùng bất kỳ loại thuốc dân gian nào bôi hoặc đắp nên tổn thương da nếu không có chỉ định của bác sĩ. Tự điều trị hoặc tự chăm sóc tại nhà không đúng cách có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân phải đi khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế để điều trị kịp thời và dứt điểm.
Thu Hiền
Theo Vnexpress
Bé 2 tuổi lở loét, viêm mủ toàn thân vì tắm lá
Thấy trên người con xuất hiện những nốt mẩn đỏ, gia đình đã lấy lá dân gian nấu tắm cho bé. Tuy nhiên, tình trạng ngày càng nặng, toàn thân bé bị viêm da mủ phải nhập viện điều trị.
Ngày 20/6/2018, bé Hoàng Nhật L. (2 tuổi, Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) được gia đình đưa đến khoa Các bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh) trong tình trạng trẻ nổi mụn viêm loét da vùng mặt, thân và ở chân tay kèm theo sốt.
Theo lời kể của gia đình, trước đó 3 ngày trẻ sốt sau một thời gian tắm lá vì toàn thân xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ. Sau vài ngày tắm lá, từ nốt mẩn đỏ chuyển sang viêm da mủ làm bé sốt cao, tổn thương da khó chịu, quấy khóc.
Tại BV Sản Nhi Quảng Ninh, khám lâm sàng các bác sĩ phát hiện tình trạng tổn thương da, dát đỏ, bọng nước lan tỏa toàn thân; xuất hiện bong trợt da nhiều ở vùng mặt, hốc tự nhiên, thân mình, nhiều dịch mủ chảy ra. Đặc biệt, trong đó 2 mắt trẻ tăng tiết nhiều dịch đục bẩn, 2 mi mắt sưng nề, giác mạc kém, 2 tai bọng nhiều mủ.
Các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị Hội chứng bong vẩy da do tụ cầu phải nhập viện điều trị. Bệnh nhi được dùng kháng sinh chống viêm, truyền dịch, tắm nước muối sinh lý ngày 2 lần, dùng gạc đắp da toàn thân trong 10 phút ngày 3 lần. Hiện tại sức khỏe của bé tạm ổn định và bé được chăm sóc vệ sinh da hằng ngày tại Khoa Các bệnh nhiệt đới.
Bác sĩ Đỗ Thị Phượng cho biết, với tình trạng này của bệnh nhi, điều trị tối thiểu 10 ngày mới ổn định để xuất viện. Do hội chứng bong vẩy da do tụ cầu là bệnh nhiễm trùng da cấp tính gây nên do ngoại độc tố của tụ cầu, làm cho đỏ da, phỏng nước, bong vẩy da lan tỏa toàn thân, bệnh có thể gây nhiễm trùng toàn thân khi đó trẻ có biểu hiện sốt không kịp thời điều trị bệnh trẻ sẽ có nguy cơ tử vong.
Bác sĩ đặc biệt lưu ý các bậc cha mẹ tuyệt đối không nên tắm lá cho trẻ nếu không biết rõ loại lá và tính chất của lá, tránh tình trạng lở loét, nhiễm trùng nhiễm độc do lá không vệ sinh, có chứa chất ảnh hưởng sức khỏe.
Khi thấy trẻ có các biểu hiện viêm da, phụ huynh nên đưa con tới khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời và dứt điểm, tránh nguy cơ gây viêm da mủ, nhiễm trùng rất nguy hiểm do vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường máu, gây nhiễm trùng huyết.
Tú Anh
Theo Dân trí
Lúc nào thì nên truyền nước biển? Bệnh nhân không được tự ý truyền nước mà phải trải qua quá trình xét nghiệm máu và chỉ định từ bác sĩ. "Vợ tôi có thói quen hễ cứ mệt là vào phòng khám nhờ truyền nước, truyền dịch", anh Nguyễn Văn Sơn (Hà Nội) cho biết. Nhiều lần vợ đi làm về mệt, có dấu hiệu sốt, anh muốn đưa đi...