Nhiễm trùng bệnh viện và bệnh do thầy thuốc!
Hội đồng y khoa họp tại bệnh viện Sản Nhi đã đưa ra kết luận nguyên nhân tử vong của 4 cháu sơ sinh ở Bắc Ninh là đe non, suy hô hâp sau sinh, nhiêm khuân huyêt gây sôc nhiêm khuân. Câu hỏi đặt ra là nhiễm trùng trong bệnh viện có phải là một bệnh do thầy thuốc?
Thế nào là nhiễm trùng bệnh viện
Nhiễm trùng bệnh viện (nosocomial infection ) có thể do vi khuẩn, virut, nấm hoặc ký sinh trùng lây nhiễm từ môi trường hay nhân viên bệnh viện. Dụng cụ y tế, đồ dùng cá nhân như giường, chiếu, đặc biệt môi trường chung quanh (sàn nhà, không khí) là nguồn vi sinh vật gây nhiễm.
Nhiễm trùng bệnh viện xảy ra từ 2 – 10%, bệnh viện tuyến cao tỷ lệ cao hơn và mức độ bệnh cũng nặng hơn. Tỷ lệ tử vong trung bình khoảng 1%.
Ngay tại Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch CDC ước tính hàng năm có khoảng 1,7 triệu ca nhiễm trùng bệnh viện, trong đó có 99.000 ca tử vong. Tại châu Âu, nhiễm trùng bệnh viện gây tử vong 25.000 ca mỗi năm.
Điều rất nguy hiểm là những vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện thường đề kháng một hoặc nhiều loại (đa kháng) thuốc. Do đó, ngoài khó khăn còn phải chịu chi phí điều trị rất tốn kém.
Bệnh do thầy thuốc là gì?
Video đang HOT
Thuật ngữ bệnh do thầy thuốc (iatrogenic disease) này xuất phát từ hợp ngữ Hy lạp gồm Iatros là thầy thuốc và genic là gây ra. Như vậy bệnh do thầy thuốc là những bệnh gây ra từ những sai sót y tế, những sơ suất trong thao tác hay trong phương pháp điều trị, và các biến chứng các tác dụng không mong muốn (tác dụng phụ) của thuốc men và của thủ thuật điều trị gây ra.
Các bệnh do thầy thuốc hay gặp gồm: (1) nhiễm trùng trong bệnh viện với các chủng vi khuẩn đa đề kháng thuốc do trước đó thầy thuốc đã dùng quá nhiều loại kháng sinh (2) sai lầm trong dùng thuốc ví dụ trước đây dùng an thần điều trị viêm loét dạ dày trong khi thật sự phải dùng kháng sinh để loại trừ vi khuẩn HP (3) cho thuốc quá liều ví dụ quá liều insulin trong đái tháo đường, quá liều thuốc chống đông máu khi chạy thân nhân tạo và ngay cả cho quá liều thuốc bổ…(4) bị dị ứng thuốc (5) bị tác dụng độc của thuốc như thuốc điều trị lao, thuốc kháng giáp, thuốc hạ sốt gây độc cho gan; thuốc kháng viêm gây loét dạ dày…(6) do giải thích hướng dẫn thiếu thận trọng gây hiểu nhầm, làm stress, trầm cảm cho bệnh nhân (7) chẩn đoán, đánh giá bệnh trạng cũng như tiên lượng và dự hậu sai lầm.
Hội Bệnh do thầy thuốc Hoa Kỳ (American iatrogenic Association, AiA) đã ước tính hằng năm có từ 44 đến 98 ngàn người bị chết sau khi nhập viện vì bệnh do thầy thuốc và chi phí chăm sóc lên đến 29 tỷ đô la. Người ta cũng đánh giá bệnh do thầy thuốc đứng thứ ba trong các bệnh dễ gây tử vong, sau bệnh tim mạch và ung thư, và xếp hạng thứ tám trong nguyên nhân gây chết.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo rằng ngay cả việc thăm khám, cho xét nghiệm quá mức cũng không tốt với bệnh nhân, gây tâm lý stress đặc biệt với người già. Theo cố Giáo sư Phạm Khuê, chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam thì hơn một phần tư các bệnh ở người già là do chính các thầy thuốc gây ra.
Thay lời kết
Ngành Y dù được đào tạo lâu năm hơn các ngành khác, nhưng bác sĩ khi mới ra trường thật sự “chỉ mới là bắt đầu”, như lời thề của các “tân khoa” trước ông Tổ Hải Thượng Lãn Ông và Hyppocrate.
Theo lý thuyết thầy thuốc phải là người học đủ rộng, đủ sâu mới hy vọng có đủ kiến thức và kinh nghiệm chữa bệnh, nhưng oái oăm thay, trong thực tế cũng chính người thầy thuốc lại gây ra một số căn bệnh, những bệnh này nhiều khi cũng nguy hiểm, cũng gây chết người là bệnh do thầy thuốc hay “bệnh y sinh”. Nhiễm trùng bệnh viện cũng là một dạng bệnh như thế.
Theo tôi, cần có cái nhìn hai phí: (1) phía y tế đảm bảo nguyên tắc y khoa: vệ sinh môi trường, tránh lạm dụng thăm khám, lạm dụng xét nghiệm, tránh lạm dụng thuốc men đặc biệt thuốc kháng sinh, không cần thiết… và (2) phía người bệnh cần hiểu rằng Bệnh do thầy thuốc, Nhiễm trùng bệnh viện thật sự là những rủi ro, không mong muốn, “bất khả kháng”…trong quá trình điều trị bệnh, hoàn toàn không phải là sai sót chuyên môn. Cần đồng cảm với một ví von rất đau xót, thâm thúy là “Đằng sau một thầy thuốc giỏi có cả một nghĩa địa”.
Theo TS.BS Trần Bá Thoại Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM (Dân trí)
ĐBQH: Vụ 4 trẻ tử vong ở Bắc Ninh là báo động đỏ với ngành y
Sáng 22.11, bên hành lang Quốc hội, chia sẻ với báo chí về vụ 4 trẻ sơ sinh tử vong tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho rằng, vấn đề nhiễm khuẩn trong bệnh viện không phải là vấn đề mới và trước đây cũng đã có nhiều trường hợp tử vong vì nguyên nhân này.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan. (Ảnh: Zing.vn)
Theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, với việc cùng lúc 4 trẻ sơ sinh tử vong là báo động đỏ đối với ngành y tế.
"Thực tế, trong môi trường bệnh viện của chúng ta hiện nay đang có dày đặc các loại vi khuẩn và nhiều loại khuẩn giờ đã kháng thuốc, không thể chữa nổi. Thậm chí, nhiều bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bệnh viện còn nguy hiểm hơn cả bệnh lý mà bệnh nhân mắc phải, nhất là đối với người già, trẻ sinh non, sơ sinh, sức đề kháng yếu... thì càng dễ bị các vi khuẩn dày đặc trong bệnh viện tấn công", đại biểu Lan nhìn nhận.
Vị đại biểu Quốc hội này cũng không ngần ngại chia sẻ trường hợp bố bà trước đây cũng đã mất vì nguyên nhân nhiễm khuẩn khi vào bệnh viện điều trị.
"Bố tôi trước đây vào bệnh viện mổ, sức khỏe yếu. Ông được bệnh viện điều trị xuất huyết tiêu hóa nhưng sau khi điều trị bệnh chính xong lại sốt, kiểm tra thấy phát hiện biến chứng qua viêm phổi. Các bác sĩ xác định nguyên nhân do khuẩn bệnh viện gây ra. Vì viêm phổi phải dùng kháng sinh và nâng dần liều lên, đến khi chữa xong thì ông lại bị suy đa phủ tạng, suy thận và sau đó qua đời", đại biểu Lan xót xa kể lại.
Qua câu chuyện xảy ra ở Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh và trải nghiệm của chính gia đình mình, đại biểu Phong Lan cho rằng, trong thực tế nhiều bệnh viện thừa nhận tình trạng nhiễm khuẩn trong viện rất nguy hiểm nhưng việc nhận thức để đưa vào thành vấn đề hành động vẫn chưa kịp thời. Thêm vào đó, tình trạng quá tải bệnh viện, nhất là ở các bệnh viện tuyến trung ương.
Do bệnh viện quá đông đúc, quá tải cũng nên đây cũng là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn tấn công người bệnh. Theo ĐB Phong Lan, ngay việc chuyển các em sinh non, yếu ở Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh lên Trung ương điều trị cũng rất đang lo ngại bởi thời tiết những ngày qua lạnh, việc di chuyển xa trên xe như thế cũng rất dễ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn. Bệnh nhân được đưa vào các bệnh viện điều kiện chưa chắc đã tốt.
"Nhiều người cũng nói, khi có những vụ việc bệnh nhân tử vong, như vụ chạy thận ở Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, Bộ Y tế khẩn trương kiểm tra lại quy trình nhưng rà soát lại đến đâu rồi thì chưa thấy thông báo. Do đó, Bộ Y tế cần có biện pháp giải quyết căn cơ, cụ thể chứ không phải lúc xảy ra vụ việc mới làm mạnh", đại biểu Lan nhấn mạnh.
Trước đó vào ngày 20.11, tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh có 4 trẻ tử vong. Theo lãnh đạo của Bệnh viện, 4 bé đều là trẻ sơ sinh non yếu phải nằm lồng ấp, thở máy.
Vào chiều 21.11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến làm việc tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh. Tại buổi làm việc Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, sự cố trên không ai mong muốn nhưng là bất bình thường khi có 4 trẻ đẻ non tử vong cùng 1 ngày, cùng 1 khoa.
Nói về nguyên nhân vụ việc, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, nguyên nhân chính xác phải chờ Hội đồng chuyên môn cấp Bộ, về pháp lý phải chờ cơ quan điều tra. Tuy nhiên, qua báo cáo của Sở Y tế Bắc Ninh, bước đầu có thể nghĩ đến nhiễm khuẩn bệnh viện.
Theo Danviet
Thông tin mới về trẻ sơ sinh bệnh nặng ở Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh Chiều 22.11, Bệnh viện (BV) Bạch Mai đã chia sẻ về 3 bé sơ sinh bệnh lý nặng được chuyển về từ BV Sản Nhi Bắc Ninh sau sự cố 4 trẻ sơ sinh tử vong do nhiễm khuẩn đường huyết ngày 20.11. Theo đó, 1 bé Vũ Thị Minh T nhập viện sau ngày sinh thứ 11, được mổ đẻ do suy...