Nhiễm sắc thể Y biến mất dần, dự báo đàn ông có gien giới tính mới
Giới tính của bào thai ở người và động vật có vú được quyết định bởi một gien quy định giới tính đực trên nhiễm sắc thể Y.
Thế nhưng, nhiễm sắc thể Y của con người đang bị suy giảm và có thể biến mất.
Thế nhưng, nhiễm sắc thể Y của con người đang bị suy giảm và có thể biến mất sau vài triệu năm nữa, dẫn đến sự tuyệt chủng của nhân loại trừ khi chúng ta tiến hóa được một gien giới tính mới.
Tin vui là hiện nay có hai nhánh của loài gặm nhấm đã mất nhiễm sắc thể nhưng vẫn sống sót tốt. Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ vừa chỉ ra bằng chứng cho thấy loài chuột gai đã phát triển một gien xác định giới tính đực mới như thế nào.
Ở người cũng như ở các loài động vật có vú khác, con cái có hai nhiễm sắc thể X và con đực có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể nhỏ gọi là Y. Tên gọi không liên quan gì đến hình dạng của chúng; X là viết tắt của “không xác định”.
Nhiễm sắc thể X chứa khoảng 900 gien thực hiện đủ loại công việc không liên quan đến giới tính. Nhưng Y chứa ít gien (khoảng 55) và nhiều DNA không mã hóa – lặp đi lặp lại đơn giản dường như không có tác dụng gì.
Nhưng nhiễm sắc thể Y lại mang tính quyết định vì nó chứa một gien cực kỳ quan trọng giúp khởi động sự phát triển của nam giới trong phôi thai.
Vào khoảng 12 tuần sau khi thụ thai, gien tổng thể này chuyển sang những gien khác điều chỉnh sự phát triển của tinh hoàn. Tinh hoàn phôi thai tạo ra nội tiết tố nam (testosterone và các dẫn xuất của nó), đảm bảo cho thai nhi phát triển thành bé trai.
Video đang HOT
Gien giới tính chính này được xác định là SRY (vùng giới tính trên Y) vào năm 1990. Nó hoạt động bằng cách kích hoạt một lộ trình di truyền bắt đầu bằng một gien mang tên SOX9, là chìa khóa để xác định giới tính đực ở tất cả các loài động vật có xương sống, mặc dù nó không nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
Hầu hết các động vật có vú đều có nhiễm sắc thể X và Y tương tự như của chúng ta. Một X có nhiều gien và một Y có SRY cùng với một số gien khác. Hệ thống này có vấn đề ở chỗ liều lượng gien X ở nam và nữ không bằng nhau.
Vậy làm thế nào mà một hệ thống kỳ lạ như vậy phát triển? Đáng ngạc nhiên là loài thú mỏ vịt của Australia có nhiễm sắc thể giới tính hoàn toàn khác biệt, giống như ở loài chim hơn.
Ở thú mỏ vịt, cặp XY chỉ là một nhiễm sắc thể thường, có hai yếu tố bằng nhau. Điều này cho thấy ở động vật có vú, X và Y từng là một cặp nhiễm sắc thể bình thường cách đây không lâu.
Đổi lại, điều này có nghĩa là nhiễm sắc thể Y đã giảm số lượng trong 166 triệu năm mà con người và thú mỏ vịt đã tiến hóa riêng rẽ: khoảng 5 gien mỗi triệu năm. Với tốc độ này, 55 gien cuối cùng sẽ biến mất sau 11 triệu năm nữa.
Đáng chú ý, loài gặm nhấm không có nhiễm sắc thể Y. Chuột chũi ở Đông Âu và chuột gai ở Nhật Bản là loài điển hình mà trong đó nhiễm sắc thể Y và SRY đã biến mất hoàn toàn. Nhiễm sắc thể X vẫn còn, với số lượng tương đương hoặc gấp đôi ở cả hai giới.
Mặc dù vẫn chưa rõ làm thế nào để chuột chũi xác định giới tính khi không có gen SRY, nhưng một nhóm nghiên cứu do nhà sinh vật học Asato Kuroiwa của Đại học Hokkaido dẫn đầu đã gặp nhiều may mắn hơn với chuột gai trên các hòn đảo của Nhật Bản. Tất cả đều có nguy cơ tuyệt chủng.
Nhóm của bà Kuroiwa đã phát hiện hầu hết các gien trên Y của chuột gai đã được di chuyển đến các nhiễm sắc thể khác. Chúng cũng có sự khác biệt nhỏ gần gien giới tính quan trọng SOX9, trên nhiễm sắc thể số 3 của chuột gai.
Đoạn DNA nhân bản nhỏ này chứa “công tắc” kích hoạt SOX9 để đáp ứng với SRY. Khi họ đưa bản sao này vào chuột, họ nhận thấy rằng nó tăng cường hoạt động của SOX9, vì vậy sự thay đổi này có thể cho phép SOX9 hoạt động mà không cần SRY.
Nhiễm sắc thể Y ở con người biến mất trong tương lai đã gợi ra các suy đoán về tương lai của chúng ta.
Một số loài thằn lằn và rắn là loài chỉ có con cái và có thể tạo ra trứng từ gien của chính chúng thông qua quá trình sinh sản đơn tính. Nhưng điều này không thể xảy ra ở người hoặc các động vật có vú khác vì chúng ta có ít nhất 30 gien quan trọng chỉ hoạt động nếu chúng đến từ người cha thông qua tinh trùng.
Để sinh sản, chúng ta cần tinh trùng và chúng ta cần đàn ông, nghĩa là sự kết thúc của nhiễm sắc thể Y có thể báo trước sự diệt vong của loài người.
Nhưng con người có thể tiến hóa một gien xác định giới tính mới. Sự tiến hóa này có thể đi kèm với rủi ro. Điều gì sẽ xảy ra nếu có nhiều hơn một hệ thống mới phát triển ở những nơi khác nhau trên thế giới?
“Cuộc chiến” gien giới tính có thể xảy ra thúc đẩy sự phân tách của các loài mới, đó chính xác là những gì đã xảy ra với chuột chũi và chuột gai.
Vì vậy, trên Trái đất trong 11 triệu năm nữa, có hai kịch bản. Có thể không còn bóng dáng nào của con người nào, hoặc một vài loài người khác nhau bị phân tách bởi các hệ thống xác định giới tính khác nhau.
Chuyên gia nhận định về nguy cơ làn sóng COVID-19 mới ở Trung Quốc
Người dân Trung Quốc bắt đầu lo lắng về khả năng xảy ra làn sóng dịch COVID-19 mới khi nước này chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động (29/4 - 3/5) và biến thể mới đang xuất hiện tại nhiều quốc gia, khu vực.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Tờ Global Times (Trung Quốc) dẫn nhận định của các chuyên gia cho biết vẫn khó để dự đoán thời điểm chính xác của làn sóng dịch thứ hai của biến thể Omicron.
Vào ngày 18/4, trên mạng xã hội Trung Quốc lan truyền thông tin về các trường hợp nhiễm dòng phụ XBB.1.6 của biến thể Omicron, còn được gọi là Arcturus. Điều này khiến nhiều người Trung Quốc lo ngại về làn sóng dịch thứ hai của biến thể Omicron.
Tuy nhiên, nhà miễn dịch học Zhuang Shilihe tại Quảng Châu nhận định với Global Times rằng việc dự đoán thường phức tạp bởi có nhiều biến số bao gồm các đặc điểm của virus, rào cản miễn dịch và hành vi dân số, đồng nghĩa với việc khó có thể tính toán chính xác.
Ông Zhuang đề cập một quan điểm phổ biến tin rằng Trung Quốc sẽ không đón làn sóng dịch thứ hai của biến thể Omicron nhiều tháng sau làn sóng dịch thứ nhất vào cuối năm 2022. Nhưng ông nhấn mạnh vấn đề ở đây là bao nhiêu tháng.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC), nước này ghi nhận tỷ lệ mắc COVID-19 tăng vào đầu tháng 4 từ 0,7% ngày 30/3 lên 1,4% ngày 6/4. Nhưng nhiều chuyên gia nhấn mạnh khó có khả năng Trung Quốc gặp phải làn sóng dịch COVID-19 quy mô lớn khác.
Trong một diễn đàn ngày 13/4, nhà dịch tễ học trưởng của CDC Trung Quốc Wu Zunyou trích dẫn dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhận định rằng trên toàn thế giới, dịch COVID-19 đang hướng tới hồi kết. Theo ông Wu, mối nguy hại từ mắc COVID-19 không còn quá nghiêm trọng.
Theo báo cáo hàng tuần của WHO, có 13,3 triệu ca mắc COVID-19 mới và 23.000 trường hợp tử vong trên toàn cầu trong giai đoạn từ 13/3 đến 9/4, giảm lần lượt 28% và 30% so với 28 ngày trước đó.
Nhà nghiên cứu Dai Lianpan tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc nhận định rằng trong tương lai virus COVID-19 có thể chỉ gây bùng phát dịch trong một số khu vực nhất định và trong khoảng thời gian nhất định nhưng vẫn thiếu nghiên cứu về tần suất của vấn đề này.
Ông Dai Lianpan cũng nhấn mạnh vaccine vẫn là phương thức hiệu quả và kinh tế nhất trong phòng ngừa dịch bệnh. Các chuyên gia cũng gợi ý người dân nên sử dụng biện pháp bảo vệ cơ thể, duy trì nguyên tắc vệ sinh hàng ngày, đeo khẩu trang ở nơi đông người...
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) đã cập nhật kế hoạch tiêm chủng của cơ quan này vào ngày 10/4 và cho biết người trưởng thành có thể tiêm vaccine phòng COVID-19 khoảng 3 tháng sau khi hoàn tất tiêm chủng cơ bản hoặc mắc bệnh. Trước đó khoảng thời gian được đề xuất là 6 tháng. Bên cạnh đó, vaccine phòng COVID-19 công nghệ mRNA do Trung Quốc sản xuất cũng được đưa vào sử dụng khẩn cấp.
WHO sửa đổi tài liệu hướng dẫn về giới Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang cập nhật tài liệu hướng dẫn để phản ánh những khái niệm tiến bộ về sự thay đổi liên quan đến giới. Tài liệu hướng dẫn "khuynh hướng giới" được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2011. Ảnh minh họa: AP Theo kênh truyền hình RT, cơ quan này đã bắt đầu quá trình...