‘Nhiệm kỳ tới tiếp tục đẩy mạnh chống tham nhũng’
Nhiệm kỳ tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, trong đó chú trọng phòng ngừa với những chế tài cụ thể, theo ông Nguyễn Xuân Thắng.
Tại cuộc họp báo trước thềm Đại hội XIII chiều 22/1, ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, cho biết trong số các nhiệm vụ trong tâm của nhiệm kỳ tới đã được nêu trong dự thảo báo cáo chính trị, có việc tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”…
“Đây là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị, nhân dân tham gia cùng Đảng để đấu tranh phòng, chống tham nhũng; sao cho cán bộ, đảng viên không thể, không dám và không cần tham nhũng”, ông Thắng nói.
Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua không chỉ có tác dụng ngăn chặn, răn đe, mà còn mang lại môi trường để Việt Nam có thể huy động nguồn lực cho sự phát triển.
“Đây là việc cần phải được tiếp tục để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”, ông nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, tại họp báo chiều 22/1. Ảnh: Giang Huy
Trả lời câu hỏi vấn đề Biển Đông có được đề cập trong chương trình nghị sự của Đại hội XIII, ông Thắng nêu rõ dự thảo Văn kiện trình Đại hội đã xác định Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời.
“Việc này phải được thực hiện với những giải pháp hợp lý, những vấn đề có tính nguyên tắc phải rất rõ ràng và không né tránh, trên cơ sở giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước”, ông Thắng nói.
Video đang HOT
Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cũng cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; và đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Theo ông Thắng, Việt Nam hiện có thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.800 USD, trong khi mức thu nhập trung bình thấp là 4.045 USD. “Như vậy 5 năm tới, với nỗ lực lớn, Việt Nam có thể đạt mức thu nhập bình quân đầu người từ 4.500-5.000 USD; và trong 10 năm tới, đạt mức thu nhập trung bình cao (trong khoảng từ trên 4.000 đến trên 12.000 USD)”, ông Thắng nói.
Ông cho rằng, thu nhập trung bình không phải chỉ tiêu duy nhất đánh giá trình độ của một quốc gia, mà còn chỉ số phát triển con người, đổi mới sáng tạo… Tuy nhiên, qua mức thu nhập có thể “giúp Việt Nam nhìn nhận, so sánh và định vị được mình”.
“Việt Nam không có lý do gì không thể lập nên những kỳ tích thần kỳ như Nhật Bản, Hàn Quốc”, ông Thắng nói thêm.
Đại hội XIII sẽ diễn ra từ ngày 25/1 đến ngày 2/2 tại Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1.587 đại biểu, đại diện cho hơn 5,1 triệu đảng viên trong cả nước, tăng gần 80 người so với Đại hội XII, đông nhất trong 13 kỳ Đại hội Đảng toàn quốc. Đại biểu cao tuổi nhất 77, đại biểu thấp tuổi nhất là 34.
Phó ban Nội chính Trung ương: 'Tiếp tục tinh thần đốt lò'
Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng thời gian tới "vẫn mạnh mẽ, quyết liệt" và "không ai có thể cưỡng lại được".
Ông Nguyễn Thái Học, Phó Ban Nội chính Trung ương, nói như trên khi trả lời câu hỏi của VnExpress tại cuộc họp báo thông tin về Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020, chiều 9/12.
Ông Học cho hay, trong nhiều phiên họp của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban chỉ đạo), Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (Trưởng Ban chỉ đạo) đã nêu vấn đề về tâm trạng của người dân, "quan tâm lo lắng, vừa qua làm tốt rồi, tới đây sẽ như thế nào?".
Theo ông, thời gian qua trong bối cảnh đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và tập trung phòng, chống dịch Covid-19, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn được tiến hành "không dừng, không nghỉ, không trùng xuống".
"Đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã trở thành phong trào quần chúng, trở thành xu thế không ai có thể cưỡng lại được; ai không muốn làm, không dám làm thì đứng dẹp sang một bên để người khác làm", ông Học dẫn lời Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Với quyết tâm chính trị này của người đứng đầu Đảng, Nhà nước, ông Học khẳng định "chắc chắn công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng trong thời gian tới vẫn mạnh mẽ, quyết liệt. Lò nóng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII thì tinh thần đấu tranh vẫn mãi như thế".
Ông Nguyễn Thái Học, Phó Ban Nội chính Trung ương. Ảnh: Gia Chính
Về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013 - 2020 , ông Học nói, từ khi được thành lập vào năm 2013 đến nay, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã đưa hơn 800 vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận, xã hội quan quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo ở ba cấp độ.
Trong đó, cấp độ một là Ban chỉ đạo, cấp độ hai Ban Nội chính Trung ương và cấp độ ba các tỉnh thành. Riêng Ban chỉ đạo đã trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 133 vụ án, 94 vụ việc; đến nay các cơ quan chức năng đã kết thúc điều tra, truy tố và đưa ra xét xử sơ thẩm 86 vụ án, 814 bị cáo; phúc thẩm là 61 vụ án, 581 bị cáo...
Ông Võ Văn Dũng, Phó trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Trung ương, cho biết căn cứu vào thực tiễn, các cấp có thẩm quyền đã xây dựng năm cấp độ phối hợp xử lý án tham nhũng để giúp đảm bảo tiến độ các công việc liên quan.
"Quá trình giải quyết một vụ án sẽ có nhiều khó khăn, vướng mắc đặt ra, như đánh giá chứng cứ, xác định tội danh. Theo luật hiện hành thì cơ quan tố tụng nào làm theo nhìn nhận của cơ quan đó, nên nếu không có cơ chế phối hợp chặt chẽ, việc xử lý vụ án sẽ bị kéo dài", ông Dũng giải thích.
Cấp độ một , nếu vụ việc, vụ án đang được cơ quan tố tụng xử lý có khó khăn thì thủ trưởng của ngành chủ trì cuộc họp liên ngành, mời các cơ quan khác để giải quyết các vướng mắc.
Trong giai đoạn điều tra, thủ trưởng cơ quan điều tra tổ chức cuộc họp mời Viện kiểm sát, toà án, lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương dự để trao đổi, tháo gỡ. Nếu vụ án nằm ở giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát chủ trì, ở giai đoạn xét xử thì toà án chủ trì; trường hợp chưa thống nhất, Trưởng Ban Nội chính Trung ương chủ trì họp liên ngành để bàn tháo gỡ.
Ông Võ Văn Dũng, Phó trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Trung ương. Ảnh: Gia Chính
Nếu vẫn chưa thống nhất thì chuyển sang cấp độ hai , do Thường trực Ban Bí thư (Phó trưởng Ban chỉ đạo) chủ trì cuộc họp liên ngành.
Cấp độ ba là họp thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước (Trưởng ban), các phó trưởng ban...
Cấp độ bốn là họp toàn thể Ban chỉ đạo để giải quyết, nếu chưa xong sẽ chuyển lên cấp độ năm là họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Ông Võ Văn Dũng nói đối với những vụ án phức tạp thì cấp có thẩm quyền sẽ thành lập Ban chỉ đạo riêng để xử lý. "Ban chỉ đạo không chỉ đạo tội danh, mức án cụ thể mà đặt ra yêu cầu là phải làm thế nào đảm bảo tiến độ, đúng người đúng tội, đúng pháp luật, không được thiên vị, không được oan sai, không được nhẹ tay mà phải làm nghiêm minh", ông Dũng nêu rõ.
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020 sẽ diễn ra vào ngày 12/12.
Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất! Ngày 25/11, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo-BCĐ) đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng BCĐ. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp. Phát biểu tại cuộc họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch...