Nhiệm kỳ mới nhiều thách thức của Thủ tướng I-xra-en
Theo kết quả chính thức cuộc tổng tuyển cử tại I-xra-en, đảng Li-cút của Thủ tướng B.Nê-ta-ni-a-hu đã đánh bại đối thủ chính là đảng Xanh – Trắng. Tổng thống I-xra-en đã chính thức chỉ định Thủ tướng B.Nê-ta-ni-a-hu đứng ra thành lập chính phủ liên minh mới.
Đây là nhiệm kỳ thủ tướng thứ năm của ông B.Nê-ta-ni-a-hu với không ít thách thức kể cả về đối nội và đối ngoại.
Cuộc tham vấn giữa Tổng thống R.Ríp-lin với đại diện một số đảng ở I-xra-en. Ảnh i24NEWS
Cuộc bầu cử tại I-xra-en vừa qua được coi là cuộc trưng cầu ý dân đối với nhiệm kỳ của Thủ tướng, Chủ tịch đảng Li-cút B.Nê-ta-ni-a-hu, người đã đảm nhiệm vị trí thủ tướng bốn nhiệm kỳ với tổng thời gian nắm quyền hơn 13 năm. Đảng Li-cút đã giành 36 ghế tại Quốc hội (Knesset), trong khi đảng Xanh – Trắng của cựu Tham mưu trưởng quân đội B.Gan, đối thủ chính của ông B.Nê-ta-ni-a-hu chỉ giành 35 ghế. Thủ tướng B.Nê-ta-ni-a-hu đã bày tỏ ý định hợp tác với các đảng cánh hữu và Do thái chính thống để thành lập một chính phủ liên minh.
Quyết định chỉ định ông B.Nê-ta-ni-a-hu thành lập chính phủ được đưa ra theo đề xuất của lãnh đạo các đảng đại diện cho 65 ghế trong Quốc hội mới tại các cuộc tham vấn với Tổng thống R.Ríp-lin. Đây sẽ là nhiệm kỳ thứ năm của Thủ tướng B.Nê-ta-ni-a-hu. Ông có 28 ngày để tiến hành các cuộc đàm phán về thành lập liên minh cầm quyền. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các đảng tôn giáo chính thống với các đảng cánh hữu thế tục có khả năng sẽ làm phức tạp quá trình đàm phán thành lập chính phủ liên minh.
Video đang HOT
Thủ tướng B.Nê-ta-ni-a-hu tranh cử thủ tướng trong bối cảnh phải đối mặt áp lực chính trị khi Tổng Chưởng lý I-xra-en xúc tiến kế hoạch truy tố ông trong ba vụ án tham nhũng lớn. Thủ tướng B.Nê-ta-ni-a-hu gọi đây là âm mưu chính trị nhằm đánh bại ông trong bầu cử. Những cáo buộc liên quan tham nhũng đã gây khó khăn cho ông B.Nê-ta-ni-a-hu khi ông vẫn phải đối mặt nguy cơ bị truy tố, cho dù khối cánh hữu chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Dù có kinh nghiệm chính trường, song Thủ tướng B.Nê-ta-ni-a-hu đứng trước không ít khó khăn xuất phát từ các vấn đề đối ngoại nhạy cảm liên quan cuộc xung đột kéo dài I-xra-en – Pa-le-xtin, cũng như quan hệ của Nhà nước Do thái với các nước A-rập. Những chính sách dưới thời Thủ tướng B.Nê-ta-ni-a-hu về các vấn đề liên quan tiến trình hòa bình Trung Đông luôn vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của Chính quyền Pa-le-xtin. Việc ông làm Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ nữa khiến việc tìm giải pháp cho cuộc xung đột I-xra-en – Pa-le-xtin dường như không có nhiều hy vọng. Tổng Thư ký Tổ chức Giải phóng Pa-le-xtin (PLO) X.Ê-rê-cát cho rằng, người dân I-xra-en đã bỏ phiếu cho một phương án không đem lại hòa bình. Ông B.Nê-ta-ni-a-hu từng tuyên bố sẽ sáp nhập các khu định cư Do thái ở Bờ Tây nếu ông được bầu lại làm Thủ tướng. Động thái này chắc chắn sẽ vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ Pa-le-xtin và các nước A-rập. Những gì xảy ra với các khu định cư Do thái luôn là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất giữa I-xra-en và Pa-le-xtin. Phía Pa-le-xtin nói rằng, sự hiện diện của các khu định cư làm cho một quốc gia Pa-le-xtin độc lập trong tương lai là điều không thể.
Thủ tướng B.Nê-ta-ni-a-hu đứng trước nhiệm kỳ thứ năm với đầy ắp công việc phải giải quyết. Ông sẽ phải tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế, củng cố vị thế đất nước, bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia. Về đối ngoại, ông sẽ phải tiếp tục thúc đẩy đối thoại với các lãnh đạo A-rập nhằm làm dịu căng thẳng trong khu vực liên quan cuộc xung đột với Pa-le-xtin, vấn đề cao nguyên Gô-lan của Xy-ri…
THANH HÀ
Theo NDĐT
Nhờ Nga mà doanh thu năng lượng Mỹ tăng vọt?
Chính trị gia Đức cho rằng, chỉ vì dự án Nord Stream-2 của Nga mà các công ty khí hóa lỏng Mỹ tăng doanh thu vì Washington dùng sức ép chính trị.
Thủ hiến bang Bayern (Đức) Markus Soder, Chủ tịch đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) mới đây trả lời phỏng vấn Frankfurter Allgemeine Zeitung cho rằng, dự án đường ống dẫn khí đốt của Nga Nord Stream-2 đang gián tiếp mang lại doanh thu cho các nhà kinh doanh khí hóa lỏng của Mỹ.
Dự án Nord Stream-2 là con bài chính trị để Mỹ kiếm các thương vụ năng lượng với châu Âu.
Ông Markus Soder cho rằng, Mỹ đã liên tục tìm cách để châu Âu mua khí hóa lỏng của mình bằng cách chỉ trích, đe dọa trừng phạt dự án Nord Stream-2 của Nga.
Washington đặc biệt chú ý tới Đức, quốc gia đang tìm cách mua nhiều năng lượng nhất có thể, ngoài ra còn là một trụ cột của kinh tế châu Âu.
Để có được các hợp đồng kinh tế với Đức, Mỹ đã chọn cách gây sức ép chính trị, đe dọa các dự án năng lượng của Đức với nước khác.
"Tôi không hiểu vì sao đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua Ukraine là an toàn hơn đường ống dẫn khí đốt trực tiếp từ Nga đến Đức?!" - ông Soder nói khi nhắc lại lời cảnh báo của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tại Hội nghị An ninh Munich về đường ống Nord Stream-2.
Mỹ liên tục chỉ trích Nord Stream-2, đe dọa nó và khiến châu Âu hoang mang trước các lệnh trừng phạt. Dù không chỉ đích danh là đang chịu áp lực từ Washington, Berlin vẫn phải mua các thiết bị đầu cuối tiếp nhận khí hóa lỏng Mỹ trong tương lai.
Trong các tuyên bố chính thức, Berlin khẳng định họ mua khí hóa lỏng của Mỹ không bởi bất cứ lý do hay sức ép nào. Rõ ràng, Đức hài lòng với các thương vụ khí hóa lỏng của Mỹ dù họ biết mua khí hóa lỏng của Nga sẽ rẻ hơn nhiều.
"Đức cần tất cả các lựa chọn để đảm bảo an ninh nguồn cung - đặc biệt là vì chúng tôi muốn thoát khỏi năng lượng hạt nhân và than đá. Thật khó hiểu vì sao lại gắn an ninh và khí đốt. Và cũng thật khó hiểu khi Chính phủ Mỹ nói ô tô Đức là một rủi ro an ninh quốc gia trong khi họ vẫn sát cánh với chúng tôi như là đối tác trong một liên minh phòng thủ ở NATO" - Thủ hiến bang Bayern nhận định.
Vị chính trị gia: "Quan hệ xuyên Đại Tây Dương phải được đổi mới. Sẽ là không đủ nếu một bên chỉ yêu cầu sự trung thành. Chúng tôi cần một quan hệ đối tác đủ điều kiện".
Nord Stream-2 đã được coi là một dự án gây nguy hại đến an ninh năng lượng châu Âu. Washington nhấn mạnh đây sẽ là một dự án khiến Đức và các thành viên EU phụ thuộc mạnh mẽ vào khí đốt của Nga, từ đó dễ dàng bị Moscow sử dụng đường ống như một đòn roi hòng đạt được lợi ích chính trị.
Moscow và Đức đã nhiều lần nhấn mạnh dự án này chỉ đơn thuần là các dự án kinh tế.
Theo Datviet
Cơ hội nào cho "Thỏa thuận Thế kỷ" của Tổng thống Trump? Kế hoạch Hòa bình Trung Đông mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump đề xuất khó có thể mang lại hòa bình cho Israel lẫn Palestine hằng mong muốn. Sau một năm xây dựng, Kế hoạch hòa bình Trung Đông do Washington đề xuất nhằm giải quyết xung đột giữa Israel và Palestine dự kiến sẽ được công bố tại Hội nghị...