Nhiễm khuẩn tụ cầu từ thực phẩm có thể tử vong: Chuyên gia khuyên ai cũng cần làm những việc này để phòng bệnh
Nhiễm khuẩn tụ cầu không đơn giản khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm. Chuyên gia cảnh báo cần hết sức cẩn thận vì nhiễm khuẩn tụ cầu có thể khiến bạn bị tử vong sau khi ăn thực phẩm nhiễm khuẩn.
Ngộ độc thực phẩm do ăn thực phẩm bẩn nhiễm khuẩn tụ cầu
Vào ngày 28/10, khoảng 55 bệnh nhân gồm 6 người lớn và 49 trẻ em nhập viện Bệnh viện quận Tân Phú với triệu chứng rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, nghi ngờ do bị ngộ độc thực phẩm. Sáng cùng ngày, các bệnh nhân sinh hoạt tại nhà thờ ở quận Tân Phú và ăn bánh mì chà bông gà do cửa hàng Đồng Tiến cung cấp.
Cơ quan chức năng đã kiểm tra Công ty Đồng Tiến và nơi cung cấp chà bông là cơ sở sản xuất khô gà Hà Trang. Đoàn kiểm tra đã gửi mẫu xét nghiệm và điều tra dịch tễ để xác định nguyên nhân. Nhận định ban đầu nguyên nhân có thể do món chà bông gà nhiễm tụ cầu staphylococcus.
Tụ cầu khuẩn là một trong những vi khuẩn nổi tiếng nhất, được các nhà vi khuẩn học nổi tiếng quan tâm nghiên cứu, tỉ lệ gây bệnh rất cao.
Tụ cầu khuẩn (tên tiếng Anh là Staphylococcus) là các cầu khuẩn Gram dương không tạo nha bào có đường kính khoảng 1 m, không di động và sắp xếp theo mọi hướng và thường tạo thành cụm (tụ) trông giống như chùm nho.
Có thể nói tụ cầu khuẩn là một trong những vi khuẩn nổi tiếng nhất, được các nhà vi khuẩn học nổi tiếng quan tâm nghiên cứu, tỉ lệ gây bệnh rất cao, có khả năng gây nhiều bệnh nặng cũng như đề kháng kháng sinh rất mạnh.
Các nhà vi khuẩn học lừng danh như Robert Koch (1878) và Louis Pasteur (1880) đều rất quan tâm nghiên cứu tụ cầu khuẩn ngay từ thời kỳ đầu của lịch sử ngành vi sinh vật học. Ngày 9 tháng 4 năm 1880, bác sĩ người Scotland Alexander Ogston đã trình bày tại hội nghị lần thứ 9 Hội Phẫu thuật Đức một báo cáo khoa học trong đó ông sử dụng khái niệm tụ cầu khuẩn (staphylococcus) và trình bày tương đối đầy đủ vai trò của vi khuẩn này trong các bệnh lý sinh mủ trong lâm sàng.
Các nhà vi khuẩn học lừng danh như Robert Koch (1878) và Louis Pasteur (1880) đều rất quan tâm nghiên cứu tụ cầu khuẩn ngay từ thời kỳ đầu.
Ăn thực phẩm nhiễm tụ cầu khuẩn có thể bị tử vong!
Video đang HOT
Theo PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm), khi thức ăn được tiếp xúc với tụ cầu khuẩn, vi khuẩn nhân lên và tạo ra độc tố khiến bạn bị bệnh. Biểu hiện của việc ăn phải thực phẩm nhiễm tụ cầu khuẩn là nôn mửa, tiêu chảy, đau dạ dày. Những triệu chứng này thường xuất hiện trong vòng 6 giờ. Người bị nhiễm tụ cầu khuẩn do ăn thực phẩm bẩn cũng có thể bị sốt. Tuy nhiên, khi bị ngộ độc thực phẩm, sốt không hẳn liên quan đến tụ cầu.
Trong chủng vi khuẩn tụ cầu, phổ biến nhất là tụ cầu vàng. Mọi người đều có thể bị ngộ độc khi ăn phải những thức ăn bị nhiễm tụ cầu vàng. Những thực phẩm dễ bị nhiễm tụ cầu vàng nhất là: Trứng, thịt gia súc, gia cầm, salad (có trứng, cá ngừ, thịt gà, khoai tây, mỳ ống), các loại bánh nướng có kem, các sản phẩm từ sữa…
Khi thức ăn được tiếp xúc với tụ cầu khuẩn, vi khuẩn nhân lên và tạo ra độc tố khiến bạn bị bệnh.
Nói thêm về nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai) cho biết, vi khuẩn tụ cầu có 3 loại là tụ cầu vàng, tụ cầu da và tụ cầu hoại sinh. Trong 3 loại đó, tụ cầu vàng (Saureus) là loại gây nhiều bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt gây nhiều bệnh cấp tính, nặng và có thể tử vong nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Tụ cầu vàng kháng lại nhiều loại kháng sinh thông dụng, đặc biệt kháng lại kháng sinh methicilin.
Chuyên gia khuyến cáo, tụ cầu khuẩn là một trong những vi khuẩn có tính kháng kháng sinh mạnh, việc dùng thuốc nhất định cần được tuân theo chỉ định của thầy thuốc. Không tự ý dùng thuốc bừa bãi để tránh tình trạng kháng kháng sinh ngày càng nặng nề.
Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, giữ gìn sạch sẽ những vết trầy xước trên da để phòng nhiễm khuẩn.
Thực tế thì ở điều kiện bình thường, tụ cầu khuẩn không gây bệnh, nhưng khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể, thông qua các vết thương trên da, đường hô hấp, tiêu hóa… chúng có thể gây ra các nhiễm trùng rất nghiêm trọng như chốc lở, viêm mô tế bào trên da; viêm tủy xương, viêm phổi, thậm chí khi chúng xâm nhập vào máu có thể bị nhiễm khuẩn huyết gây sốc hay suy đa phủ tạng và dẫn tới tử vong.
Để phòng nhiễm tụ cầu khuẩn nói chung, mọi người cần vệ sinh cá nhân thật tốt bằng cách tắm, rửa hằng ngày với nước sạch, nhất là trẻ sơ sinh bụ bẫm có nhiều nếp kẽ, nếp gấp chứa nhiều mồ hôi, bã nhờn. Mỗi khi ra đường nên đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn. Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, giữ gìn sạch sẽ những vết trầy xước trên da. Ngoài ra, cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Làm sạch và tiệt trùng nhà bếp, khu vực ăn uống. Khi nấu nướng cần đảm bảo nhiệt độ cao trên 60 độ C và bảo quản đông lạnh dưới 4 độ C.
Theo Helino
Năm loại vi khuẩn kháng kháng sinh đặc biệt nguy hiểm
Các vi khuẩn Salmonella, lao và bệnh lậu vô hiệu kháng sinh thông thường, khiến gần một triệu người tử vong mỗi năm.
Kháng kháng sinh diễn ra khi các loại vi khuẩn tự biến đổi nhằm vô hiệu hóa tác dụng của thuốc. Cơ chế kháng này gồm nhiều dạng, có thể lan rộng từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác và đe dọa tính mạng con người qua những vết thương tưởng chừng rất nhỏ bé.
Dưới đây là năm loại vi khuẩn kháng kháng sinh đáng sợ trong 5 năm qua, theo ABC.
Vi khuẩn kháng cực mạnh Salmonella typhi
Salmonella typhi có khả năng lây lan rộng bệnh thương hàn cho 21 triệu người trên toàn thế giới, khoảng 223.000 ca tử vong mỗi năm. Tháng 11/2016, Pakistan ghi nhận một đợt bùng phát Salmonella typhi khiến 858 trường hợp nhiễm bệnh và bốn người tử vong ở cùng một tỉnh. Hiện nay, duy nhất kháng sinh đường uống azithromycin có tác dụng với Salmonella typhi.
Salmonella typhi chuyển từ đa kháng (kháng ít nhất 3 nhóm) tới kháng cực mạnh (kháng tất cả trừ hai nhóm kháng sinh) do chứa plasmid, một đoạn ADN mang gen kháng thuốc. Nếu tìm được plasmid khác, Salmonella typhi sẽ vô hiệu nốt hai nhóm kháng sinh cuối cùng.
Vi khuẩn kháng cực mạnh Mycobacterium tuberculosis
Vi khuẩn lao khiến 1,7 triệu người tử vong mỗi năm. Ảnh: WW.
Vi khuẩn lao ẩn sâu trong tế bào cơ thể người. Để chữa lao, bệnh nhân cần tới 6 tháng điều trị liên tục bằng 4 loại thuốc kháng sinh.
Ước tính khoảng 6% đến 13% ca nhiễm lao mới thuộc loại đa kháng, phổ biến nhất ở châu Âu và Nga. Vi khuẩn đa kháng kéo dài thời gian điều trị (từ 18 đến 24 tháng), gây tốn kém và tổn hại cho thận cũng như các cơ quan khác. Hơn nữa, tỷ lệ điều trị thành công chỉ đạt 30% nên việc vi khuẩn lao lan rộng tới hơn 123 nước là rất đáng báo động.
Vi khuẩn toàn kháng Klebsiella pneumoniae
Phế trực khuẩn Klebsiella pneumoniae có nhiều trong da, ruột, đất và kéo tới nhiều loại bệnh nhiễm trùng chết người khi hệ miễn dịch suy yếu. Vì chủng vi khuẩn này rất phổ biến ở các bệnh viện nên nó trở thành một trong những mối nguy hại hàng đầu cho sức khỏe cộng đồng.
Năm 2013, có 8.000 trường hợp ở Mỹ được báo cáo là xuất hiện đa kháng liên quan tới Klebsiella pneumoniae, 50% số ca phát triển thành nhiễm trùng máu tử vong. Đến năm 2016, loại vi khuẩn này kháng tất cả 26 loại kháng sinh thông dụng.
Vi khuẩn toàn kháng Pseudomonas aeruginosa
Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa trên kính hiển vi. Ảnh: ABC.
Đặc tính của Pseudomonas aeruginosa tương tự Klebsiella pneumoniae. Hàng năm tại Mỹ có khoảng 51.000 ca nhiễm vi khuẩn này, trong đó 400 ca tử vong.
Pseudomonas aeruginosa là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người mắc xơ nang. Năm 2013, hơn 42% bệnh nhân xơ nang nhiễm Pseudomonas aeruginosa mạn tính được điều trị bằng colistin, "hàng rào phòng thủ" kháng sinh cuối cùng do vi khuẩn này kháng tất cả các thuốc kháng sinh khác hiện có.
Vi khuẩn kháng cực mạnh Neisseria gonorrhoeae
Thế giới có khoảng 78 triệu người mắc bệnh lậu do nhiễm khuẩn Neisseria gonorrhoeae, trong đó khoảng một phần ba kháng ít nhất một loại kháng sinh. Gần đây, y văn còn ghi nhận một chủng khuẩn mới kháng tất cả trừ một loại kháng sinh. Đây là điều rất đáng lo ngại bởi bệnh lậu lây lan nhanh, nhất là ở người có nhiều bạn tình.
Dù không nguy hiểm tới tính mạng, bệnh lậu dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và kéo dài như vô sinh. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh lậu có thể lan vào máu, khiến bệnh nhân sốc nhiễm trùng và tử vong.
Các vi khuẩn có thể tự biến đổi hoặc truyền gen kháng kháng sinh cho lẫn nhau. Vì vậy, theo thời gian, mọi chủng vi khuẩn sẽ kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, con người vẫn có cơ hội giảm khả năng này nếu sử dụng kháng sinh hợp lý, đầu tư nghiên cứu và phát triển các loại kháng sinh, vắcxin cũng như công cụ chẩn đoán mới.
Phúc Lương
Theo Vnexpress
Chà bông gà nghi nhiễm tụ cầu làm 55 người bị ngộ độc Ban An toàn thực phẩm TP HCM ngày 29/10 nhận định trong bánh mì các bệnh nhân ăn có chà bông gà có thể bị nhiễm tụ cầu Staphylococcus. Phó Giáo sư Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM cho biết sáng 29/10, đoàn liên ngành quận phối hợp với Đội Quản lý An toàn thực...