Nhiễm khuẩn, thủng đầu mũi sau nâng mũi 4 năm
Chiều 8/12, Bệnh viện Da liễu TP.HCM thông tin đơn vị này vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp tai biến nhiễm khuẩn thủng đầu mũi sau phẫu thuật nâng mũi cách đây 4 năm.
Bệnh nhân N.T.D.T. (ngụ tại Quận 12) đến Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ – Bệnh viện Da liễu TP.HCM khám trong tình trạng đầu chóp mũi bị sưng đỏ, vật liệu nâng mũi bị lộ ra ngoài ở phần đầu mũi.
Chị T. nhập viện trong tình trạng đầu chóp mũi bị sưng đỏ, vật liệu nâng mũi bị lộ ra ngoài. Ảnh: BVCC
Chị T. cho biết, năm 2018 chị có đến một thẩm mỹ viện để nâng mũi và được tư vấn nâng mũi bằng sụn sinh học với giá khoảng 28.000.000 đồng.
Vào khoảng tháng 5/2021, đầu mũi chị xuất hiện một nốt nhọt với triệu chứng sưng, đỏ… Chị T. nghĩ đây là nhọt da thông thường và do dịch bệnh nên chị ra nhà thuốc mua thuốc kháng sinh về uống nhưng tình trạng không cải thiện.
Trải qua vài tuần nhưng triệu chứng ở mũi chị T. không giảm, da đầu mũi bắt đầu bị thủng, “sụn sillicon” lộ ra bên ngoài.
Video đang HOT
Nhận thấy diễn tiến càng xấu đi, chị có liên hệ lại cơ sở thẩm mỹ nhưng do dịch bệnh, cơ sở chưa mở cửa lại nên giới thiệu qua Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ – Bệnh viện Da liễu TP.HCM.
Các bác sĩ đã lấy sụn mũi sillicone hình chữ “L” của bệnh nhân T. ra ngoài. Ảnh: BVCC
Tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM, các bác sĩ ghi nhận bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn, thủng đầu mũi lộ vật liệu cấy ghép. Đây là một tình trạng cấp cứu thẩm mỹ. Ngay sau đó, bệnh nhân được làm hồ sơ nhập viện.
PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm – Phó Trưởng Khoa Y, Trưởng bộ môn Phẫu thuật tạo hình – thẩm mỹ Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đồng thời là Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ – Bệnh viện Da liễu TP.HCM là người trực tiếp khám và tư vấn cho bệnh nhân N.T.D.T.
Lý giải về việc tại sao lại bị nhiễm khuẩn, thủng đầu mũi lộ vật liệu cấy ghép sau nâng mũi 4 năm, ông Phạm Hiếu Liêm cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Thứ nhất, có thể do vật liệu nâng mũi là sụn nhân tạo không đảm bảo tính “trơ”, gây tình trạng dị ứng, nhiễm khuẩn.
Thứ hai, có thể do vật liệu nâng mũi quá dày và dài hoặc chất liệu cứng, nhất là đối với miếng độn silicone hình chữ “L” với đoạn trụ mũi dài thì nguy cơ tổn thương da và lòi sụn nơi đầu mũi càng cao.
Thứ ba, có thể bệnh nhân có nhiễm khuẩn tiềm ẩn trước đây và nhiễm khuẩn này diễn ra từ từ mà bệnh nhân không để ý nên không biết cho đến khi xuất hiện triệu chứng lạ, cụ thể ở bệnh nhân này là nổi nhọt ở đầu mũi. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như không đảm bảo vô khuẩn khi phẫu thuật, chăm sóc hậu phẫu… cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân T. sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
Ngay sau đó, bệnh nhân N.T.D.T. được chỉ định thực hiện thủ thuật tháo vật liệu cấy ghép. Các bác sĩ đã lấy ra sụn mũi silicone hình chữ “L” ra ngoài. Tiếp đó các bác sĩ đã tiến hành làm sạch khoang, cắt lọc mô hoại tử, chuẩn bị cho việc tạo hình lại mũi.
Theo PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, xử lý biến chứng lộ sóng mũi là một kỹ thuật phức tạp vì đầu mũi là một đơn vị thẩm mỹ tương đối nhỏ. Bệnh nhân khi gặp tình trạng này không những ảnh hưởng nặng nề về mặt hình thể chức năng mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt. Nếu phát hiện, xử lý sớm thì kết quả thường tốt hơn. Biến chứng để lại sẽ là một vết sẹo nhỏ nơi đỉnh mũi. Khoảng 6 tháng sau khi mũi ổn định, vết sẹo lành, bệnh nhân có thể tái tạo – nâng mũi lại.
” Ai cũng mong muốn có chiếc mũi cao, thanh tú, tự nhiên và nâng mũi là một nhu cầu thẩm mỹ chính đáng. Tuy nhiên mọi người cần lưu ý tìm hiểu kỹ nơi thực hiện phẫu thuật nâng mũi. Sau phẫu thuật nâng mũi nếu thấy có các dấu hiệu lạ tại vùng mũi phải đi khám ngay để được phát hiện sớm và xử lý triệt để nếu có biến chứng xảy ra“, PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm khuyến cáo.
Bình Định: Nối thành công vành tai bị đứt gần lìa cho bệnh nhân
Bệnh viện Da liễu Trung ương Quy Hòa (TP.Quy Nhơn, Bình Định) đã phẫu thuật khâu nối lại vành tai bị đứt gần lìa cho một bệnh nhân bị tổn thương khuyết 3/4 trên vành tai.
Sáng 5.11, các bác sĩ khoa Phẫu thuật tạo hình - thẩm mỹ của Bệnh viện Da liễu Trung ương Quy Hòa (TP.Quy Nhơn, Bình Định) đã phẫu thuật tạo hình lại vành tai cho bệnh nhân Trần Quang H. (nam, 24 tuổi) bị tổn thương khuyết 3/4 trên vành tai.
Bệnh nhân này nhập viện lúc 2 giờ ngày 5.11 trong tình trạng vết thương vành tai bị đứt gần lìa, vết thương lún xương sọ... Người nhà cũng đưa mảnh tai bị đứt vào viện cùng với bệnh nhân.
Ngay sau đó, bệnh nhân được ê kíp mổ do bác sĩ Đinh Công Phúc, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình - thẩm mỹ của Bệnh viện Da liễu Trung ương Quy Hòa, cùng các bác sĩ trong khoa thực hiện phẫu thuật khâu nối vành tai.
Đến trưa 5.11, tình trạng bệnh nhân tỉnh, vành tai được nuôi dưỡng máu tốt, hồng hào.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương Quy Hòa, tạo hình vành tai là một phẫu thuật tương đối phức tạp, không chỉ để đảm bảo chức năng nghe bình thường cho tai mà còn tạo hình dáng cho đôi tai thật tự nhiên, kết cấu tai đều và đẹp cả hai bên.
Stress làm bùng phát vảy nến Anh Minh, 42 tuổi, sau một thời gian căng thẳng vì mất việc do ảnh hưởng của đại dịch, da xuất hiện nhiều mảng đỏ, sần sùi trên tay, chân, thân người. Da đầu anh ngứa ngáy, khó chịu, có những lớp vảy trắng, bong tróc. Năm trước, tình trạng này đã xuất hiện nhưng nhẹ, bác sĩ ở bệnh viện gần nhà...