Nhiễm H.pylori Hậu quả nghiêm trọng
Các triệu chứng viêm dạ dày mạn do nhiễm H. pylori thường ít biểu hiện, có thể gặp đau bụng, chán ăn, buồn nôn và nôn. Nặng hơn có thể gặp các triệu chứng do biến chứng của viêm teo niêm mạc dạ dày do nhiễm H. pylori mạn tính như loét và ung thư dạ dày.
Dạ dày khỏe mạnh nhờ đâu?
Dạ dày khỏe mạnh nhờ có 2 yếu tố: Chất nhầy: (dày khoảng 0,2mm) bao phủ niêm mạc dạ dày. Các yếu tố gây hại làm gián đoạn hoặc bào mòn lớp bảo vệ này tạo ra các lỗ hổng để axít dạ dày thấm vào, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây chợt, loét, xuất huyết dạ dày.
Sức đề kháng của niêm mạc: Lưu lượng máu tới niêm mạc, sức tái tạo tế bào biểu mô niêm mạc tổn thương là yếu tố quan trọng để bảo vệ sự toàn vẹn của niêm mạc.
Vi khuẩn H.P (Helicobacter pylori) có trong 92% bệnh nhân loét tá tràng và 65% bệnh nhân loét dạ dày. Chúng ký sinh ở giữa lớp chất nhầy và lớp tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày, tiết các chất gây hại các tế bào biểu mô niêm mạc và giảm độ quánh của lớp chất nhầy.
Video đang HOT
Nguy cơ do viêm teo niêm mạc dạ dày
Viêm teo niêm mạc dạ dày là một thuật ngữ mô học với đặc trưng viêm mạn tính, tế bào tuyến của niêm mạc dạ dày mất đi hoặc bị thay thế bằng các tế bào biểu mô dạng niêm mạc ruột, các tuyến môn vị và mô xơ. Đây là biểu hiện giai đoạn cuối của các bệnh lý như viêm dạ dày mạn tính do nhiễm vi khuẩn H. pylori, các yếu tố ngoại sinh khác và bệnh lý tự miễn dịch chống lại các tế bào tuyến của dạ dày, đặc biệt là tế bào thành và yếu tố nội. Viêm teo niêm mạc dạ dày do vi khuẩn H. pylori thường không có triệu chứng nhưng nguy cơ diễn tiến tới ung thư dạ dày rất cao.
Biểu hiện của viêm teo niêm mạc dạ dày do tự miễn thường là các triệu chứng của thiếu hụt chất cobalamin (vitamin B12) mà nguyên nhân là do thiếu hụt yếu tố nội, chất có tác dụng giúp hấp thu vitamin B12. Bệnh có khởi đầu âm thầm và tiến triển chậm chạp. Thiếu hụt cobalamin tác động chủ yếu đến hệ huyết học, tiêu hóa và thần kinh. Gây ra thiếu máu hồng cầu khổng lồ, xuất huyết giảm tiểu cầu… Triệu chứng có thể gặp là: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, hồi hộp, đau ngực… thậm chí là các biểu hiện của suy tim sung huyết. Biểu hiện trên hệ tiêu hóa như: viêm lưỡi miệng, chán ăn, tiêu chảy dẫn tới sụt cân. Biểu hiện trên hệ thần kinh là hậu quả do mất myelin ở cả thần kinh ngoại vi lẫn trung ương: rối loạn cảm giác, yếu cơ, mất điều hòa dễ cáu kỉnh, giảm trí nhớ, loạn thần…
Cố gắng điều trị đảo ngược quá trình viêm teo
Khi chẩn đoán viêm teo niêm mạc dạ dày được xác định, cần tiến hành điều trị theo 3 mục tiêu: loại trừ tác nhân gây bệnh, đặc biệt là trong trường hợp viêm teo do nhiễm vi khuẩn H. pylori điều trị các triệu chứng của viêm teo niêm mạc dạ dày do tự miễn cuối cùng là cố gắng đảo ngược quá trình viêm teo.
Điều trị diệt vi khuẩn H. pylori đòi hỏi sự phối hợp kháng sinh và các tác nhân chống tiết poison như thuốc ức chế bơm proton, ranitidine bismuth citrate (RBC). Việc không tuân thủ điều trị và vi khuẩn kháng kháng sinh là yếu tố quan trọng dẫn tới đáp ứng điều trị kém. Hiện nay, phác đồ diệt H. pylori được khuyến cáo là 3 thuốc cho đợt điều trị đầu tiên, nếu không có hiệu quả sẽ được thay bằng phác đồ 4 thuốc sau đó. Mỗi đợt điều trị từ 10-14 ngày. Viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn tập trung vào điều trị giảm viêm, điều trị triệu chứng, bổ sung vitamin B12, giảm các yếu tố kích ứng quá trình tự miễn: vi khuẩn H. pylori, các gia vị kích ứng dạ dày…
Chú ý theo dõi sau điều trị
Cần xác định vi khuẩn H. pylori đã được điều trị triệt để grain chưa ít nhất là 4 tuần sau kết thúc điều trị, có thể dùng các xét nghiệm không xâm nhập như exam urease qua hơi thở.
Theo SKDS
Thức ăn bổ dưỡng có thật cần cho trẻ?
Đã qua rồi cái thời mà những món ăn được truyền tụng là... "thập toàn đại bổ" chỉ dành để tiến vua hoặc được dùng trong những gia đình quyền quý. Ngày nay, các gia đình chẳng cần phải giàu có cũng có thể mua được các món ăn lừng danh như nhân sâm, yến sào, nhung hươu, mật gấu... để mong cải thiện sức khỏe, giữ gìn tuổi xuân hay thậm chí để... chữa bệnh nan y.
Với người lớn, thôi thì, nếu không đạt hiệu quả về thể chất, ít ra hiệu quả về tinh thần cũng là điều không thể không công nhận. Vấn đề chỉ trở nên đáng chú ý khi ngày càng có rất nhiều trẻ em, thậm chí trẻ mới... bốn tháng tuổi (!) cũng được bố mẹ, ông bà ưu ái cho dùng các món ăn này để bồi bổ. Người lớn vô tình không biết rằng việc "bồi" này chẳng những không "bổ" mà có khi dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng cho con.
Thành phần chủ yếu của các món ăn quý có dược tính như sâm, nhung, yến... là các axít amin, vitamin, chất khoáng và các chất chức năng. Các chất chức năng này giúp gia tăng tốc độ chuyển hóa và sử dụng dưỡng chất của từng tế bào, hiểu nôm na là kích hoạt các tế bào hoạt động "sung" hơn để mang lại cảm giác cơ thể sung mãn. Các chất này có thể cần cho người lớn khi bị suy nhược cơ thể, nhưng khi cho trẻ em dùng thì không tốt.
Trẻ em là cơ thể đang phát triển nên nội tiết tố và hoạt động của tế bào... phải ở mức độ cao mới đáp ứng đủ cho tốc độ phát triển, vì vậy ở trẻ thường có mức chuyển hóa cơ bản cao và các tế bào thường hoạt động mạnh mẽ hơn hẳn so với người lớn. Có thể thấy rõ hiện tượng này ở một số biểu hiện bên ngoài như trẻ thường có khuynh hướng hoạt động suốt ngày, dễ thích nghi với môi trường như chịu nóng, chịu lạnh tốt hơn, nhiệt độ ở da thường cao hơn... so với người lớn. Bình thường đã hoạt động như thế, giờ lại bắt hoạt động nhiều hơn, nguy cơ đầu tiên là tế bào sẽ bị ứ đọng chất chuyển hóa, trở nên mệt mỏi sớm và tăng nguy cơ sao chép sai, tổng hợp sai các yếu tố di truyền. Hậu quả của quá trình này có thể là tình trạng tế bào bị tổn thương và lão hóa nhanh hơn, rút ngắn giai đoạn trưởng thành sinh lý, đôi khi dẫn đến các bệnh lý liên quan đến cấu trúc tế bào. Với những trẻ suy kiệt, kém dinh dưỡng, sự gia tăng hoạt động chuyển hóa của cơ thể là một yếu tố làm cơ thể trẻ hao hụt dưỡng chất dự trữ trong cơ thể hơn (vì đã yếu còn bắt làm việc nhiều). Với những trẻ thừa cân, béo phì, sự gia tăng hoạt động của các nội tiết tố kết hợp với tăng lượng tế bào mỡ dự trữ có thể làm thúc đẩy dậy thì, một tình trạng đang được báo động của thời đại công nghiệp hóa vì những hậu quả nghiêm trọng về thể chất lẫn tâm lý.
Nhìn chung, không nên cho trẻ dưới độ tuổi trưởng thành dùng các loại thức ăn "bổ", tức là những loại thực phẩm có những chất chức năng làm tăng hoạt động của cơ thể tạo ra cảm giác hưng phấn, khỏe mạnh... như một cách bồi dưỡng cơ thể. Đừng quên, mỗi cơ thể sống của bất kỳ sinh vật nào đều bắt buộc phải trải qua bốn giai đoạn sinh lý: sinh ra, trưởng thành, suy thoái (lão hóa) và tàn lụi. Sự thúc đẩy tăng trưởng quá mức trong giai đoạn trưởng thành sẽ rút ngắn thời gian này lại, giai đoạn suy thoái sẽ đến sớm hơn so với chương trình đã được lập sẵn trong tế bào. Đương nhiên, nếu chỉ là "nếm thử một miếng cho biết" thì chẳng có gì đáng ngại cả!
Theo PNO
Viêm loét dạ dày do nhiễm H.Pylori Tôi năm nay 47 tuổi, đã 2 năm nay tôi thường xuyên bị đau bụng vùng dạ dày và bụng dưới, có lúc trướng bụng ậm ạch, ăn khó tiêu, buồn nôn, sôi bụng, đi đại tiện lỏng hoặc phân nát, có mùi chua, lúc nhầy lúc bọt cùng phân. Ngày đi đại tiện 3 - 4 lần, có khi 5 - 6...