Nhiễm giun móc chó vì đắp bùn làm đẹp
Khi có cơ hôi, âu trùng giun móc chó, mèo ở trong đât có thê xuyên qua da người, di chuyên dưới da, tạo thành những đường đi ngoằn ngoèo có thê nhìn thây được bằng mắt thường.
Ba nữ du khách từ TP.HCM đi nghỉ mát tại một resort ở Bình Thuận và được tư vấn đắp bùn rồi ủ người dưới cát để giải trừ… độc tố trong gan vì trong cát có muối khoáng, có chất nóng nên mới hút được độc. Sau chuyến du lịch trở về, ba nữ du khách bỗng phát ngứa một vài nơi. Đi khám, bác sĩ cho biết cả ba người bị nhiễm ấu trùng giun móc chó, mèo, vốn là bệnh nhiễm chỉ thường gặp ở trẻ 3-8 tuổi vì chúng thường chơi dưới đất, cát!
Chúng có thê di chuyên vài cm môi ngày và gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Tưởng giải độc ai ngờ mang bệnh
Chị NHM kể: “Sau khi du lịch trở về khoảng một tuần, tôi cảm thấy ngứa ở ống quyển chân như bị kiến cắn. Lấy tay gãi chỗ ngứa thì thấy nổi màu hồng hồng rồi có một vệt nhỏ như sợi chỉ di chuyển 1-2 cm/ngày dưới da nên tôi rất sợ. Tôi điện thoại hỏi spa thì họ nói bùn nhập từ Trung Quốc nên tôi càng sợ hơn”.
Điện thoại cho hai người bạn đi cùng chị M. mới biết một người bị đến hai chỗ: Đùi và ống quyển với các triệu chứng y như chị. Chị này đi khám được bác sĩ da liễu cho là bị côn trùng cắn hay giời leo và cho chị 10 ngày thuốc thoa và uống nhưng không khỏi. Người thứ ba cũng bị tương tự nhưng ở ngực.
“Chúng tôi đã đi khám tại BV ĐH Y Dược. Sau khi thăm khám và làm xét nghiệm, bác sĩ bảo chúng tôi bị mắc ấu trùng di chuyển và cho uống thuốc Ivermectin. Sau khi uống ba ngày thì chúng tôi thấy đỡ hẳn” – chị M. nói. Theo lời chị M., bác sĩ da liễu cho biết đây là ca bệnh hiếm gặp, đặc biệt là mắc trên ba người cùng lúc.
Hình ảnh ấu trùng giun móc chó, mèo chui vào di chuyển dưới da người. Ảnh: ML
Sống một thời gian trên người rồi chết
Chúng tôi đã liên hệ với BS Hoàng Văn Minh, Trưởng phòng khám Da liễu BV ĐH Y Dược TP.HCM – người điều trị cho ba nữ bệnh nhân trên, để xin trao đổi về chuyên môn nhằm cung cấp thông tin cho người dân biết khi tắm bùn, ủ cát nhưng BS Minh từ chối.
Video đang HOT
ThS-BS Đinh Nguyễn Huy Mân, phòng khám Ký sinh trùng BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, nhận định: Qua lời kể của bệnh nhân và hình ảnh ghi được cho thấy đây là trường hợp bênh âu trùng di chuyên ngoài da do âu trùng giun móc chó, mèo. Tên khoa học của loài giun này là Anylostoma caninum hay Ancylostoma braziliense. Theo đó, giun trưởng thành ký sinh trong đường tiêu hóa của chó, mèo, đẻ trứng và trứng sẽ theo phân ra ngoài. Trứng nở ra âu trùng. Âu trùng giun móc chó, mèo có thê sông trong môi trường đât âm, quanh nhà hoặc bùn sình. Bình thường âu trùng có thê xuyên qua da chó, mèo đê vào máu, vê tim, vê phôi và cuôi cùng trưởng thành ở ruôt non của chó, mèo đê hoàn tât chu trình phát triên.
Khi có cơ hôi, âu trùng trong đât có thê xuyên qua da người, di chuyên dưới da, tạo thành những đường đi ngoằn ngoèo có thê nhìn thây được bằng mắt thường. Chúng có thê di chuyên vài cm môi ngày và gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Do ấu trùng không thích nghi được trên cơ thê người nên chỉ sông được môt thời gian rôi chêt, hay bị đóng kén, gọi là ngõ cụt ký sinh.
“Bênh thường xảy ra sau khi bênh nhân tiêp xúc với đât cát bằng tay không hoặc chân trân. Thí dụ sau khi bênh nhân dùng tay không đê bón phân hay trông trọt, sau khi đá bóng ngoài sân cỏ hoặc đi chân không những nơi thường có chó, mèo đi phân rôi lân trong đât cát… Cơ chê gây bênh là do âu trùng xuyên qua da, do vây bênh có thê phòng ngừa được bằng cách tránh tiêp xúc với đât cát bằng da trân, như phải mang giày dép, mang bao tay khi có những hoạt đông có tiêp xúc với đât cát âm ướt, đặc biêt những nơi thường có chó, mèo qua lại và phóng uê” – BS Mẫn khuyến cáo.
Cũng theo BS Mẫn, trường hợp sau khi đắp bùn, ủ cát như nói trên mà bị bênh, có khả năng trong bùn, cát có chứa âu trùng giun móc chó, mèo.
Không điều trị vẫn khỏi
Đây là trường hợp nhiễm ấu trùng lạc chỗ, lạc chủ điển hình gây ra, thường gặp ở trẻ em 3-8 tuổi do hay chơi nghịch đất cát có lẫn ấu trùng giun móc chó, mèo. Bệnh không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều, chỉ gây ngứa do các chất tiết của ấu trùng. Nếu được điều trị đặc hiệu, bệnh khỏi nhanh và không để lại vết sẹo. Thuốc đặc trị là albendazole 800 mg/ngày. Không cần thiết phải dùng Ivermectin.
Nếu không điều trị, bệnh có thể tự khỏi sau ba tuần, để lại một vết da sậm màu. Đôi khi do ngứa, bệnh nhân gãi nhiều sẽ bị bội nhiễm, loét…
TS-BS TRẦN PHỦ MẠNH SIÊU, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM
Tại BV Bênh nhiêt đới TP.HCM, trung bình môi tháng có vài ca đên khám với triêu chứng ngoài da điên hình như trên. Thường kết quả xét nghiệm cho thấy tỉ lê bạch câu ái toan trong máu tăng khá cao, trên 20%. Để chẩn đoán đúng bệnh này, cần làm xét nghiêm huyêt thanh miên dịch (tìm kháng thê kháng ancylostoma caninum trong máu). Bênh đáp ứng tôt khi điêu trị bằng ivermectin liêu duy nhât.
Theo DUY TÍNH ( Pháp luật TPHCM)
Nhiễm giun đường ruột ở trẻ em
Nhiễm giun đường ruột là tình trạng khá phổ biến ở các nước đang phát triển trong vùng nhiệt đới, do khí hậu nóng ẩm, tập quán ăn uống, vệ sinh môi trường kém. Hậu quả của nhiễm giun đường ruột làm cho trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng và thiếu máu.
Các loại giun thường gây bệnh ở trẻ em:
Giun đũa: ở nước ta, trẻ em bị nhiễm giun đũa chiếm tới 80-90%. Giun đũa sống ở ruột non của người, giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gây ô nhiễm đất, nước. Qua nước, thức ăn, tay bẩn ấu trùng vào cơ thể và trở thành giun trưởng thành. Giun có thể sinh sản tới hàng trăm con trong ruột gây tắc ruột hoặc di chuyển vào đường gan - mật gây áp-xe gan. Trẻ bị nhiễm giun đũa thường đau bụng vùng quanh rốn, nôn ra giun, đi ngoài ra giun, bụng ỏng, gầy yếu. Nếu trẻ đau bụng dữ dội và kéo dài thường là biến chứng của giun như giun chui đường mật, tắc ruột...
Giun kim: Sống ở ruột già, giun cái đẻ trứng ngay ở hậu môn gây ngứa hậu môn, trẻ gãi giun qua tay lên miệng gây tái nhiễm giun rất nhanh. Khi trẻ bị nhiễm giun kim thường khó ngủ hay quấy khóc do ngứa hậu môn, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, có thể nhìn thấy giun kim ở hậu môn hoặc trong phân.
Giun móc: Trẻ em nhiễm giun móc chiếm khoảng 10%. Giun móc ký sinh ở tá tràng, miệng bám vào niêm mạc ruột để hút máu, trung bình mỗi ngày, một con giun móc có thể hút 0,2ml máu. Ðường lây nhiễm giun móc chủ yếu qua miệng do ăn phải ấu trùng từ rau sống, tay bẩn, đất bụi và qua da. Trẻ nhiễm giun móc thường đau bụng vùng trên rốn, phân đen, thiếu máu từ từ, da xanh niêm mạc nhợt. Trường hợp nhiễm nặng dễ gây thiếu máu nặng, suy tim và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Hình minh họa
Xử trí: Cần tẩy giun cho trẻ nếu xét nghiệm phân có nhiễm trứng giun hoặc khi thấy trẻ nôn ra giun, đi ngoài ra giun, ngứa hậu môn... Và khi có biến chứng giun chui ống mật, nhiễm trùng đường mật, áp-xe gan, tắc ruột do giun.
Tẩy giun bằng các loại thuốc có tác dụng trên nhiều loại giun, ít độc, ít tác dụng phụ, không cần bắt trẻ nhịn ăn, không cần phải dùng thuốc tẩy.
Mebendazol 500mg. Uống 1 lần duy nhất. Liều lượng thuốc không phụ thuộc vào tuổi và cân nặng. Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai.
Albendazol 400mg. Uống 1 lần duy nhất. Nếu nhiễm giun móc nặng có thể dùng 2 ngày liền mỗi ngày 400mg. Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai.
Phòng bệnh giun:
Tăng cường vệ sinh cá nhân
- Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đại tiện.
- Ăn chín, uống nước đã đun sôi, nếu ăn rau sống phải rửa sạch.
- Không đi chân đất, tránh ấu trùng giun móc chui qua da.
Vệ sinh môi trường
- Quản lý phân chặt chẽ, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, chỉ đi đại tiện vào hố xí, trẻ nhỏ ỉa vào bô, không dùng phân tươi để bón.
- Sử dụng nguồn nước sạch.
- Xử lý rác hợp vệ sinh.
Tẩy giun định kỳ
Tẩy giun cho trẻ trên 2 tuổi 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.
Theo SKDS
Bí kíp giúp Eva trị nấm men "tam giác mật" Bất cứ khi nào âm đạo của bạn bị mất cân bằng nấm men và vi khuẩn xảy thì sẽ tạo nên nấm hoặc viêm nhiễm âm đạo. Các triệu chứng của nhiễm nấm men bao gồm ngứa ngáy và nóng ran vùng kín. Mặc dù nhiễm nấm âm đạo ít khi nghiêm trọng, nhưng nếu không điều trị tận gốc, các triệu...