Nhiễm Covid-19 nguy kịch hay chỉ hắt hơi sổ mũi có thể là do gene?
Có những người nhiễm Covid-19 trải qua cảm giác giống như bị cúm nhẹ, có người không bộc lộ triệu chứng, có hàng ngàn người ốm nặng đến mức đe dọa đến tính mạng.
Các nhà khoa học đang rất cố gắng tìm hiểu nguyên nhân thực sự đằng sau vấn đề này.
Theo Bloomberg, tuổi tác và tình trạng sức khỏe, ví dụ như có tiền sử tăng huyết áp, là yếu tố chính quyết định số phận của người nhiễm Covid-19.
Nhưng chỉ như vậy thì chưa thể giải thích được sự đa dạng của các triệu chứng ở người nhiễm Covid-19. Nghiên cứu gene di truyền của virus và cả những người bị ốm nặng khi nhiễm Covid-19 có thể giúp lý giải nguyên nhân, từ đó không chỉ bảo vệ những người có nguy cơ cao, giúp làm tăng tốc độ điều trị mà còn giúp phát triển thuốc đặc trị.
“Điều gì khiến một số người ốm nặng và một số khác gần như không hề hấn gì?” Có hai khả năng chính”, Kári Stefánsson, người đứng đầu công ty công nghệ di truyền deCODE ở Iceland, nói.
Có những dấu hiệu về di truyền ở những người rơi vào tình trạng nguy kịch vì Covid-19.
Lý do thứ nhất là một số biến chủng SARS-CoV-2 khiến người ta ốm nặng hơn và lý do thứ hai là sự khác biệt nằm ở chính kiểu gene độc nhất của những người nhiễm virus.
Có những người có gene khiến họ dễ bị tổn thương vì virus hơn và số khác có gene kháng virus tốt hơn, Stefánsson giải thích một cách đơn giản.
Ví dụ điển hình là sự đột biến của gene CCR5 khiến những người mang gene này kháng lại virus HIV tốt hơn những người khác.
Stefánsson và các nhà khoa học khác nghi ngờ rằng sự đa dạng về kiểu gene của con người đóng vai trò quyết định xem người nào dễ tổn thương vì Covid-19 nhất.
Video đang HOT
Những bí ẩn trên có thể sớm được giải mã khi công ty dược phẩm Amgen đang phát triển các phương pháp sử dụng kháng thể để tấn công SARS-CoV-2.
DeCode sẽ cung cấp các dữ liệu di truyền của những người nhiễm Covid-19 cho Amgen. Công ty xét nghiệm ADN 23andMe Inc cũng tận dụng kho dữ liệu di truyền khổng lồ của mình để tìm hiểu rõ hơn về virus.
Ảnh minh họa chủng virus Corona mới gây dịch Covid-19.
Công ty sẽ khảo sát các khách hàng bị nhiễm Covid-19 và tìm kiếm sư tương đồng giữa những người rơi vào tình trạng nguy kịch.
Ở một số người có hệ miễn dịch cực nhạy, cơ thể thường có xu hướng phản ứng quá mức với virus, gây nên hiệu ứng gọi là “bão cytokine”, tiêu diệt cả các tế bào khỏe mạnh.
“Hiểu rõ vì sao có những người trải qua ‘bão cytokine’ giúp chúng ta chữa trị cho họ tốt hơn”, Akiko Iwasaki, nhà miễn dịch học ở Đại học Yale, nói. “Hiện chưa có phương pháp và thuốc đặc trị Covid-19 nên chúng tôi cho tất cả mọi người dùng chung một loại thuốc, với hi vọng có thể họ sẽ phản ứng tích cực”.
“Chắc chắn là phụ thuộc vào yếu tố di truyền”, Christopher Petrilli, trợ lý giáo sư về y khoa ở Mỹ, nói. “Gene di truyền đóng vai trò quan trọng giúp hình thành sự phát triển của hệ miễn dịch. Kết hợp với các chứng bệnh mà người người bệnh từng nhiễm trong quá khứ, ví dụ như bệnh béo phì”.
Nhìn chung, các yếu tố khiến người bệnh dễ bị tổn thương vì Covid-19 nhất đều có thành phần di truyền. Đó là huyết áp cao, béo phì và tiểu đường.
Bang New York liên tục theo dõi sát các trường hợp tử vong vì Covid-19, phát hiện có 90% trường hợp là từng gặp vấn đề về sức khỏe. Có 56%, tương đương 10.834 ca tử vong tính đến ngày 13.4 là người bị huyết áp cao.
Stefánsson nói việc virus tạo ra nhiều triệu chứng khác ở nhau ở người nhiễm đóng vai trò quan trọng trong quá trình lây nhiễm.
“Đa số mọi người chỉ bị nhiễm virus ở dạng nhẹ, từ đó góp phần lây truyền sang người khác nhanh hơn và có một tỉ lệ nhỏ người dân bị nguy kịch. Đó là lý do SARS-CoV-2 vừa lây lan nhanh lại vừa có tỉ lệ gây chết người cao”, Stefánsson nói.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Đăng Nguyễn
Người nào cần làm xét nghiệm nCoV?
Xét nghiệm là việc quan trọng nhằm phát hiện bệnh đúng và sớm, nhnưg không làm đại trà, chỉ thực hiện đối với các trường hợp chỉ định.
Để tìm nCoV, cần xét nghiệm Realtime RT-PCR. Đây là xét nghiệm giải trình tự gene. Kết quả dương tính có thể khẳng định bệnh nhân nhiễm virus.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Trường, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho biết các trường hợp chỉ định xét nghiệm bao gồm:
Người nghi ngờ theo đúng tiêu chuẩn chẩn đoán của Bộ Y tế. Gồm:
- Các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ và có yếu tố dịch tễ nguy cơ nhiễm bệnh;
- Người viêm phổi nặng mà không lý giải được với các nguyên nhân khác.
Trường hợp xuất hiện chùm ca bệnh trong cộng đồng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM sẽ xác định mức độ cần thiết làm xét nghiệm để thực hiện giám sát sớm.
Gần đây, Covid-19 bắt đầu xuất hiện trong cộng đồng nên có thể xét nghiệm tất cả người tiếp xúc gần với trường hợp nhiễm mà không đợi có xuất hiện triệu chứng.
Covid-19 chưa có phác đồ điều trị đặc hiệu. Thực hiện xét nghiệm đại trà giúp điều trị chưa cần thiết. Mục tiêu chính khi xét nghiệm là phát hiện sớm người bệnh, giám sát chặt chẽ nhằm ngăn chặn bệnh lây lan trong cộng đồng, nhanh chóng dập dịch. Phí thực hiện xét nghiệm Covid-19 theo chỉ định do kinh phí phòng chống dịch chi trả.
Người đang trong thời gian cách ly 14 ngày xuất hiện triệu chứng nghi ngờ sẽ làm xét nghiệm kiểm tra. Kết quả âm tính vẫn thực hiện cách ly hết thời gian quy định.
Hồng Ngân
Loài vật chịu hy sinh để cho hàng triệu người được sống Chuột thường được biết tới là loài vật gây hại, phá hoại mùa màng và gieo rắc mầm bệnh. Tuy nhiên, ít người biết tới vai trò không hề nhỏ của loài động vật nhỏ bé này. Chuột là loài động vật được sử dụng nhiều nhất trong các thí nghiệm (ảnh minh họa) Vai trò quan trọng đầu tiên của loài chuột...