Nhện xâm chiếm Bắc Cực vì lý do bất ngờ
Các nhà khoa học cảnh báo sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu nhanh chóng khiến số lượng nhện con bùng nổ trên khắp mọi nơi, trong có đó cả Bắc Cực.
Khí hậu thay đổi nhanh chóng, hành tinh nóng lên là mối đe dọa đối với nhiều sinh vật sống trên Trái đất và tác động đến thế giới theo nhiều cách hơn bạn mong đợi. Mặc dù phần lớn sự thay đổi khí hậu có trọng tâm xung quanh việc làm tan băng và nhiều sự kiện thời tiết khắc nghiệt, nhưng phải lưu ý rằng nó cũng ảnh hưởng đến vô số loài.
Các nhà khoa học mới đây đã tìm thấy một trong những tác động đến môi trường sinh thái đáng lo ngại với sự bùng nổ đáng kinh ngạc về loài nhện.
Thậm chí, có nghiên cứu cho thấy sự nóng lên toàn cầu có thể làm nhện đột biến trở nên to lớn và có tốc độ chạy đáng ngạc nhiên.
Sinh vật với những chiếc chân dài ngoằng khiến nhiều người khiếp sợ
Một nghiên cứu mới, do nhà khoa học Toke Hye từ Trung tâm nghiên cứu Bắc Cực và Khoa sinh học tại Đại học Aarhus, Đan Mạch, phát hiện, những loài như nhện sói đã thích nghi với điều kiện ấm hơn. Điều này dẫn đến kết quả là việc sinh nở diễn ra nhiều hơn, thay vì chỉ đẻ một lứa như thường lệ, nay chúng đã có thể nở hai lứa trong mùa Hè.
Các chuyên gia tại Trạm nghiên cứu Zackenberg ở phía đông bắc Greenland đã thu thập dữ liệu về loài nhện sói từ gần 20 năm trước như một phần trong chương trình giám sát hệ sinh thái Greenland.
Video đang HOT
Họ thiết lập bẫy để bắt nhện ở nhiều kiểu thảm thực vật khác nhau rồi theo dõi bằng cách đếm số lượng trứng trong túi trứng mỗi con nhện và so sánh với thời điểm mà con vật bị bắt.
Dữ liệu cho thấy tuyết càng sớm biến mất khỏi mặt đất, tức là thời tiết càng nóng thì tỷ lệ nhện sinh ra rất nhiều con con càng lớn.
Hiện tượng này đã xảy ra ở các vĩ độ ấm hơn, nhưng đây là lần đầu tiên quan sát phát hiện ở Bắc Cực.
Nhện sói ăn các sinh vật nhỏ trong đất, và nếu sự bùng nổ dẫn đến sự gia tăng số lượng nhện ở Bắc Cực trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn.
Trước đây, trong một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học McMaster, Canada cho thấy loài nhện đang dần trở nên hung dữ hơn vì những thay đổi tiêu cực của khí hậu Trái Đất.
Nếu mối đe dọa sống trên một hành tinh cằn cỗi, thời tiết tiêu cực trong tương lai chưa đủ thuyết phục bạn giảm lượng khí thải carbon, thì có lẽ mối đe dọa bị tràn ngập bởi những sinh vật kinh dị như nhện sẽ khiến bạn suy nghĩ lại.
'Sóng nhiệt kỷ lục ở vùng cực là tiếng khóc cảnh báo'
Các nhà khoa học cảnh báo rằng, các thay đổi ở Bắc Cực có thể gây ra tác động lớn hơn đến hệ thống khí hậu toàn cầu.
Nhiệt độ cao kỷ lục
Tổ chức Khí tượng Thế giới gần đây xác nhận, báo cáo về sức nóng kỷ lục ở Bắc Cực là hơn 38 độ C, được ghi nhận tại thị trấn Verkhoyansk, thuộc khu vực Siberia (Nga) hôm 20/6 . Bên cạnh đó, các chuyên gia tại cơ quan thời tiết toàn cầu đang lo lắng, bởi hình ảnh vệ tinh cho thấy phần lớn Bắc Cực đang nằm trong cảnh báo "màu đỏ".
Sức nóng cực độ thổi bùng lên các vụ cháy rừng trên khắp vùng phía Bắc nước Nga. Những ngọn lửa đốt cháy than bùn ẩm ướt thông thường, có thể giải phóng khí carbon và làm tăng lượng khí thải nhà kính.
Khói bốc lên từ các đám cháy gần sông Berezovka ở Nga trong hình ảnh hồng ngoại màu ngày 23/6 do Maxar Technologies cung cấp. (Ảnh: Reuters)
Thomas Smith, nhà địa lý môi trường tại Trường Kinh tế London cho biết, sóng nhiệt đốt cháy không chỉ là thảm thực vật bị hủy diệt, mà còn cả nguồn đất. Theo các thông tin vệ tinh khu vực bắt đầu ghi nhận từ năm 2003, có sự tăng vọt đáng kể khí thải từ các vụ cháy ở Bắc Cực chỉ trong 2 mùa hè vừa qua.
Lượng khí thải vào tháng 6 năm 2019 và 2020 lớn hơn tất cả các tháng 6 từ năm 2003-2018 cộng lại. Các ghi chép về khí quyển từ hơn một thế kỷ cũng cho thấy, nhiệt độ không khí ở Bắc Cực đạt mức kỷ lục trong những năm gần đây.
"Đó là lý do tại sao chúng ta nên quan tâm. Và tình hình chỉ có thể trở nên tồi tệ hơn" Smith nói.
Nhiệt độ đang ấm lên
Các nhà khoa học cho rằng, biến đổi khí hậu khiến Bắc Cực ấm lên nhanh gấp đôi so với phần còn lại của thế giới. Và sóng nhiệt Siberia, bắt đầu vào tháng 5, là điển hình của xu hướng đó.
Walt Meier, chuyên gia về băng biển, tại Trung tâm dữ liệu băng và tuyết quốc gia (Đại học Colorado, Mỹ), cho biết: "Những gì từng là cực đoan đang trở nên bình thường. Nhiệt độ ấm hơn bây giờ xảy ra thường xuyên".
Đám cháy gần sông Berezovka ở Nga, hôm 23/6 trong hình ảnh thường. (Ảnh: Reuters)
Khi nhiệt độ ấm lên, tuyết và băng cực tan chảy, nhiều vùng Bắc Cực sẽ tối hơn và hấp thụ nhiệt nhanh hơn. Điều này lại góp phần vào sự ấm lên của khu vực này. Băng biển Bắc Cực đã mất 70% khối lượng kể từ những năm 1970, đồng thời diện tích mặt băng cũng bị thu hẹp.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng, các thay đổi ở Bắc Cực có thể gây ra tác động lớn hơn đến hệ thống khí hậu toàn cầu.
"Đó là tiếng khóc cảnh báo, nhưng chưa phải là vấn đề duy nhất xảy ra ở Bắc Cực, liên quan đến biến đổi khí hậu", nhà khoa học Gail Whiteman cho biết.
Các đám cháy đang lột bỏ than bùn và thảm thực vật bảo vệ lớp băng vĩnh cửu. Nếu vậy, hơi nóng từ mùa hè sẽ xâm nhập trực tiếp vào mặt đất và làm ấm lớp băng, và băng sẽ tan. Nhiệt độ ấm cũng khiến mùa cháy rừng ở Bắc Cực kéo dài hơn.
Nơi lạnh nhất thế giới vừa ghi nhận mức nhiệt cao đáng sợ Verkhoyansk, nơi có điều kiện sống khắc nghiệt nhất thế giới vừa khiến giới nghiên cứu khoa học vô cùng lo lắng khi phá vỡ mức kỷ lục mọi thời đại là tháng 5 nóng nhất với mức nhiệt lên đến 38 độ C. Mùa hè ở Siberia. Verkhoyansk là một thị trấn với 1.300 cư dân ở Siberia khu vực Bắc Cực,...