Nhện tí hon tung “chiêu độc” hạ gục kiến khổng lồ
Loài nhện tí hon, thường sống tại sa mạc Negev ở Israel, có thể hạ gục một con kiến có kích cỡ gấp 4 lần chúng.
Loài nhện Zodarian cyrenaicum, dài khoảng 3mm, thường săn và hạ gục những sinh vật lớn hơn chúng nhiều lần, bao gồm những con kiến dài tới 17mm. Điều này cho thấy kích cỡ không phải là vấn đề quan trọng trong thế giới tự nhiên.
Tiến sĩ Stano Pekár và các cộng sự tại trường đại học Masaryk (CH Czech) đã quan sát con mồi tự nhiên và tập tính săn mồi của loài nhện ăn kiến Zodarion cyrenaicum trên sa mạc Negev ở Israel trong điều kiện tự nhiên và phòng thí nghiệm. Loài nhện này chủ yếu ăn loài kiến Messor arenarius.
Nhóm nghiên cứu phát hiện thấy rằng nhện cái trưởng thành thường bắt những con kiến Messor arenarius lớn, trong khi nhện sắp trưởng thành có xu hướng săn những con kiến nhỏ hơn. Nhưng trong tất cả trường hợp, nhện đều nhỏ hơn rất nhiều so với con mồi của chúng.
Chiến thuật của nhện Zodarion cyrenaicum là cắn vào bụng để làm tê liệt con mồi
Loài nhện Zodarian cyrenaicum luôn đi săn một mình và chúng làm tê liệt con mồi bằng một cú cắn duy nhất. Nghiên cứu trước đây của tiến sĩ Pekár cho thấy rằng, chiến thuật săn mồi của nhện cái trưởng thành là tấn công kiến từ phía sau, sau đó nhanh chóng rút lui để tránh bị con mồi phản công.
Trong nghiên cứu hiện tại, tiến sĩ Pekár nhận thấy rằng chiến thuật săn mồi của nhện mới lớn khác với những con cái trưởng thành. Nhờ kích cỡ nhỏ bé, chúng có thể trèo lên lưng của một con kiến và cắn vào bụng con mồi để tránh bị phản đòn.
Nọc độc của nhện ăn kiến trưởng thành lớn hơn 50 lần so với những con nhện mới lớn. Tuy nhiên, chất độc tiết ra của nhện trưởng thành chỉ có hiệu quả gấp 2 lần so với nhện mới lớn. Điều này cho thấy nọc độc của nhện Zodarian cyrenaicum đã có tác dụng từ thời kỳ chưa trưởng thành.
Video đang HOT
Nhện trưởng thành có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn phần lớn là do chúng có thể phóng nhiều chất độc hơn vào cơ thể con mồi.
Theo Khampha
Loài cóc khổng lồ có nọc độc
Cóc mía là một trong những loài cóc khổng lồ đang sinh trưởng và phát triển mạnh trên trái đất ngày nay.
Cóc mía thuộc chi Bufo. Chúng có tên gọi khác là cóc Neotropical khổng lồ hay cóc biển.
Con cái thường có kích thước và trọng lượng lớn hơn con đực. Chúng có trọng lượng khi trưởng thành từ 1,5 kg đến 2 kg, chiều dài từ mõm đến hết hậu môn khoảng 15 - 20 cm. Thậm chí, mẫu nghiên cứu mà các nhà khoa học thu thập được có trọng lượng lên tới 2,65 kg và dài 38 cm (tính từ mõm đến hậu môn).
Tuổi thọ của loài này đạt từ 10 đến 15 năm trong môi trường tự nhiên. Trong môi trường bán tự nhiên chúng có thể sống trên 35 năm.
Ngày nay chúng được gọi phổ biến bằng tên "cóc mía" vì một câu chuyện có liên quan đến chúng. Cóc mía có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Chúng được đưa vào châu Úc từ năm 1920 với mục đích ban đầu giúp người nông dân trồng mía trên vùng đất này tiêu diệt bọ cánh cứng. Tuy nhiên, kế hoạch đó đã bị phá sản bởi một lẽ bọ cánh cứng thường sống trên đỉnh ngọn mía.
Da của chúng sần sùi và có chứa nhiều độc tố. Từ khi xuất hiện loài này, những con vật bản địa như chó, mèo, gà, rắn, thằn lằn thậm chí cả một số loài ếch khác đã giảm số lượng đáng kể.
Kể từ khi còn là nòng nọc, loài cóc mía đã là mối đe dọa cho nhiều loài khác nếu vô tình ăn vì lượng độc tố mạnh của loài này. Nòng nọc cóc mía thường sống thành từng đàn, dưới nước và có chiều dài khoảng 25 mm.
Cóc mía cái là những bà mẹ mắn đẻ. Mỗi lứa chúng cho ra đời từ 8.000 - 25.000 ngàn trứng. Với nọc độc sẵn có cùng sự phàm ăn của loài này, chúng phát triển theo cấp số nhân. Số lượng cóc mía ngày càng gia tăng và trở thành mối đe dọa cho hệ sinh thái tại Australia.
Cóc mía có thể sống ở môi trường từ 10 độ C - 59 độ C. Sự phát triển của chúng gần như không gặp phải sự cản trở nào. Vì vậy cóc mía đã gần như trở thành loài thống trị và đang hoành hành trên nhiều vùng đất Australia.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho thử nghiệm một lượng độc tố nhỏ trên cơ thể người cho thấy chúng có tác dụng tương đương heroin. Ngoài ra, chúng còn được chế biến thành chất có tính năng như thuốc kích dục.
Người ta đã lột da và dùng thịt của chúng làm thức ăn. Tuy nhiên, do không cẩn trọng trong khi chế biến, nhiều vụ ngộ độc cóc mía xảy ra trên đất nước Australia.
Hiện chính phủ Australia đau đầu trong việc kìm hãm sự phát triển của cóc mía, và bảo vệ vật nuôi trong vùng đất này.
Theo Zing
Phát hiện loài giáp xác cực độc đầu tiên Các nhà khoa học đã phát hiện loài giáp xác đầu tiên trên thế giới có nọc độc như rắn và nhện độc. Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế vừa phát hiện những bằng chứng khẳng định loài động vật có hình dạng giống con rết mang tên Speleonectes tanumekes là loài giáp xác có độc đầu tiên trên thế giới...