Nhện, thiêu thân, thiên thần đủ cả: Tùng Dương có ‘vẽ’ được đất trời?
Với tên gọi “Trời và Đất”, Tùng Dương tự đặt mình vào thế khó của triết lý vũ trụ. Trong đêm diễn 23/9, anh đã giải được bài toán của mình dù chưa chắc bằng cách hay nhất.
Tùng Dương thể hiện ‘Mắt đêm’ trong live show ‘Trời và Đất’ Live show Trời và Đất của Tùng Dương diễn ra vào tối 23/9 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Đêm nhạc là câu chuyện về vũ trụ, âm dương, ngũ hành, thiên nhiên, cây cỏ.
Một trong những ca khúc cuối cùng được Tùng Dương lựa chọn để thể hiện trong live show Trời và Đất là Mắt đêm – một bài hát của Sa Huỳnh. Khán phòng Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô Hà Nội như bùng nổ, người hâm mộ vỗ tay không ngớt, còn divo nhạc Việt nghẹn ngào “Đây mới là Tùng Dương của quý vị”.
Ngay sau Mắt đêm là Trời và đất, được nhạc sĩ Lưu Hà An sáng tác dành riêng cho đêm nhạc của Tùng Dương. Mọi sự độc dị, quái lạ như được dồn nén vào huyết quản của ca sĩ chỉ trực chờ bùng nổ và thăng hoa cùng ban nhạc. Kết thúc bài hát, Tùng Dương gục người trên sân khấu, lấy tay lau nước mắt.
Đó là khoảnh khắc “ngàn vàng” và “Tùng Dương” nhất của đêm nhạc. Không phải Tùng Dương hát tình ca hay người đàn ông lạ lẫm trong bộ vest lịch lãm. Dương mặc chiếc áo của mình, điên nhưng vừa vặn, và tất nhiên, chẳng giống ai cả.
Chỉ khi đó, khán giả mới cảm nhận được live concert Trời và Đất là câu chuyện của vũ trụ, được hát, kể, “vẽ” và giải mã theo cách của Tùng Dương.
Khoảnh khắc Tùng Dương hát Trời và Đất đối đầu với tạo hình của một diễn viên múa. Ảnh: Hòa Nguyễn.
Nhưng 2 tiếng trước, khi tấm màn nhung được kéo lên, trong ca khúc mở đầu với tựa đề Mang thai, Tùng Dương đã không thăng hoa được như vậy. Cảm như nam ca sĩ đang dè chừng, ít dụng công với một giọng hát không thật. So với những lần thể hiện sáng tác này trước đó, giọng ca sinh năm 1983 tỏ ra nhạt nhòa, thiếu ấn tượng.
Và Mang thai – bài hát tủ thời gian gần đây của Tùng Dương – đã không thể là phát đại bác cho Trời và Đất. Đến Mưa bay tháp cổ, người từng nghe những đêm nhạc trước của giọng ca Hà Nội có chút sốt ruột. Cảm nhận này chỉ thay đổi khi Tùng Dương trở lại với Giăng tơ và Thiêu thân sau tiết mục solo của khách mời Mỹ Linh.
Trong trang phục tựa như một con nhện, Tùng Dương bắt đầu lên đồng, còn khán giả bật cười sung sướng. Giăng tơ là một ca khúc ít được nam ca sĩ biểu diễn vì ca từ và âm nhạc kén chọn người nghe. Trong khi đó, Thiêu thân là sáng mới của một tác giả trẻ người Việt đang học nhạc ở Australia.
Hình hài của Trời và Đất bắt đầu phát lộ. Người nghe bắt đầu cảm nhận được câu chuyện của vũ trụ qua giọng hát đầy nội lực của Tùng Dương. Không chiều chuộng tai nghe của công chúng bằng những ca khúc dễ cảm và lại tiếp tục là một Tùng Dương cực đoan, sáng tạo, hay đúng như nhận định của một bài báo “Tùng Dương là một thể đơn bào”.
Trong buổi họp báo giới thiệu live show, Tùng Dương cho biết chương trình của anh là câu chuyện âm nhạc về vũ trụ, có âm có dương, có nóng có lạnh, có ngọt có đắng.
Trong không gian ấy, bốn vị khách mời – “bộ tứ diva Việt” đảm nhận những vị trí khác nhau, như những chòm sao. Tùng Dương là sao Thổ, Mỹ Linh là sao Thủy, Thanh Lam là sao Hỏa, Hồng Nhung là sao Mộc, còn Hà Trần là sao Kim.
Video đang HOT
Tùng Dương và Hà Trần có màn kết hợp ăn ý trong Đêm.
Trong đêm diễn 23/9, bốn khách mời đều thể hiện tròn vai, vừa góp phần vào việc giải mã câu chuyện về vũ trụ, đất trời của Tùng Dương vừa khẳng định được cốt cách diva trên sân khấu. Mỹ Linh là khách mời đầu tiên, không để lại dấu ấn đặc sắc nhưng đã mang đến chất nhạc nhẹ nhàng như nước.
Hồng Nhung khiến nhiều người bất ngờ khi “quần quại”, “lăn bò” với những động tác múa đương đại khi kết hợp với chủ nhân đêm nhạc trong ca khúc Hòn đá trong vườn với nội dung khá hợp chủ đề Trời và Đất.
Và cũng như bao lần xuất hiện khác, diva Hà thành bao giờ cũng tặng kèm khán giả những trận cười sảng khoái qua những câu bông đùa.
Mỹ Linh, Hồng Nhung như quãng nghỉ ngọt ngào, trong trẻo và khiến đêm nhạc bớt nặng nề. Đến khi Thanh Lam và Hà Trần xuất hiện, như nham thạch của núi lửa, ban nhạc bắt đầu “điên loạn”, cảm giác nóng rực, sung mãn tràn ngập căn phòng.
Tùng Dương và Hà Trần nhận những tràng pháo tay như pháo khi hòa giọng trong ca khúc Đêm – một sáng tác trong album Bản Nguyên. Sân khấu được dâng cao, hai nghệ sĩ như đứng trên một thảm bay hình tròn, ở vào không gian giao thoa giữa trời và đất, giữa âm và dương, giữa hiện thực và ảo ảnh, giữa người trần mắt thịt và cõi thiên thần.
Như lẽ tự nhiên, ngay sau đó, Hà Trần hát Rũ cánh – ca khúc kể về câu chuyện của một thiên thần nơi cõi tiên nhưng lại muốn xuống hạ giới để mộng mơ, yêu đương và chẳng muốn về trời.
Sau câu hát cuối cùng, Hà Trần hỏi khán giả “Mọi người muốn Hà xuống mặt đất hay ở trên trời”. Khán phòng mỗi người một ý, diva nhanh nhảu đáp: “Tôi sẽ mãi mãi ở lại mặt đất và chỉ về trời khi thăng hoa trong âm nhạc”.
Là nam ca sĩ đầu tiên có khách mời là bốn diva Việt, Tùng Dương không chỉ chứng tỏ mình có thể hòa hợp với đàn chị mà còn biết đặt để họ vào vị trí hợp lý. Mỗi diva mang đến một màu sắc riêng.
Quan trọng, những ca khúc mà các nữ ca sĩ thể hiện cũng được chọn lọc kỹ càng, đậm chất thiên nhiên, cây cỏ, đất trời để phục vụ cho một concept âm nhạc về vũ trụ.
Sân khấu của Tùng Dương được thiết kế như một quả trứng, nguyên vẹn ở phần đầu chương trình và bung nở ở phần sau. Ảnh: Hòa Nguyễn.
Tất nhiên, vũ trụ là một câu chuyện không đơn giản, và tất cả sự đặt để, sắp xếp cũng chỉ mang tính chất tương đối. Những ca khúc có đất trời, cây cỏ và cả côn trùng cùng những trang phục trắng – đen, đen – đỏ vẫn chỉ có thể phác họa và giải mã một phần thông điệp mà đêm nhạc muốn hướng đến.
Ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, rõ ràng, chưa được thể hiện rõ trong live show của Tùng Dương. Quy luật tương sinh, tương khắc, người nghe cũng rất khó có thể cảm nhận được. Tùng Dương đã đặt mình vào một thế khó để sáng tạo.
Một phần nào đó, nam ca sĩ đã giải mã thành công theo cách của mình. Nhưng vũ trụ luôn có nhiều cách giải, cách của Tùng Dương là của riêng anh nhưng chưa chắc đã là hay nhất?
Theo Zing
Mr. Đàm: 'Tùng Dương tuổi gì mà phán xét nhạc Bolero, đừng ảo tưởng'
Chia sẻ với Zing.vn, nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bức xúc vì những phát ngôn dành cho nhạc Bolero của ca sĩ đàn em.
Trong chia sẻ mới nhất khi nói về phong cách khác biệt của Tùng Dương giữa trào lưu Bolero, nam ca sĩ thừa nhận "không cân sức trước cơn bão dòng nhạc xưa". Anh cho rằng "Bolero dễ được đón nhận vì du dương, dễ vào tai, còn những sản phẩm âm nhạc kích thích trí tưởng tượng sẽ khó được đón nhận hơn".
Cùng quan điểm với nhạc sĩ Lê Minh Sơn, Tùng Dương nhận định Bolero chỉ mang tính hoài niệm và "già trẻ, lớn bé đắm đuối Bolero đúng là sự thụt lùi".
'Chỉ anh hùng rơm mới thích phán xét'
Trả lời Zing.vn, nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng - người đang tất bật chuẩn bị cho show diễn về dòng nhạc Bolero tại Hà Nội - không giấu sự bức xúc. Anh cho rằng "Tùng Dương đang tự ảo tưởng cho mình là ai đó ghê gớm lắm".
Đàm Vĩnh Hưng: "Đủ giỏi, đủ tài, đủ thuyết phục sao không làm khán giả già trẻ mê mệt?".
Mr. Đàm nhấn mạnh: "Đừng cho phép mình cái quyền phán xét âm nhạc, vì Tùng Dương không đủ tuổi. Những người chuyên môn giỏi hơn gấp bội còn chưa huênh hoang. Như trong giang hồ, đại ca thứ thiệt thường ít lộ diện và nói về bản thân. Võ công càng cao càng biết giấu, chỉ anh hùng rơm mới thích phán xét".
Với Đàm Vĩnh Hưng, nghệ sĩ nên chuyên tâm cống hiến với những sản phẩm mới. "Xét tới xét lui, cuối cùng nghệ sĩ chỉ là người truyền cảm xúc và truyền lửa âm nhạc cho khán giả mà thôi", ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nói.
Nam ca sĩ hài hước nói thêm: "Nếu mình đủ tài, đủ giỏi, đủ hay và đủ thuyết phục thì tại sao không làm cho già trẻ lớn bé đều phải mê mệt cái thụt 'tới' của mình đi".
Với bản thân Đàm Vĩnh Hưng, anh suy nghĩ đơn giản "hát để khán giả thích vì khán giả trả lương cho tôi".
Tùng Dương đánh giá Bolero chỉ là hoài niệm và anh tôn trọng sự tìm kiếm cái mới trong âm nhạc. Đối đáp khi bị cho đang chạy theo cái cũ, Đàm Vĩnh Hưng bình thản: "Tôi mừng khi các bạn tìm đến cái mới trong âm nhạc nhưng bạn không có quyền chọc vào tổ kiến cũ. Tổ kiến đó có bao giờ chỉ trích việc sáng tạo làm mới của các bạn".
Đàm Vĩnh Hưng nhắn nhủ "đang chờ đợi cái mới mẻ, đủ sức hấp dẫn khán giả trong âm nhạc".
"Tôi chỉ thấy rằng trong khi chờ đợi một cái mới mẻ, đủ sức hấp dẫn tôi và nhiều thế hệ khác chạy theo, chúng tôi đã tự cứu mình. Chúng tôi tự cứu bằng những gì tuyệt vời nhất mà người xưa để lại. Tôi làm được thì các bạn nên hỏi tại sao?", ca sĩ Say tình đáp lời.
'Hát và nghe nhạc Bolero là văn minh"
Nhận xét của Tùng Dương không chỉ bị Đàm Vĩnh Hưng phản bác mà còn vấp sự phê bình từ không ít nghệ sĩ gắn bó và yêu quý dòng nhạc Bolero.
Nữ ca sĩ Lệ Quyên bình luận: "Hát thử một bài Bolero đàng hoàng xem, nhiều ai đó sẽ cúi rập đầu bái phục, có điều làm không nổi, cho nên cái cơ hội rập đầu đó coi bộ phải để kiếp sau. Khổ thật, cứ vậy hoài, không sợ mọi người nói ganh tỵ?".
Nghệ sĩ hài Vượng "râu" cho rằng chỉ những nhạc sĩ bất tài hay ca sĩ bất tài thì chê nhạc Vàng. Theo anh, để viết được một bài nhạc Bolero sống nhiều chục năm từ đời này sang đời khác chỉ có văn minh mới làm được.
Lệ Quyên thách đố người chê nhạc Bolero hát được một bài Bolero đàng hoàng.
"Để hát được nhạc vàng lại càng văn minh hơn khi cả đời họ gần như chỉ mặc áo dài và vest nam nhưng mấy chục năm khán giả vẫn mê bởi họ đang kể chuyện cho nhạc sĩ. Sự thong thả khoan thai chỉ người văn minh mới có. Còn những người không làm được thường hay nói là bình dân, nhạc sến, nhạc thấp", danh hài đất Bắc viết.
Đối với khán giả, rất nhiều người cho rằng quan điểm của Tùng Dương là "không sai, đáng phải suy ngẫm".
"Mỗi người tự tìm đến dòng nhạc mà mình thích. Tuy Dương nói đúng nhưng khá động chạm đến người khác", cư dân mạng tên Trần Tuấn bình luận.
Bên cạnh đó, phần đông ý kiến khác đánh giá "những gì đã tồn tại trong lòng số đông cả trăm năm qua thì chắc chắn giá trị của thứ đó nó vượt xa mấy cái thứ bác học hay sáng tạo của nhà các anh mà chúng tôi chỉ mở để dọa ma con trẻ khi nó lười ăn".
"Người văn minh mới viết được nhạc Bolero đi cùng năm tháng. Nghệ sĩ hát Bolero cũng văn minh mỗi khi xuất hiện, từ trang phục đến xử lý câu chữ".
"Adele, Bruno Mars, Adam Levine đâu phải hát nhạc hàn lâm, đâu cần phải trí thức nhưng hàng tỷ người trên thế giới vẫn nghe, đơn giản là họ chọn được đúng thị hiếu số đông, bởi thế nên họ được vinh danh và sự hâm mộ. Mỗi nước có bản sắc riêng nên cách thụ hưởng âm nhạc cũng sẽ riêng, vậy nên Bolero được nhiều người yêu thích bởi nó tìm được đúng nhu cầu của người nghe", độc giả Tony Trần nhận xét.
Theo Zing
Tùng Dương: 'Già trẻ lớn bé đắm đuối nhạc Bolero đúng là sự thụt lùi' Divo nhạc Việt cho rằng Bolero có giá trị về mặt hoài niệm nhưng nếu người già, trẻ, lớn, bé đều đắm đuối với dòng nhạc này thì đó thực sự là sự thụt lùi trong âm nhạc. Năm 2017 đánh dấu sự bùng nổ những đêm nhạc Bolero tại Hà Nội. Từ đầuBoler năm đến nay, liên tiếp các live show nhạc...